Hệ thống bầu cử nước ta hoạt động ra sao, khác hệ thống bầu cử các nước (vd: Mỹ, Úc, Âu) ra sao?

  1. Xã hội

  2. Luật pháp

Từ khóa: 

hệ thống bầu cử

,

bầu cử

,

cử tri

,

chính trị

,

xã hội

,

luật pháp

Mình thấy có người mời trả lời khá lâu, nhưng tới nay chưa thấy ai trả lời nên mình xin có đôi dòng thế này.

Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, chúng ta cần xem xét về đặc tính chính trị của nước VN với các nước Mỹ, Úc, châu Âu thế nào.

Rất dễ thấy, những nhà lãnh đạo ở VN là bậc hiền nhân, vừa không đam mê quyền lực, lại chăm lo đời sống của nhân dân, yêu thương nhân dân hết lòng, có tinh thần trung kiên với sự nghiệp của Đảng và cách mạng, hi sinh vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Tuy có vài trường hợp cá biệt là tham nhũng, biến chất, cường quyền, "ăn của dân không chừa thứ gì", nhưng đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh, chứ đại đa số là người tốt, tài đức vẹn toàn.

Giống như Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch nước và cũng là lãnh tụ muôn năm Hồ Chí Minh nói "Đảng ta là đạo đức là văn minh", hay giống như Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa nói trong không khí hân hoan đón chào kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản VN: Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có thể nói rằng: "Đảng ta thật là vĩ đại! Nhân dân ta thật là anh hùng!"

Với một dân tộc hào hùng như thế, và với một Đảng vĩ đại như thế, tôi nghĩ không có con đường nào tốt hơn cho VN bằng con đường tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và vì thế việc bầu cử cũng cần kiện toàn theo hướng này:

1 là Đảng gồm toàn những người ưu tú nhất của đất nước, tìm kiếm và chọn ra những người đủ năng lực và đạo đức làm ứng cử viên.

2 là dựa trên các ứng cử viên đó, nhân dân sẽ chọn ra người tốt hơn để phục vụ định hướng cách mạng của đất nước.

3 là vì những người được bầu là tinh hoa của đất nước, và được toàn dân tin tưởng giao trọng trách nên họ cố gắng hết mình, trên tinh thần tự phê bình, tự kiểm điểm, tự rèn luyện đạo đức lối sống, và luôn đau đáu lo nghĩ cho sự phát triển của đất nước.

----

Giờ mình nói về chính trị phương Tây nói chung, đặc biệt là Mỹ, Úc và châu Âu như bạn đề cập.

Lãnh đạo của các nước này rất đỗi con người và bình dị, cũng như rất thường xuyên phạm lỗi. Bạn có thể thấy thông qua ông Trump mất nết và còn bị người dân chê cười, Hạ viện cố gắng lật đổ và luận tội. Ở Úc thì lão thủ tướng Morrison cũng tào lao, giữa mùa cháy rừng mà lão đi Hawaii du lịch để "tránh nóng", lúc về cũng thiếu cách hành động đôn đốc động viên nhân dân, cũng không có những chỉ đạo sát sao, mà chỉ toàn chửi lộn với quốc hội xem cái lỗi của mình có đáng hay không. Ngay cả quốc hội các nước đó cũng toàn chửi nhau, chia bè kết cánh để xỉ vả, mà không chăm chút cho đường lối phát triển đất nước. Nước Anh thì 2-3 đời thủ tướng gần đây toàn tranh cãi chuyện Brexit, và lo lắng cho sự nghiệp chính trị của họ.

Lãnh đạo mà như thế thì chứng tỏ người dân các nước này lựa chọn rất tồi, và chính vì thế, có thể nói người dân chỉ biết hùa theo đám đông, và cạn nghĩ nên mới chọn người bất tài nhưng chém gió giỏi. Đất nước được tiếng là phát triển, thu nhập được tiếng là cao, mà tư duy thì hạn hữu.

Chính vì như vậy nên việc bầu cử diễn ra như sau:

1 là vì người dân nào cũng có cái ngu cái giỏi, nên tất cả mọi người đều được xem là bình đẳng, mọi phiếu bầu đều ngang nhau nên lãnh đạo phải được lựa chọn theo số phiếu bầu đa số.

2 là vì lãnh đạo cũng có cái ngu cái giỏi, nên họ luôn có lãnh đạo phe đối lập, đa nguyên, đa đảng, để nếu lãnh đạo làm sai là có người dạy nó một bài học ngay.

3 là vì lãnh đạo cũng có những quyết định mang tính cá nhân mà quên lợi ích của đất nước, nên bọn họ sẵn sàng lật đổ lãnh đạo bất cứ lúc nào bằng phiếu bầu, để lãnh đạo sợ mà không dám quên lợi ích chung.

---

Tóm lại, trong một xã hội ưu việt như VN thì mô hình "Đảng cử dân bầu" và "Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" là đúng đắn. Trong khi đó, trong một xã hội mà mọi người đều có thể mắc sai lầm như Mỹ, Úc, châu Âu thì mô hình "đa nguyên đa đảng", "mọi người đều bình đẳng trong bầu cử" thì khá phù hợp.

Tái bút 1: Vì câu hỏi là so sánh giữa VN và các nước Mỹ, Úc, châu Âu nên tôi không luận chuyện khác biệt giữa các nước Mỹ, Úc và châu Âu.

Tái bút 2: Tôi nghĩ câu nói "ăn của dân không chừa thứ gì" mà tôi trích dẫn ở trên là của một đại biểu quốc hội có tiếng ở VN, và tôi nghĩ nó không hẳn chính xác lắm. Chúng ta cần hiểu nó theo hướng tích cực nhất, "không chừa thứ gì" cần được mặc định là loại trừ "cục phân".

