Hệ thống các trường đào tạo và vấn đề càng đặt ra là gì ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Hệ thống các trường sư phạm, cao đẳng đưa Hán Nôm vào chương trình giảng dạy như đã từng thực hiện là hợp lý. Vấn đề ở chỗ lượng kiến thức truyền thụ cho đối tượng là những nhà sư phạm tương lai như thế nào, với thời lượng bao nhiêu là đủ. Lời giải cho câu hỏi đặt ra ở hệ thống các trường Cao đẳng chưa mang tính thống nhất, đồng thuận. Trong thực tế, chương trình đào tạo Hán Nôm ở các trường Cao đẳng những năm gần đây có cải thiện, song vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi cơ bản, nhằm nâng cao trình độ Hán Nôm cho sinh viên Cao đẳng các ngành xã hội và nhân văn. Đào tạo những nhà sư phạm, trước hết phải là khuôn mẫu, mực thước trong việc dùng tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của dân tộc. Khi nói đến tiếng Việt, gắn liền với nó chính là hệ thống từ Hán Việt. Nhìn nhận một cách nghiêm túc, qua khảo sát giáo viên dạy môn xã hội học ở các trường tiểu học, trung học cơ sở địa bàn Hà Nội cho thấy phần đông còn rất hạn chế về kiến thức Hán Nôm. Đặc biệt hiểu từ Hán Việt còn mơ hồ, chung chung. Sở dĩ chưa khắc phục được tình trạng trên, ý kiến chung của họ là thời gian và chương trình học Hán Nôm quá mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đòi hỏi. Vậy vấn đề đặt ra là: Trong quá trình chuẩn hóa giáo viên các cấp ở bậc phổ thông, việc dạy Hán Nôm trong hệ thống các trường Cao đẳng cần có chương trình thống nhất, xuyên suốt, định lượng hợp lý mới có thể khắc phục được tình trạng bất cập hiện nay.
Trả lời
Hệ thống các trường sư phạm, cao đẳng đưa Hán Nôm vào chương trình giảng dạy như đã từng thực hiện là hợp lý. Vấn đề ở chỗ lượng kiến thức truyền thụ cho đối tượng là những nhà sư phạm tương lai như thế nào, với thời lượng bao nhiêu là đủ. Lời giải cho câu hỏi đặt ra ở hệ thống các trường Cao đẳng chưa mang tính thống nhất, đồng thuận. Trong thực tế, chương trình đào tạo Hán Nôm ở các trường Cao đẳng những năm gần đây có cải thiện, song vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi cơ bản, nhằm nâng cao trình độ Hán Nôm cho sinh viên Cao đẳng các ngành xã hội và nhân văn. Đào tạo những nhà sư phạm, trước hết phải là khuôn mẫu, mực thước trong việc dùng tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của dân tộc. Khi nói đến tiếng Việt, gắn liền với nó chính là hệ thống từ Hán Việt. Nhìn nhận một cách nghiêm túc, qua khảo sát giáo viên dạy môn xã hội học ở các trường tiểu học, trung học cơ sở địa bàn Hà Nội cho thấy phần đông còn rất hạn chế về kiến thức Hán Nôm. Đặc biệt hiểu từ Hán Việt còn mơ hồ, chung chung. Sở dĩ chưa khắc phục được tình trạng trên, ý kiến chung của họ là thời gian và chương trình học Hán Nôm quá mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đòi hỏi. Vậy vấn đề đặt ra là: Trong quá trình chuẩn hóa giáo viên các cấp ở bậc phổ thông, việc dạy Hán Nôm trong hệ thống các trường Cao đẳng cần có chương trình thống nhất, xuyên suốt, định lượng hợp lý mới có thể khắc phục được tình trạng bất cập hiện nay.