Hiện tượng chệch chuẩn trên báo chí Việt Nam hiện nay?
Chệch chuẩn là một sự sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của người cầm bút, tạo nên sự mới mẻ, táo bạo trong cách viết. Tuy nhiên trên báo chí Việt Nam hiện nay, có vẻ như sự chệch chuẩn và dùng từ sai đang có một sự lẫn lộn không nhẹ. Không biết mọi người thấy như thế nào?
văn hóa
Có lẽ trả lời kiểu như mình sẽ có nhiều người khó chịu... Mình gần như không phạm lỗi chính tả, cũng khá khó chịu khi đọc thấy người khác viết sai và lệch chuẩn. Nhưng... mình không nghĩ chúng ta nên tiếp tục "chuẩn hóa" ngôn ngữ. Bản chất ngôn ngữ là cách truyền tải thông tin, tức là một người gửi thông điệp, một người khác nhận thông điệp, chừng nào mà từ ngữ còn mang lại ý nghĩa truyền tải thông điệp, chừng đó nó còn xứng đáng tồn tại. Sẽ có những người nói rằng nó không đúng, và vì thế nó không tiếp cận được nhiều người. Nhưng nghĩ mà xem, liệu cái ngôn ngữ được chuẩn hóa kia có giúp cho mọi người tiếp cận hết không? Hay là người ta cứ phải nói một cách và viết một cách khác? Mình quê ở Phú Yên, nếu ai ở xứ "nẫu" đều biết có cái âm không thể ghi được của từ "trời" của dân ở đấy. Vậy chúng ta có nên nói rằng dân ở đó nói không chuẩn tiếng Việt không? Rằng: "Họ nói không chuẩn tiếng Việt bởi vì từ "trời" phát âm không đúng".
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Kha Nguyen
Khuất Tiến Đạt
Còn tùy từng chuyên mục và loại báo, ví dụ nếu báo An ninh Thủ đô mà viết kiểu nhố nhăng giật tít thì không chấp nhận được thật. Còn mấy báo Giải trí, chuyên mục hài thì có thể châm chước vì mục đích sử dụng từ sai, từ lái là để gây cười, châm biếm.