Hiện đại hóa văn hóa Trung Quốc

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Hiện đại hóa văn hóa Trung Quốc Từ thế kỷ 18 trở về trước, dân tộc Trung Hoa là một trong những người sáng tạo văn hoá nông nghiệp; từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20, dân tộc Trung Hoa là người học tập văn hoá công nghiệp; bước vào thế kỷ 21, dân tộc Trung Hoa không cố thủ văn hoá truyền thống cũng không mù quáng theo đuổi văn hoá ngoại lai mà sẽ trở thành người mở đường cho văn hoá tiên tiến. Thực hiện hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc là đòi hỏi chiến lược của chấn hưng văn hoá và chấn hưng dân tộc Trung Quốc. 1. Sự biến đổi từ văn hóa truyền thống sang văn hóa hiện đại Văn hóa Trung Quốc được cho là đã bắt đầu từ vị vua có tên là Hoàng Đế, cách đây 5.000 năm. Cho đến giữa thế kỷ 19 là thời kỳ phát triển cực thịnh của chủ nghĩa tư bản thế giới. Sự phát triển phồn thịnh này gắn liền với công cuộc bành trướng xâm lược và tước đoạt tàn bạo của các nước phương Tây đối với các nước thuộc địa. Tuy nhiên vào giữa thế kỷ 19, Trung Quốc bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, nền thống trị Mãn Thanh đã tạo ra một xã hội phong kiến lạc hậu, bảo thủ, tha hóa, thấp kém hơn nhiều so với mặt bằng thế giới lúc bấy giờ. Phong trào nông dân nổi dậy liên tục ở khắp nơi. Mặc dù bị thất bại song các các phong trào nổi dậy này đã làm cho chính quyền Mãn Thanh càng trở nên kiệt quệ, lực lượng quân đội đã dần dần tha hoá, không còn đủ sức chiến đấu. Trung Quốc lúc này giống như một bàn tiệc đã dọn sẵn chờ đợi phương Tây đến xâm lược Giai đoạn cận đại hóa văn hóa Trung Quốc bắt đầu từ cuộc chiến tranh thuốc phiện năm 1840 đến phong trào tân văn hóa năm 1919. Đây cũng là giai đoạn diễn rất nhiều cuộc vận động, xuất hiện tầng tầng lớp lớp các nhân vật mang trong mình nhiệt huyết thời đại, lòng yêu nước, ý thức kiếm tìm con đường mới tiến lên phía trước, hội nhập thế giới cho dân tộc Trung Hoa. Đồng thời, những thành quả và bài học kinh nghiệm rút ra từ các phong trào như Dương Vụ, Duy tân Mậu Tuất, cách mạng Tân Hợi và Tân văn hóa khi đó đã đặt nền móng lâu dài cho Trung Quốc mở cửa, hội nhập, cất cánh trong thời nay. Sau chiến tranh Nha Phiến, trong tình thế nghiêm trọng của nguy cơ dân tộc, người Trung Quốc muốn vay mượn, học tập văn hoá phương Tây để đi con đường “tự cường”, từ đó đã bắt đầu một quá trình cận đại hóa văn hoá đặc thù. Từ năm 1912 đến 1949 Nhà nước Trung Hoa Dân Quốc ra đời sau sự sụp đổ của triều Thanh, đây là được coi là giai đoạn nội chiến của Trung Quốc. Vào ngày mùng 1 tháng 10 năm 1949, nhà cách mạng cộng sản Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bắt đầu quá trình hiện đại hóa văn hóa Trung Quốc cho đến nay. Trong hơn một trăm năm qua sự biến thiên văn hoá Trung Quốc chủ yếu là từ văn hoá nông nghiệp chuyển biến sang văn hoá công nghiệp, thuộc phạm trù hiện đại hoá văn hoá lần thứ nhất. Đến cuối thế kỷ 20, Trung Quốc ra sức thúc đẩy thông tin hoá và sinh thái hoá. Hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành hiện đại hoá văn hoá lần thứ nhất, nhưng đã bao gồm nội hàm hiện đại hoá văn hoá lần thứ hai, vào diện tồn tại cả hai lần hiện đại hoá văn hoá. Con đường hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc trong thế kỷ 21 có thể sử dụng bố cục chiến lược “một chủ hai cánh”, tức lấy hiện đại hoá đời sống văn hoá làm chủ thể, lấy hiện đại hoá nội dung văn hoá và nâng cao sức cạnh tranh văn hoá làm hai cánh, trong đó bao gồm nội dung ba mặt: thực thi “chương trình tố chất văn hoá toàn dân”, nâng cao phẩm chất đời sống văn hoá; thực thi “chiến lược chấn hưng văn hóa Trung Quốc”, nâng cao sức cạnh