Hệ phương pháp và cách tiếp cận đặc trưng của TQH trong tương quan so sánh với HH và QH
kiến thức chung
Trung Quốc Học, Hán Học, Quốc Học đều là ngành học thuật truyền thống của Trung Quốc, liên quan đến Trung Quốc, nghiên cứu về TQ. Trong quá trình nghiên cứu đều sử dụng phương pháp liên ngành tức là sử dụng tri thức của nhiều ngành tổng hợp để nghiên cứu về TQ. Trong suốt giai đoạn lịch, HH, TQH, QH đều không ngừng bổ sung thêm các phương pháp nghiên cứu và tiếp cận mới để tự hoàn thiện.
Tuy nhiên giữa TQH,HH và QH có những điểm khác nhau về phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận. Bài viết dưới đây sẽ phân tích điểm khác nhau đó
-Quốc Học là do người Trung Quốc tiến hành nghiên cứu về chính đất nước mình, có lịch sử nghiên cứu từ lâu đời. Quốc học chủ yếu là Ngữ văn học trong đó quan trọng nhất là Nho học. Trong quá trình phát triển Quốc Học gắn với phong trào Tân văn, Tân thư, tiếp thu tư tưởng của Phương Tây. Phương pháp nghiên cứu Quốc Học là biện chứng, tổng hợp mang tính truyền thống khác với phương Tây là khoa học, duy vật duy lý. Cách tiếp cận trong Quốc học là cách tiếp cận từ bên trong, tự bản thân mình nghiên cứu mình do đó mang tính chiêm nghiệm. Hay nói cách khác nghiên cứu QH mang đặc trưng của Đất nước học
-Trung Quốc Học và Hán Học: Vấn đề thế nào là TQH, ranh giới giữa HH và TQH là vấn đề chưa thực sự thống nhất giữa các quốc gia, giữa các nhà nghiên cứu. TQH và HH là 2 ngành học có liên quan mật thiết với nhau về mặt nguồn gốc lịch sử và đối tượng nghiên cứu. Cho đến nay, ranh giới giữa 2 ngành này cũng chưa thật rõ ràng, còn nhiều ý kiến bất đồng trong vấn đề định danh, thậm chí 2 tên gọi này đôi khi còn được dùng để gọi lẫn cho nhau nhất là ở tại TQ. Tuy nhiên chúng ta không nên quá quan tâm về việc định danh giữa hai khái niệm bởi TQH và HH có liên quan mật thiết với nhau. TQH chẳng qua chỉ là bước hiện đại hóa, thoát li truyền thống, bổ sung thêm phương pháp nghiên cứu hiên đại cho HH mà thôi. Vì vậy phần dưới đây sẽ tập trung phân tích phương pháp nghiên cứu trong tương quan giữa TQH và HH, QH.
Sự đối lập về phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại đã tạo nên đặc trưng khu biệt giữa HH và TQH. Trong các giai đoạn lịch sử, HH và TQH không ngừng tự bổ sung cho mình các hệ phương pháp nghiên cứu mới của các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Sựu biến chuyển từ HH truyền thống sang TQH hiện đại là 1 quá trình lịch sử, nó đánh dấu 1 xu hướng nghiên cứu HH vươn mạnh từ hệ phương pháp vi mô sang vĩ mô và tổng hợp, từ chuyên ngành sang liên ngành, đa ngành và ứng dụng. Đây chính là sự khác biệt rõ nét về hệ phương pháp nghiên cứu.
+ HH được phân thành nhiều loại: HH của ngữ văn học chủ yếu bắt tay vào việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn tự tiếng Hán, thông qua việc đọc các sách cổ của TQ để hiểu biết nên văn minh TQ. Cố Viêm Võ chỉ ra rằng:” HH có nhiều cống hiến đối với việc chỉnh lý sách cổ, phân biệt chân ngụy, nhưng cũng hình thành nên phong cách xa rời thực tế, khảo cứ chỉ để mà khảo cứ” có nghĩa là không mang tính ứng dụng. Khi nghiên cứu phải áp dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, vi mô tỉ mỉ, truyền thống của ngữ văn học. Phát triển song song với HH của ngữ văn học là HH cổ điển Phương Đông bắt nguồn từ Sử học và Nho học được xếp bào dòng Đông phương học cổ điển của Phương Đông, thuộc loại khoa học chuyên ngành và đa ngành. Tuy nhiên HH của Phương đông không giành thời gian để nghiên cứu hết những vấn đề liên quan đến Trung Quốc mà chỉ nghiên cứu những vấn đề mang tính tương đồng của các nước thuộc vòng cung văn hóa Hán. Do đó khi nghiên cứu có sử dụng cả phương pháp so sánh và phương pháp liên ngành nhưng phương pháp liên ngành cũng chỉ dừng lại ở sự liên kết của các ngành Ngữ văn học, sử học, nho học mà thôi. Những hệ thống học vấn mà những người bản địa “ phương Đông” nghiên cứu tổng kết được về đất nước, về văn hóa của mình và đất nước láng giềng có thể tạm quy phạm thành bộ môn mà ngày nay ta gọi là “ Đất nước học” và “ Quốc học”. Nghĩa là HH cổ điển của Phương Đông có phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận mang đặc trưng của Đất nước học
Đối với HH cổ điển của Phương Tây cũng giành nhiều công sức cho việc nghiên cứu HH của Ngữ văn học để có thể tiếp cận với kho tàng thư tịch cổ của Trung Quốc. Đầu tiên nó cũng quan tâm nghiên cứu ngữ văn học, sử học, văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Hiểu biết của Phương Tây về Trung Quốc còn mờ nhạt đơn thuần chỉ bắt nguồn từ vài bộ du ký trong đó nổi tiếng nhất chính là Mã Khả, thế nhưng sau này nó đã bắt đầu quan tâm chú ý đến yếu tố địa lý, yếu tố địa văn hóa, địa chính trị, nghiên cứu TQ trong tương quan và so sánh với các khu vực có bối cảnh địa lý, chính trị, văn hóa tương đối tương đồng với Trung Quốc thời đó. Chính sự điều chỉnh về đối tượng nghiên cứu đã đặt nền móng cho phương pháp nghiên cứu khu vực học, góp phần vào việc định hình và xây dựng các phương pháp tiếp cận liên ngành và đa ngành.
