Hiện nay SV đi làm parttime rất nhiều và áp lực cũng gây ra từ công việc đó. Vậy nếu bạn cũng như vậy, làm thế nào để giảm bớt áp lực cho chính bạn?

  1. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

lamparttime

,

sinhviendilamthem

,

tâm sự cuộc sống

Chào bạn, mình nghĩ cần xem lại nguồn gốc của áp lực đó: vì sao các bạn sinh viên bạn nhắc tới lại đi làm part-time nhiều như vậy? 

Thời sinh viên mình cũng từng đi làm thêm, cũng cảm nhận được niềm vui khi nhận lương và cũng cảm nhận được sự vất vả trên hành trình đến với đồng lương ít ỏi ấy. Nhưng điều quan trọng nhất ở đây là mình đi làm để gia tăng thêm trải nghiệm sống và học hỏi những điều trường lớp chưa đề cập tới. Mục đích đi làm của mình thực chất là để tối ưu hơn nữa việc học.

Nhưng nếu đặt khía cạnh tài chính lên hàng đầu trong lúc còn đi học, so sánh bản thân với người khác, thì cảm giác mệt mỏi, áp lực đương nhiên sẽ rõ rệt hơn. Vì các giá trị bị mâu thuẫn với nhau, thậm chí còn là cảm giác đau khổ khi nhọc nhằn kiếm tiền rồi lại phải dùng chính những đồng tiền ấy để đóng phí học lại, thi lại. 

Nếu muốn giảm bớt áp lực cho bản thân, thì mình nghĩ các bạn sinh viên mà bạn nhắc tới nên rà soát lại hai khía cạnh: quản lý thời gian và quản lý tài chính cá nhân. Đây là hai kỹ năng rất cần thiết khi các bạn sinh viên sống xa gia đình và yếu kém ở hai kỹ năng này có thể dẫn tới tình trạng áp lực như bạn chia sẻ.

Trả lời

Chào bạn, mình nghĩ cần xem lại nguồn gốc của áp lực đó: vì sao các bạn sinh viên bạn nhắc tới lại đi làm part-time nhiều như vậy? 

Thời sinh viên mình cũng từng đi làm thêm, cũng cảm nhận được niềm vui khi nhận lương và cũng cảm nhận được sự vất vả trên hành trình đến với đồng lương ít ỏi ấy. Nhưng điều quan trọng nhất ở đây là mình đi làm để gia tăng thêm trải nghiệm sống và học hỏi những điều trường lớp chưa đề cập tới. Mục đích đi làm của mình thực chất là để tối ưu hơn nữa việc học.

Nhưng nếu đặt khía cạnh tài chính lên hàng đầu trong lúc còn đi học, so sánh bản thân với người khác, thì cảm giác mệt mỏi, áp lực đương nhiên sẽ rõ rệt hơn. Vì các giá trị bị mâu thuẫn với nhau, thậm chí còn là cảm giác đau khổ khi nhọc nhằn kiếm tiền rồi lại phải dùng chính những đồng tiền ấy để đóng phí học lại, thi lại. 

Nếu muốn giảm bớt áp lực cho bản thân, thì mình nghĩ các bạn sinh viên mà bạn nhắc tới nên rà soát lại hai khía cạnh: quản lý thời gian và quản lý tài chính cá nhân. Đây là hai kỹ năng rất cần thiết khi các bạn sinh viên sống xa gia đình và yếu kém ở hai kỹ năng này có thể dẫn tới tình trạng áp lực như bạn chia sẻ.