tranh văn hoá; thực thi “công trình tinh tuý văn minh Trung Hoa”, nâng cao sức ảnh hưởng văn hoá. Trình độ hiện đại hoá đời sống văn hoá Trung Quốc cần phải lên hai nấc thang, từ trình độ phát triển nhóm “bước đầu” lên trình độ phát triển loại trung, sau đó lên nấc hàng đầu thế giới. Sức cạnh tranh văn hoá Trung Quốc cũng phải lên hai nấc thang, từ cường quốc loại vừa lên cường quốc thế giới, sau đó lên hàng đầu thế giới. Hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc lấy hiện đại hoá đời sống văn hoá, nội dung văn hoá, chế độ văn hoá và quan niệm văn hoá làm trọng điểm, trong đó hiện đại hoá đời sống văn hoá là then chốt. Đồng thời thúc đẩy hiện đại hoá nội dung văn hoá và nâng cao sức cạnh tranh văn hoá. 2. Chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc không từ bỏ chủ nghĩa Mác nhưng đã phát triển nhiều thuật ngữ và khái niệm của lý thuyết Mác-xít để hàm chứa hệ thống kinh tế mới, lúc này hệ tư tưởng chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi là Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trong tư tưởng của Cộng sản Trung Quốc hiện nay, Trung Quốc đang trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội-một quan điểm giải thích các chính sách kinh tế linh hoạt của chính phủ Trung Quốc để phát triển thành một quốc gia công nghiệp hóa. Bắt đầu từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng thị trường hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Kết quả là nền kinh tế Hoa Lục đã chuyển từ một nền kinh tế mệnh lệnh sang hình thức kinh tế hỗn hợp, dung hòa cả khuynh hướng tư sản lẫn vô sản. Với tinh thần "dùng chủ nghĩa Mác phát triển để chỉ đạo thực tiễn mới", tập thể thế hệ lãnh đạo ở Trung Quốc do Hồ Cẩm Đào là Tổng Bí thư đã tiếp tục bổ sung, nêu lên các quan điểm mới như "lấy con người làm gốc" thay cho "lấy dân làm gốc" trước đây, "phát triển khoa học" thay cho "phát triển là đạo lý chung" trước đây và lý luận về xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, trong báo cáo chính trị đọc tại đại hội XVII ĐCS Trung Quốc (15-10-2007), Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khi phân tích nguyên nhân căn bản của mọi thành tựu và tiến bộ đạt được trong thời kỳ cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã nhấn mạnh, suy cho cùng chính là: "Mở ra con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc, hình thành nên hệ thống lý luận XHCN đặc sắc Trung Quốc". Về con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc, báo cáo chỉ rõ: Con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc, chính là dưới sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc, nắm vững tình hình cơ bản của đất nước, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì nguyên tắc cơ bản, kiên trì cải cách mở cửa, giải phóng và phát triển sức sản xuất, củng cố và hòan thiện chế độ XHCN, xây dựng kinh tế thị trường XHCN, chính trị dân chủ XHCN, văn hóa tiên tiến XHCN, xã hội hài hòa XHCN, xây dựng quốc gia hiện đại hóa XHCN giầu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa. Báo cáo khẳng định: Con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc sở dĩ hoàn toàn đúng đắn, sở dĩ có thể dẫn dắt Trung Quốc phát triển tiến bộ, mấu chốt là ở chỗ vừa phải kiên trì những nguyên tắc cơ bản của CNXH khoa học, lại vừa phải căn cứ vào thực tế đất nước, đặc trưng thời đại và đặc sắc Trung Quốc rõ rệt. Cuối cùng, báo cáo nhấn mạnh: ở Trung Quốc hiện nay, kiên trì con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc, chính là chân chính kiên trì chủ nghĩa xã hội. Về lý luận XHCN đặc sắc Trung Quốc, báo cáo chỉ rõ: Hệ thống lý luận XHCN đặc sắc Trung Quốc bao gồm lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng "ba đại diện" và quan điểm phát triển khoa học. Hệ thống lý luận này, kiên trì và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông..., là thành quả mới nhất của việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác, là tài sản chính trị và tinh thần quý báu nhất của Đảng, là nền tảng tư tưởng chung của nhân dân các dân tộc toàn quốc đoàn kết phấn đấu. Tuy nhiên, báo cáo khẳng định: Hệ thống lý luận XHCN đặc sắc Trung Quốc là hệ thống lý luận mở không ngừng phát triển. Báo cáo đã rút ra nhận xét khái quát cho rằng: Chủ nghĩa Mác chỉ có kết hợp với tình hình đất nước, tiến bộ cùng với sự phát triển của thời đại, cùng chung vận mệnh với quần chúng nhân dân, thì mới có sức sống, sức sáng tạo, sức cảm chiếu to lớn. Cuối cùng báo cáo khẳng định: ở Trung Quốc hiện nay, kiên trì hệ thống lý luận XHCN đặc sắc Trung Quốc, chính là chân chính kiên định chủ nghĩa Mác. Như vậy, đến Đại hội XVII (2007) Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã định hình với "một ngọn cờ" ,"một lý luận" và "một con đường". Đây cũng chính là kết quả của một quá trình 60 năm, trong đó 30 năm tiến hành cải cách mở cửa nhằm tìm tòi giải quyết vấn đề phát triển của Trung Quốc. Điều này một lần nữa được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào trong bài diễn văn Kỷ niệm 60 năm Quốc Khánh Trung Quốc khẳng định: Chỉ có Chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu Trung Quốc, chỉ có cải cách mở cửa mới có thể phát triển Trung Quốc, phát triển CNXH, phát triển chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Trung Quốc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc vào sáng 18/10/2017 tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Trong Báo cáo công tác, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố: Trung Quốc đã bước vào thời đại mới, những lý luận mới được đưa ra trong 5 năm vừa qua chính là "Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới". Trên cơ sở hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện, chia làm 2 giai đoạn từ năm 2020 - 2035 và từ năm 2035 - 2049, đến giữa thế kỷ 21 hoàn thành xây dựng trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hoà, tươi đẹp. Tổng Bí Thư Tập Cận Bình đã đặt ra các mục tiêu cụ thể để xây dựng Xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc bao gồm: Trong giai đoạn đầu từ nay đến năm 2035, hoàn thành xây dựng xã hội khá giả toàn diện, thực hiện cơ bản hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội, đồng thời tới năm 2050, sẽ đưa Trung Quốc trở thành cường quốc chủ nghĩa xã hội hiện đại với tầm ảnh hưởng dẫn đầu thế giới. Xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu của Trung Quốc trong thời đại mới là mâu thuẫn về nhu cầu về cuộc sống tốt hơn ngày càng tăng với phát triển không cân đối, không đầy đủ. Kiên trì tư tưởng phát triển với nhân dân là trung tâm, không ngừng thúc đẩy người dân phát triển toàn diện, toàn thể người dân cùng có cuộc sống sung túc. Ông Tập Cận Bình khẳng định "Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới" là sự kế thừa và phát triển đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng "Ba đại diện" và quan điểm phát triển khoa học, là thành quả mới nhất Trung Quốc hoá chủ nghĩa Mác, là kết tinh kinh nghiệm thực tiễn và trí tuệ tập thể của Đảng và nhân dân Trung Quốc, là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Tung Quốc. 3. Bát sỉ bát vinh Tháng 3 năm 2009, tại buổi họp tổ trong Đại hội toàn quốc Chính Hiệp (Hội nghị chính trị hiệp thương Trung Quốc-tổ chức chính trị xã hội tương đương với Mặt trận Tổ quốc của Việt Nam), Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã đưa ra luận thuyết "Bát vinh, bát sỉ": tám điều lấy làm vinh quang, tám cái xem là sỉ nhục. Luận thuyết xây dựng quan niệm vinh, nhục ngày nay của Hồ Cẩm Đào đang gây tiếng vang trong xã hội Trung Quốc. Thuyết "Bát vinh, bát sỉ" thể hiện sự lo lắng và đối phó của những người lãnh đạo đất nước rộng lớn này đối với tệ suy thoái đạo đức, sự trống rỗng về các quan niệm giá trị hoặc quá thiên lệch về giá trị vị lợi, coi lợi là trên hết của một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Đối tượng mà thuyết này nhằm tới chủ yếu là lực lượng cầm quyền. Vì vậy có thể xem thuyết "Bát vinh, bát sỉ" là những đòi hỏi, hay những chuẩn mực mới về đạo đức người cầm quyền. Nội dung Thuyết "Bát vinh, bát sỉ":  “八荣八耻” BÁT VINH BÁT SỈ (Tám điều vinh, tám điều nhục), cụ thể: *Lấy yêu tổ quốc làm vinh, tổn hại tổ quốc làm nhục *Lấy phục vụ nhân dân làm vinh, xa ròi nhân dân làm nhục *Lấy đề cao khoa học làm vinh, ngu dốt làm nhục *Lấy chuyên cần làm vinh, lười nhác làm nhục *Lấy đoàn kết tương trợ làm vinh, hại người lợi mình làm nhục *Lấy thành thực giữ tín làm vinh, thấy lợi quên nghĩa làm nhục. *Lấy tuân thủ pháp luật kỉ cương làm vinh, phạm pháp làm nhục *Lấy phân đấu gian khổ làm vinh, kiêu sa dâm dật làm nhục. Luận thuyết quan trọng này với tầm khái quát cô đọng, ngụ ý sâu sắc, đặt hướng đi tới cho một nền văn hóa tiên tiến, và những đòi hỏi cơ bản về quy phạm đạo đức XHCN. Nó thể hiện phương hướng, sách lược kết hợp pháp trị với đức trị, là sự kế thừa và phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc về tư tưởng xây dựng đạo đức XHCN, là phương châm chỉ đạo quan trọng, đẩy mạnh một bước việc xây dựng nền văn minh tinh thần và xã hội hài hoà. Quan niệm vinh nhục cũng là nội dung quan trọng của thế giới quan, nhân sinh quan và nấc thang giá trị. Xây dựng một quan niệm vinh nhục đúng đắn là đòi hỏi tất yếu trong xã hội ngày nay. Những biến đổi sâu sắc của xã hội Trung Quốc, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, tác động lẫn nhau của văn hóa đã sản sinh ảnh hưởng nhiều mặt đến quan niệm tư tưởng, lối sống của con người. Yêu tổ quốc, giàu chí tiến thủ, sống khoa học văn minh, đoàn kết yêu thương vẫn là bộ mặt tinh thần chủ yếu của xã hội. Nhưng cũng phải thấy, những hiện tượng bất minh thị phi (không rõ phải trái), bất tri vinh nhục (không biết vinh nhục), bất biện thiện ác (không rõ lành dữ), bất phân tốt xấu vẫn tồn tại rất lớn rất nhiều, không chỉ làm bại hoại phong khí xã hội, mà còn gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế xã hội. Thực tế đã chứng minh, nếu không có một bầu không khí xã hội lành mạnh, không có một chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, thì cho dù kinh tế quốc gia có phát triển đến đâu, thì quốc lực tổng hợp cũng không sao lớn mạnh nổi, càng khó mà vươn tới ngang hàng các dân tộc tiên tiến trên thế giới. Với số dân 1,3 tỷ người, và 56 dân tộc, Trung Quốc là một nước lớn đang phát triển. Việc tiến nhanh tới hiện đại hóa và thực hiện khá giả toàn diện rất cần có một cơ sở tư tưởng chung và một quy phạm đạo đức cộng đồng. Dĩ nhân vi bản là hạt nhân của quan niệm phát triển khoa học, nâng cao tố chất con người là mục tiêu quan trọng của việc xây dựng xã hội giàu có toàn diện. Chỉ có xây dựng nên một quan niệm vinh nhục đúng đắn, mới có thể nâng cao được tố chất con người, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. Một xã hội tinh thần hẫng hụt, tiến thoái vô lối, không gì dựa cậy sẽ không tạo nên sự hài hoà; một xã hội vinh nhục đảo lộn, thị phi lẫn lộn, tốt xấu lệch lạc cũng sẽ không làm nên sự hài hòa. Xây dựng quan niệm vinh nhục Xã hội chủ nghĩa, mới mong hình thành được mắt xích tinh thần và phong cách đạo đức xã hội hôm nay.
