Hiện tượng thiên văn đẹp tháng 12?
Trong tháng 12 này có những hiện tượng thiên văn nào đáng chiêm ngưỡng không mọi người nhỉ?
khoa học
Trong tháng 12 này, người yêu thiên văn sẽ được chiêm ngưỡng quan sát đại giao hội giữa 2 hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời là Mộc Tinh và Thổ Tinh vào ngày 21/12. Đây là sự kiện thiên văn hiếm gặp bởi phải 60 năm tiếp theo hai hành tinh này mới giao hội lần nữa vào năm 2080. Thêm vào đó, đây là lần giao hội đầu tiên của Sao Mộc và Sao Thổ kể từ lần giao hội gần nhất năm 1623.
Trận mưa sao băng lớn nhất năm là Geminids - vua của các trận mưa sao băng. Nó được nhiều người coi là mưa sao băng đẹp nhất trên bầu trời, tạo ra tới 120 vệt sao băng nhiều màu sắc mỗi giờ vào lúc cực điểm. Nó được tạo ra từ các mảnh vỡ của một tiểu hành tinh có tên là 3200 Phaethon, phát hiện vào năm 1982. Mưa sao băng này xuất hiện hằng năm từ ngày 7 - 17/12. Trong năm nay, Geminids đạt cực đại vào đêm ngày 13 và sáng ngày 14. Đến buổi sáng ngày 15, Geminids vẫn còn hoạt động mạnh.
Nhật thực toàn phần xảy ra vào ngày 14/12. Nhật thực toàn phần tháng 12 sẽ chỉ thấy được từ vùng phía Nam Chile và miền Nam Argentina. Ngày 21/12, ngày Đông chí năm nay xảy ra lúc 17h02. Cực Nam của Trái Đất sẽ nghiêng về phía Mặt Trời. Lúc này, Mặt Trời sẽ đạt đến vị trí cực Nam của nó trên bầu trời và chiếu sáng thẳng lên vùng chí tuyến Nam, ở vĩ tuyến 23,44 độ vĩ Nam.
Ngày 21, 22/12 sẽ diễn ra mưa sao băng Ursids. Ursids là một trận mưa sao băng cỡ nhỏ, với khoảng 5 - 10 sao băng mỗi giờ. Trận mưa sao băng này được hình thành từ các hạt bụi còn sót lại của sao chổi Tuttle, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1790. Mưa sao băng Ursids thường xuất hiện từ ngày 17 - 25/12 hằng năm. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 21, rạng sáng ngày 22.
Ngày 30/12, Mặt Trăng và Mặt Trời sẽ nằm ở 2 phía đối diện nhau khi nhìn từ Trái Đất và mặt hướng về phía Trái Đất của Mặt Trăng sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Trăng tròn lần này được các bộ lạc người Mỹ bản địa xưa kia gọi là Trăng Lạnh vì đây là thời điểm không khí lạnh mùa đông bao trùm khắp nơi và ban đêm tối tăm kéo dài.
Đặng Lê Anh Khoa
Trong tháng 12 này, người yêu thiên văn sẽ được chiêm ngưỡng quan sát đại giao hội giữa 2 hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời là Mộc Tinh và Thổ Tinh vào ngày 21/12. Đây là sự kiện thiên văn hiếm gặp bởi phải 60 năm tiếp theo hai hành tinh này mới giao hội lần nữa vào năm 2080. Thêm vào đó, đây là lần giao hội đầu tiên của Sao Mộc và Sao Thổ kể từ lần giao hội gần nhất năm 1623.
Trận mưa sao băng lớn nhất năm là Geminids - vua của các trận mưa sao băng. Nó được nhiều người coi là mưa sao băng đẹp nhất trên bầu trời, tạo ra tới 120 vệt sao băng nhiều màu sắc mỗi giờ vào lúc cực điểm. Nó được tạo ra từ các mảnh vỡ của một tiểu hành tinh có tên là 3200 Phaethon, phát hiện vào năm 1982. Mưa sao băng này xuất hiện hằng năm từ ngày 7 - 17/12. Trong năm nay, Geminids đạt cực đại vào đêm ngày 13 và sáng ngày 14. Đến buổi sáng ngày 15, Geminids vẫn còn hoạt động mạnh.
Nhật thực toàn phần xảy ra vào ngày 14/12. Nhật thực toàn phần tháng 12 sẽ chỉ thấy được từ vùng phía Nam Chile và miền Nam Argentina. Ngày 21/12, ngày Đông chí năm nay xảy ra lúc 17h02. Cực Nam của Trái Đất sẽ nghiêng về phía Mặt Trời. Lúc này, Mặt Trời sẽ đạt đến vị trí cực Nam của nó trên bầu trời và chiếu sáng thẳng lên vùng chí tuyến Nam, ở vĩ tuyến 23,44 độ vĩ Nam.
Ngày 21, 22/12 sẽ diễn ra mưa sao băng Ursids. Ursids là một trận mưa sao băng cỡ nhỏ, với khoảng 5 - 10 sao băng mỗi giờ. Trận mưa sao băng này được hình thành từ các hạt bụi còn sót lại của sao chổi Tuttle, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1790. Mưa sao băng Ursids thường xuất hiện từ ngày 17 - 25/12 hằng năm. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 21, rạng sáng ngày 22.
Ngày 30/12, Mặt Trăng và Mặt Trời sẽ nằm ở 2 phía đối diện nhau khi nhìn từ Trái Đất và mặt hướng về phía Trái Đất của Mặt Trăng sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Trăng tròn lần này được các bộ lạc người Mỹ bản địa xưa kia gọi là Trăng Lạnh vì đây là thời điểm không khí lạnh mùa đông bao trùm khắp nơi và ban đêm tối tăm kéo dài.
Hideki
Đêm nay có mưa sao băng đẹp nhất trong năm nhé.
All you need to know: Geminid meteor shower 2020 | Astronomy Essentials | EarthSky
earthsky.org
Geminid meteor shower 2020: When, where & how to see it | Space-space
www.space.com