Trả lời

Mình thấy có người mời trả lời khá lâu, nhưng tới nay chưa thấy ai trả lời nên mình xin có đôi dòng thế này.

Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, chúng ta cần xem xét về đặc tính chính trị của nước VN với các nước Mỹ, Úc, châu Âu thế nào.

Rất dễ thấy, những nhà lãnh đạo ở VN là bậc hiền nhân, vừa không đam mê quyền lực, lại chăm lo đời sống của nhân dân, yêu thương nhân dân hết lòng, có tinh thần trung kiên với sự nghiệp của Đảng và cách mạng, hi sinh vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Tuy có vài trường hợp cá biệt là tham nhũng, biến chất, cường quyền, "ăn của dân không chừa thứ gì", nhưng đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh, chứ đại đa số là người tốt, tài đức vẹn toàn.

Giống như Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch nước và cũng là lãnh tụ muôn năm Hồ Chí Minh nói "Đảng ta là đạo đức là văn minh", hay giống như Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa nói trong không khí hân hoan đón chào kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản VN: Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có thể nói rằng: "Đảng ta thật là vĩ đại! Nhân dân ta thật là anh hùng!"

Với một dân tộc hào hùng như thế, và với một Đảng vĩ đại như thế, tôi nghĩ không có con đường nào tốt hơn cho VN bằng con đường tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và vì thế việc bầu cử cũng cần kiện toàn theo hướng này:

1 là Đảng gồm toàn những người ưu tú nhất của đất nước, tìm kiếm và chọn ra những người đủ năng lực và đạo đức làm ứng cử viên.

2 là dựa trên các ứng cử viên đó, nhân dân sẽ chọn ra người tốt hơn để phục vụ định hướng cách mạng của đất nước.

3 là vì những người được bầu là tinh hoa của đất nước, và được toàn dân tin tưởng giao trọng trách nên họ cố gắng hết mình, trên tinh thần tự phê bình, tự kiểm điểm, tự rèn luyện đạo đức lối sống, và luôn đau đáu lo nghĩ cho sự phát triển của đất nước.

----

Giờ mình nói về chính trị phương Tây nói chung, đặc biệt là Mỹ, Úc và châu Âu như bạn đề cập.

Lãnh đạo của các nước này rất đỗi con người và bình dị, cũng như rất thường xuyên phạm lỗi. Bạn có thể thấy thông qua ông Trump mất nết và còn bị người dân chê cười, Hạ viện cố gắng lật đổ và luận tội. Ở Úc thì lão thủ tướng Morrison cũng tào lao, giữa mùa cháy rừng mà lão đi Hawaii du lịch để "tránh nóng", lúc về cũng thiếu cách hành động đôn đốc động viên nhân dân, cũng không có những chỉ đạo sát sao, mà chỉ toàn chửi lộn với quốc hội xem cái lỗi của mình có đáng hay không. Ngay cả quốc hội các nước đó cũng toàn chửi nhau, chia bè kết cánh để xỉ vả, mà không chăm chút cho đường lối phát triển đất nước. Nước Anh thì 2-3 đời thủ tướng gần đây toàn tranh cãi chuyện Brexit, và lo lắng cho sự nghiệp chính trị của họ.

Lãnh đạo mà như thế thì chứng tỏ người dân các nước này lựa chọn rất tồi, và chính vì thế, có thể nói người dân chỉ biết hùa theo đám đông, và cạn nghĩ nên mới chọn người bất tài nhưng chém gió giỏi. Đất nước được tiếng là phát triển, thu nhập được tiếng là cao, mà tư duy thì hạn hữu.

Chính vì như vậy nên việc bầu cử diễn ra như sau:

1 là vì người dân nào cũng có cái ngu cái giỏi, nên tất cả mọi người đều được xem là bình đẳng, mọi phiếu bầu đều ngang nhau nên lãnh đạo phải được lựa chọn theo số phiếu bầu đa số.

2 là vì lãnh đạo cũng có cái ngu cái giỏi, nên họ luôn có lãnh đạo phe đối lập, đa nguyên, đa đảng, để nếu lãnh đạo làm sai là có người dạy nó một bài học ngay.

3 là vì lãnh đạo cũng có những quyết định mang tính cá nhân mà quên lợi ích của đất nước, nên bọn họ sẵn sàng lật đổ lãnh đạo bất cứ lúc nào bằng phiếu bầu, để lãnh đạo sợ mà không dám quên lợi ích chung.

---

Tóm lại, trong một xã hội ưu việt như VN thì mô hình "Đảng cử dân bầu" và "Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" là đúng đắn. Trong khi đó, trong một xã hội mà mọi người đều có thể mắc sai lầm như Mỹ, Úc, châu Âu thì mô hình "đa nguyên đa đảng", "mọi người đều bình đẳng trong bầu cử" thì khá phù hợp.

Tái bút 1: Vì câu hỏi là so sánh giữa VN và các nước Mỹ, Úc, châu Âu nên tôi không luận chuyện khác biệt giữa các nước Mỹ, Úc và châu Âu.

Tái bút 2: Tôi nghĩ câu nói "ăn của dân không chừa thứ gì" mà tôi trích dẫn ở trên là của một đại biểu quốc hội có tiếng ở VN, và tôi nghĩ nó không hẳn chính xác lắm. Chúng ta cần hiểu nó theo hướng tích cực nhất, "không chừa thứ gì" cần được mặc định là loại trừ "cục phân".