Hệ tư tưởng chính trị là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ý thức hệ chính trị là toàn bộ những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, của một giai cấp về: giành và giữ quyền lực nhà nước; xác định chế độ chính trị; hình thức tổ chức nhà nước; và quan hệ với các giai cấp, tầng lớp khác. Hệ tư tưởng chính trị có vai trò vô cùng quan trọng, thể hiện ở những điểm sauː Đó là kim chỉ nam soi đường cho quá trình đấu tranh của một giai cấp. Chỉ có hệ tư tưởng chính trị mới chứa đựng những mục tiêu và phương pháp để một giai cấp tiến lên giành chính quyền. Hệ tư tưởng chính trị xác định mối quan hệ giữa giai cấp này với giai cấp khác. Hệ tư tưởng chính trị mô tả chế độ chính trị, xác định hình thức và bản chất Nhà nước, các cơ chế phân chia quyền lực chính trị. Hệ tư tưởng chính trị xác định mục tiêu, nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý xã hội. Trong quan hệ với thể chế chính trị, hệ tư tưởng chính trị là mục đích, là nội dung của thể chế đó. Hệ tư tưởng chính trị nào thì xác định thể chế chính trị đó; trong quan hệ với hệ thống chính trị, hệ tư tưởng chính trị là là “hạt nhân tinh thần”, là phần “linh hồn” của hệ thống đó.
Trả lời
Ý thức hệ chính trị là toàn bộ những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, của một giai cấp về: giành và giữ quyền lực nhà nước; xác định chế độ chính trị; hình thức tổ chức nhà nước; và quan hệ với các giai cấp, tầng lớp khác. Hệ tư tưởng chính trị có vai trò vô cùng quan trọng, thể hiện ở những điểm sauː Đó là kim chỉ nam soi đường cho quá trình đấu tranh của một giai cấp. Chỉ có hệ tư tưởng chính trị mới chứa đựng những mục tiêu và phương pháp để một giai cấp tiến lên giành chính quyền. Hệ tư tưởng chính trị xác định mối quan hệ giữa giai cấp này với giai cấp khác. Hệ tư tưởng chính trị mô tả chế độ chính trị, xác định hình thức và bản chất Nhà nước, các cơ chế phân chia quyền lực chính trị. Hệ tư tưởng chính trị xác định mục tiêu, nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý xã hội. Trong quan hệ với thể chế chính trị, hệ tư tưởng chính trị là mục đích, là nội dung của thể chế đó. Hệ tư tưởng chính trị nào thì xác định thể chế chính trị đó; trong quan hệ với hệ thống chính trị, hệ tư tưởng chính trị là là “hạt nhân tinh thần”, là phần “linh hồn” của hệ thống đó.