Trả lời
1. Hiện đại hóa văn hóa Trung Quốc Từ thế kỷ 18 trở về trước, dân tộc Trung Hoa là một trong những người sáng tạo văn hoá nông nghiệp; từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20, dân tộc Trung Hoa là người học tập văn hoá công nghiệp; bước vào thế kỷ 21, dân tộc Trung Hoa không cố thủ văn hoá truyền thống cũng không mù quáng theo đuổi văn hoá ngoại lai mà sẽ trở thành người mở đường cho văn hoá tiên tiến. Thực hiện hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc là đòi hỏi chiến lược của chấn hưng văn hoá và chấn hưng dân tộc Trung Quốc. 1. Sự biến đổi từ văn hóa truyền thống sang văn hóa hiện đại Văn hóa Trung Quốc được cho là đã bắt đầu từ vị vua có tên là Hoàng Đế, cách đây 5.000 năm. Cho đến giữa thế kỷ 19 là thời kỳ phát triển cực thịnh của chủ nghĩa tư bản thế giới. Sự phát triển phồn thịnh này gắn liền với công cuộc bành trướng xâm lược và tước đoạt tàn bạo của các nước phương Tây đối với các nước thuộc địa. Tuy nhiên vào giữa thế kỷ 19, Trung Quốc bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, nền thống trị Mãn Thanh đã tạo ra một xã hội phong kiến lạc hậu, bảo thủ, tha hóa, thấp kém hơn nhiều so với mặt bằng thế giới lúc bấy giờ. Phong trào nông dân nổi dậy liên tục ở khắp nơi. Mặc dù bị thất bại song các các phong trào nổi dậy này đã làm cho chính quyền Mãn Thanh càng trở nên kiệt quệ, lực lượng quân đội đã dần dần tha hoá, không còn đủ sức chiến đấu. Trung Quốc lúc này giống như một bàn tiệc đã dọn sẵn chờ đợi phương Tây đến xâm lược Giai đoạn cận đại hóa văn hóa Trung Quốc bắt đầu từ cuộc chiến tranh thuốc phiện năm 1840 đến phong trào tân văn hóa năm 1919. Đây cũng là giai đoạn diễn rất nhiều cuộc vận động, xuất hiện tầng tầng lớp lớp các nhân vật mang trong mình nhiệt huyết thời đại, lòng yêu nước, ý thức kiếm tìm con đường mới tiến lên phía trước, hội nhập thế giới cho dân tộc Trung Hoa. Đồng thời, những thành quả và bài học kinh nghiệm rút ra từ các phong trào như Dương Vụ, Duy tân Mậu Tuất, cách mạng Tân Hợi và Tân văn hóa khi đó đã đặt nền móng lâu dài cho Trung Quốc mở cửa, hội nhập, cất cánh trong thời nay. Sau chiến tranh Nha Phiến, trong tình thế nghiêm trọng của nguy cơ dân tộc, người Trung Quốc muốn vay mượn, học tập văn hoá phương Tây để đi con đường “tự cường”, từ đó đã bắt đầu một quá trình cận đại hóa văn hoá đặc thù. Từ năm 1912 đến 1949 Nhà nước Trung Hoa Dân Quốc ra đời sau sự sụp đổ của triều Thanh, đây là được coi là giai đoạn nội chiến của Trung Quốc. Vào ngày mùng 1 tháng 10 năm 1949, nhà cách mạng cộng sản Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bắt đầu quá trình hiện đại hóa văn hóa Trung Quốc cho đến nay. Trong hơn một trăm năm qua sự biến thiên văn hoá Trung Quốc chủ yếu là từ văn hoá nông nghiệp chuyển biến sang văn hoá công nghiệp, thuộc phạm trù hiện đại hoá văn hoá lần thứ nhất. Đến cuối thế kỷ 20, Trung Quốc ra sức thúc đẩy thông tin hoá và sinh thái hoá. Hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành hiện đại hoá văn hoá lần thứ nhất, nhưng đã bao gồm nội hàm hiện đại hoá văn hoá lần thứ hai, vào diện tồn tại cả hai lần hiện đại hoá văn hoá. Con đường hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc trong thế kỷ 21 có thể sử dụng bố cục chiến lược “một chủ hai cánh”, tức lấy hiện đại hoá đời sống văn hoá làm chủ thể, lấy hiện đại hoá nội dung văn hoá và nâng cao sức cạnh tranh văn hoá làm hai cánh, trong đó bao gồm nội dung ba mặt: thực thi “chương trình tố chất văn hoá toàn dân”, nâng cao phẩm chất đời sống văn hoá; thực thi “chiến lược chấn hưng văn hóa Trung Quốc”, nâng cao sức cạnh tranh văn hoá; thực thi “công trình