Hệ thống Wi-Fi trên không giúp bạn kết nối ở độ cao 10,000 mét
Bắt đầu vào mùa du lịch vào tháng tư mỗi năm, mùa cao điểm (High Season), không ít các bạn trong chúng ta đang nghĩ tới chuyến du lịch xa bằng đường không để thoả mãn tự do, thư giãn nơi vùng đất xa lạ. Bạn có băn khoăn rằng: Liệu máy bay trên tầng bình lưu với độ cao 10 ngàn mét, chúng ta có wi-fi đủ tốt để lướt websites hay không? Có bạn ạ, hiện nay, có hai hệ điều hành cho WiFi trên máy bay: Không-Tiếp-Đất (ATG), và Vệ tinh (Satellite).
Hệ thống Không-tiếp-Đất (Air-to-ground "ATG")
Được phát triển đầu tiên, hoạt động giống như mạng dữ liệu di động trên mặt đất mà bạnđã quen thuộc qua điện thoại di động của mình. Nhưng, ăng-ten được lắp dưới bụng máy bay nhận tín hiệu và gửi chúng đến máy chủ trên máy bay. Máy chủ này có một modem giúp chuyển đổi tín hiệu tần số vô tuyến thành tín hiệu máy tính và ngược lại, cung cấp quyền truy cập cho hành khách thông qua các điểm truy cập Wi-Fi được lắp đặt bên trong máy bay. Thông tin được trao đổi giữa anten máy bay và các tháp dọc theo đường bay.
Hệ thống ATG có hai nhược điểm đáng kể:
Hoạt động ở tần số thấp hơn (800 MHz), trong khi dữ liệu cao nhất trên mỗi chuyến bay được giới hạn ở 10 Mbps. Trong khi, tốc độ internet đường dây cố định trung bình ở Hoa Kỳ là gần 100 Mbps.
Phạm vi bao phủ là không rõ ràng ở những khu vực có ít tháp mạng, những vùng sa mạc rộng lớn và không tồn tại bên trên các vùng nước. Điều này làm cho hệ thống ATG trở thành một lựa chọn không phổ biến cho các chuyến du lịch quốc tế. Và do đó...
...Hệ thống Vệ Tinh (Satellite) thay thế ATG.
Dịch vụ Ku-Band dựa trên vệ tinh, do các nhà cung cấp hàng không như Gogo, Panasonic và Row 44, bao phủ một khu vực rộng lớn hơn nhiều, giúp bạn luôn kết nối ngay cả khi bay ra khỏi phạm vi của các tháp di động trên mặt đất hoặc trên đại dương.
Ăng-ten Ku-Band được đặt trong “chiếc đĩa” hình vòm lớn đặt trên đầu máy bay và tương tự như đĩa TV trên sân thượng trên một ngôi nhà, ăng-ten này hướng về vệ tinh truyền khi máy bay bay.
WiFi vệ tinh sử dụng một mạng lưới các vệ tinh quay quanh để cho phép kết nối. Máy bay sử dụng bất kỳ vệ tinh nào gần nhất khi nó di chuyển. WiFi vệ tinh hoạt động trên hai băng thông khác nhau: Băng thông hẹp và băng thông rộng. Cả hai đều cho phép hành khách truy cập Internet đầy đủ, mặc dù các tùy chọn hẹp hơn ít phù hợp hơn để phát trực tuyến phim, ảnh.
Elizabeth Manneh, nhà văn tự do, chuyên báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh và báo cáo đánh giá. (freelance writer, specializing financial reports, business plans and evaluation reports).
khoa học
,du lịch
Mình đã từng bay và có sử dụng dịch vụ wifi trên máy bay. Nói chung dù còn hạn chế về băng thông, giá đắt (thường chỉ có vé thương gia mới được cung cấp), nhưng dùng ổn. Đủ để làm việc, nhắn tin, check email. Nhưng chỉ dùng chứ không biết nó đang chạy với công nghệ gì.
Hóa ra có cả 2 cách. Chắc kiểu vệ tinh thì phù hợp với các chuyến bay dài, liên lục địa. Con kiểu trạm mặt đất là dành cho các chuyến bay nội địa.
Lê Minh Hưng
Mình đã từng bay và có sử dụng dịch vụ wifi trên máy bay. Nói chung dù còn hạn chế về băng thông, giá đắt (thường chỉ có vé thương gia mới được cung cấp), nhưng dùng ổn. Đủ để làm việc, nhắn tin, check email. Nhưng chỉ dùng chứ không biết nó đang chạy với công nghệ gì.
Hóa ra có cả 2 cách. Chắc kiểu vệ tinh thì phù hợp với các chuyến bay dài, liên lục địa. Con kiểu trạm mặt đất là dành cho các chuyến bay nội địa.
Nguyenphuhoang Nam
Bài viết cung cấp thông tin thú vị quá, giờ mình mới biết là có công nghệ này :))
Lê Long Vũ
Công nghệ cũng phức tạp thật, thế mà mình tưởng cứ đơn giản như cục phát wifi các kiểu thôi
Vânđình
T có xài wifi mb chuyến đi Seoul, t mua 1h hết 275k mà mạng rất yếu, khó lướt. Chắc hùi đó Asiana Airline trang bị ATG yếu hơn pk?