tinh tuý văn minh Trung Hoa”, nâng cao sức ảnh hưởng văn hoá. Trình độ hiện đại hoá đời sống văn hoá Trung Quốc cần phải lên hai nấc thang, từ trình độ phát triển nhóm “bước đầu” lên trình độ phát triển loại trung, sau đó lên nấc hàng đầu thế giới. Sức cạnh tranh văn hoá Trung Quốc cũng phải lên hai nấc thang, từ cường quốc loại vừa lên cường quốc thế giới, sau đó lên hàng đầu thế giới. Hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc lấy hiện đại hoá đời sống văn hoá, nội dung văn hoá, chế độ văn hoá và quan niệm văn hoá làm trọng điểm, trong đó hiện đại hoá đời sống văn hoá là then chốt. Đồng thời thúc đẩy hiện đại hoá nội dung văn hoá và nâng cao sức cạnh tranh văn hoá. 2. Chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc không từ bỏ chủ nghĩa Mác nhưng đã phát triển nhiều thuật ngữ và khái niệm của lý thuyết Mác-xít để hàm chứa hệ thống kinh tế mới, lúc này hệ tư tưởng chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi là Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trong tư tưởng của Cộng sản Trung Quốc hiện nay, Trung Quốc đang trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội-một quan điểm giải thích các chính sách kinh tế linh hoạt của chính phủ Trung Quốc để phát triển thành một quốc gia công nghiệp hóa. Bắt đầu từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng thị trường hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Kết quả là nền kinh tế Hoa Lục đã chuyển từ một nền kinh tế mệnh lệnh sang hình thức kinh tế hỗn hợp, dung hòa cả khuynh hướng tư sản lẫn vô sản. Với tinh thần "dùng chủ nghĩa Mác phát triển để chỉ đạo thực tiễn mới", tập thể thế hệ lãnh đạo ở Trung Quốc do Hồ Cẩm Đào là Tổng Bí thư đã tiếp tục bổ sung, nêu lên các quan điểm mới như "lấy con người làm gốc" thay cho "lấy dân làm gốc" trước đây, "phát triển khoa học" thay cho "phát triển là đạo lý chung" trước đây và lý luận về xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, trong báo cáo chính trị đọc tại đại hội XVII ĐCS Trung Quốc (15-10-2007), Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khi phân tích nguyên nhân căn bản của mọi thành tựu và tiến bộ đạt được trong thời kỳ cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã nhấn mạnh, suy cho cùng chính là: "Mở ra con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc, hình thành nên hệ thống lý luận XHCN đặc sắc Trung Quốc". Về con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc, báo cáo chỉ rõ: Con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc, chính là dưới sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc, nắm vững tình hình cơ bản của đất nước, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì nguyên tắc cơ bản, kiên trì cải cách mở cửa, giải phóng và phát triển sức sản xuất, củng cố và hòan thiện chế độ XHCN, xây dựng kinh tế thị trường XHCN, chính trị dân chủ XHCN, văn hóa tiên tiến XHCN, xã hội hài hòa XHCN, xây dựng quốc gia hiện đại hóa XHCN giầu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa. Báo cáo khẳng định: Con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc sở dĩ hoàn toàn đúng đắn, sở dĩ có thể dẫn dắt Trung Quốc phát triển tiến bộ, mấu chốt là ở chỗ vừa phải kiên trì những nguyên tắc cơ bản của CNXH khoa học, lại vừa phải căn cứ vào thực tế đất nước, đặc trưng thời đại và đặc sắc Trung Quốc rõ rệt. Cuối cùng, báo cáo nhấn mạnh: ở Trung Quốc hiện nay, kiên trì con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc, chính là chân chính kiên trì chủ nghĩa xã hội. Về lý luận XHCN đặc sắc Trung Quốc, báo cáo chỉ rõ: Hệ thống lý luận XHCN đặc sắc Trung Quốc bao gồm lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng "ba đại diện" và quan điểm phát triển khoa học. Hệ thống lý luận này, kiên trì và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông..., là thành quả mới nhất của việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác, là tài sản chính trị và tinh thần quý báu nhất của Đảng, là nền tảng tư tưởng chung của nhân dân các dân tộc toàn quốc đoàn kết phấn đấu. Tuy nhiên, báo cáo khẳng định: Hệ thống lý luận XHCN đặc sắc Trung Quốc là hệ thống lý luận mở không ngừng phát triển. Báo cáo đã rút ra nhận xét khái quát cho rằng: Chủ nghĩa Mác chỉ có kết hợp với tình hình đất nước, tiến bộ cùng với sự phát triển của thời đại, cùng chung vận mệnh với quần chúng nhân dân, thì mới có sức sống, sức sáng tạo, sức cảm chiếu to lớn. Cuối cùng báo cáo khẳng định: ở Trung Quốc hiện nay, kiên trì hệ thống lý luận XHCN đặc sắc Trung Quốc, chính là chân chính kiên định chủ nghĩa Mác. Như vậy, đến Đại hội XVII (2007) Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã định hình với "một ngọn cờ" ,"một lý luận" và "một con đường". Đây cũng chính là kết quả của một quá trình 60 năm, trong đó 30 năm tiến hành cải cách mở cửa nhằm tìm tòi giải quyết vấn đề phát triển của Trung Quốc. Điều này một lần nữa được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào trong bài diễn văn Kỷ niệm 60 năm Quốc Khánh Trung Quốc khẳng định: Chỉ có Chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu Trung Quốc, chỉ có cải cách mở cửa mới có thể phát triển Trung Quốc, phát triển CNXH, phát triển chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Trung Quốc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc vào sáng 18/10/2017 tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Trong Báo cáo công tác, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố: Trung Quốc đã bước vào thời đại mới, những lý luận mới được đưa ra trong 5 năm vừa qua chính là "Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới". Trên cơ sở hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện, chia làm 2 giai đoạn từ năm 2020 - 2035 và từ năm 2035 - 2049, đến giữa thế kỷ 21 hoàn thành xây dựng trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hoà, tươi đẹp. Tổng Bí Thư Tập Cận Bình đã đặt ra các mục tiêu cụ thể để xây dựng Xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc bao gồm: Trong giai đoạn đầu từ nay đến năm 2035, hoàn thành xây dựng xã hội khá giả toàn diện, thực hiện cơ bản hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội, đồng thời tới năm 2050, sẽ đưa Trung Quốc trở thành cường quốc chủ nghĩa xã hội hiện đại với tầm ảnh hưởng dẫn đầu thế giới. Xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu của Trung Quốc trong thời đại mới là mâu thuẫn về nhu cầu về cuộc sống tốt hơn ngày càng tăng với phát triển không cân đối, không đầy đủ. Kiên trì tư tưởng phát triển với nhân dân là trung tâm, không ngừng thúc đẩy người dân phát triển toàn diện, toàn thể người dân cùng có cuộc sống sung túc. Ông Tập Cận Bình khẳng định "Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới" là sự kế thừa và phát triển đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng "Ba đại diện" và quan điểm phát triển khoa học, là thành quả mới nhất Trung Quốc hoá chủ nghĩa Mác, là kết tinh kinh nghiệm thực tiễn và trí tuệ tập thể của Đảng và nhân dân Trung Quốc, là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Tung Quốc. 3. Bát sỉ bát vinh Tháng 3 năm 2009, tại buổi họp tổ trong Đại hội toàn quốc Chính Hiệp (Hội nghị chính trị hiệp thương Trung Quốc-tổ chức chính trị xã hội tương đương với Mặt trận Tổ quốc của Việt Nam), Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã đưa ra luận thuyết "Bát vinh, bát sỉ": tám điều lấy làm vinh quang, tám cái xem là sỉ nhục. Luận thuyết xây dựng quan niệm vinh, nhục ngày nay của Hồ Cẩm Đào đang gây tiếng vang trong xã hội Trung Quốc. Thuyết "Bát vinh, bát sỉ" thể hiện sự lo lắng và đối phó của những người lãnh đạo đất nước rộng lớn này đối với tệ suy thoái đạo đức, sự trống rỗng về các quan niệm giá trị hoặc quá thiên lệch về giá trị vị lợi, coi lợi là trên hết của một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Đối tượng mà thuyết này nhằm tới chủ yếu là lực lượng cầm quyền. Vì vậy có thể xem thuyết "Bát vinh, bát sỉ" là những đòi hỏi, hay những chuẩn mực mới về đạo đức người cầm quyền. Nội dung Thuyết "Bát vinh, bát sỉ":  “八荣八耻” BÁT VINH BÁT SỈ (Tám điều vinh, tám điều nhục), cụ thể: *Lấy yêu tổ quốc làm vinh, tổn hại tổ quốc làm nhục *Lấy phục vụ nhân dân làm vinh, xa ròi nhân dân làm nhục *Lấy đề cao khoa học làm vinh, ngu dốt làm nhục *Lấy chuyên cần làm vinh, lười nhác làm nhục *Lấy đoàn kết tương trợ làm vinh, hại người lợi mình làm nhục *Lấy thành thực giữ tín làm vinh, thấy lợi quên nghĩa làm nhục. *Lấy tuân thủ pháp luật kỉ cương làm vinh, phạm pháp làm nhục *Lấy phân đấu gian khổ làm vinh, kiêu sa dâm dật làm nhục. Luận thuyết quan trọng này với tầm khái quát cô đọng, ngụ ý sâu sắc, đặt hướng đi tới cho một nền văn hóa tiên tiến, và những đòi hỏi cơ bản về quy phạm đạo đức XHCN. Nó thể hiện phương hướng, sách lược kết hợp pháp trị với đức trị, là sự kế thừa và phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc về tư tưởng xây dựng đạo đức XHCN, là phương châm chỉ đạo quan trọng, đẩy mạnh một bước việc xây dựng nền văn minh tinh thần và xã hội hài hoà. Quan niệm vinh nhục cũng là nội dung quan trọng của thế giới quan, nhân sinh quan và nấc thang giá trị. Xây dựng một quan niệm vinh nhục đúng đắn là đòi hỏi tất yếu trong xã hội ngày nay. Những biến đổi sâu sắc của xã hội Trung Quốc, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, tác động lẫn nhau của văn hóa đã sản sinh ảnh hưởng nhiều mặt đến quan niệm tư tưởng, lối sống của con người. Yêu tổ quốc, giàu chí tiến thủ, sống khoa học văn minh, đoàn kết yêu thương vẫn là bộ mặt tinh thần chủ yếu của xã hội. Nhưng cũng phải thấy, những hiện tượng bất minh thị phi (không rõ phải trái), bất tri vinh nhục (không biết vinh nhục), bất biện thiện ác (không rõ lành dữ), bất phân tốt xấu vẫn tồn tại rất lớn rất nhiều, không chỉ làm bại hoại phong khí xã hội, mà còn gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế xã hội. Thực tế đã chứng minh, nếu không có một bầu không khí xã hội lành mạnh, không có một chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, thì cho dù kinh tế quốc gia có phát triển đến đâu, thì quốc lực tổng hợp cũng không sao lớn mạnh nổi, càng khó mà vươn tới ngang hàng các dân tộc tiên tiến trên thế giới. Với số dân 1,3 tỷ người, và 56 dân tộc, Trung Quốc là một nước lớn đang phát triển. Việc tiến nhanh tới hiện đại hóa và thực hiện khá giả toàn diện rất cần có một cơ sở tư tưởng chung và một quy phạm đạo đức cộng đồng. Dĩ nhân vi bản là hạt nhân của quan niệm phát triển khoa học, nâng cao tố chất con người là mục tiêu quan trọng của việc xây dựng xã hội giàu có toàn diện. Chỉ có xây dựng nên một quan niệm vinh nhục đúng đắn, mới có thể nâng cao được tố chất con người, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. Một xã hội tinh thần hẫng hụt, tiến thoái vô lối, không gì dựa cậy sẽ không tạo nên sự hài hoà; một xã hội vinh nhục đảo lộn, thị phi lẫn lộn, tốt xấu lệch lạc cũng sẽ không làm nên sự hài hòa. Xây dựng quan niệm vinh nhục Xã hội chủ nghĩa, mới mong hình thành được mắt xích tinh thần và phong cách đạo đức xã hội hôm nay.