Sang đến TK19, đầu TK20 HH so với trước đó có trình độ ngày càng cao của học thuật. HH ở Phương Tây đã vươn lên mạnh mẽ trở thành một ngành khoa học thực sự. Lần đầu tiên năm 1814 châu Âu và các quốc gia thiết lập viện Pháp lan tây học để giảng dạy ngôn ngữ TQ và văn học. ở Pháp, Nga các học viện đã bắt đầu chính thức nghiên cứu HH . ở Đức 1877 cũng thành lập học viện ngôn ngữ phương đông phỏng theo khuôn mẫu học viện ngôn ngữ hiện đại phương Đông. Học giả Thi Thái Cách cùng với Khảo Địch là người có công lớn nhất trong việc phát triển trung tâm hán học ở châu Âu. Ngoài cơ cấu nghiên cứu ở Châu Âu ra còn có cơ cấu ở TQ như giáo hội La Mã Thiên, hội truyền thiên chúa giáo đã tạo đk cho việc người Phương Tây nghiên cứu về TQ kỹ hơn. Song song với sự phát triển đó chính là sự mở rộng cách tiếp cận và ứng dụng phương pháp nghiên cứu tiên tiến của phương Tây. Các nhà HH Phương Tây đã ứng dụng những thành tựu trong các ngành ngôn ngữ học, khảo cổ học, dân tộc học, nhân loại học như dịch các tài liệu liên quan đến TQ, xuất bản tp lớn..v.v. Kể từ TK19, xu hướng nghiên cứu HH với tư cách là một ngành của khu vực học ra đời với sự thay đổi phương pháp nghiên cứu chuyên ngành sang nghiên cứu liên ngành.
TK20 HH được phân thành 3 phương pháp nghiên cứu chính:
+ Một là nhà HH người Pháp Chavannes và Maspero đã đưa ra phương pháp vi mô tiếp nối mạch nguồn HH của ngữ văn học, HH của trường phái châu Âu và HH cổ điển của các quốc gia phương đông TK trước. Phương pháp này nhán mạnh vào nguồn tư liệu phong phú, nghiên cứu kỹ văn bản, mang lại hiệu quả đối với nghiên cứu hẹp và chuyên sâu
+ hai là: Khuynh hương nghiên cứu vĩ mô với đại diện là Toynbee, Joseph Needham,.. họ thường đem văn hóa TQ trở thành trọng tâm của hệ thống văn hóa thế giới. Từ tầng cao văn minh của nhân loại nhìn nhận văn hóa TQ, quan sát sâu rộng, so sánh và đánh giá.
+ Thứ ba là khuynh hướng nghiên cứu tổng hợp và áp dụng, đại diện là Jonhking Fairbank áp dụng các thành tựu và phương pháp nghiên cứu của KHXH và KHTN vào nghiên cứu đối với đối tượng TQ cận hiện đại. Đây cũng là phương pháp nghiên cứu tiêu biểu đặc trung của HH hiện đại hay còn gọi là TQH. Như vậy TK20 HH phân thành 2 xu hướng HH truyền thống tiếp tục phát triển, HH hiện đại(TQH) vươn lên mạnh mẽ.
+ Về TQH phân chia thành: TQH theo nghĩa rộng bao gồm cả Hán học và Trung Quốc Học sử dụng mọi phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận. TQH theo nghĩa hẹp dùng để chỉ trường phái nghiên cứu Hán học hiện đại theo khuynh hướng nghiên cứu khu vực học do Mỹ khởi xướng với đại diện tiêu biểu là John King Fairbank và các cộng sự của ông. Mô thức nghiên cứu Trung Quốc của Mỹ là “nghiên cứu khu vực” mang tính chất liên ngành và nghiên cứu ứng dụng, nó là ngành học lấy đối tượng nghiên cứu chủ yếu là Trung Quốc cận hiện đại, lấy Khoa học Lịch sử làm chủ thể để tiến hành nghiên cứu ứng dụng theo hướng tiếp cận liên ngành và đa ngành (có thể gọi chung là xuyên ngành). Từ thập niên 80 trở lại đây, các nhà khoa học Mỹ không chỉ nghiên cứu lịch sử TQ cận hiện đại mà còn ứng dụng những nguyên lý cơ bản của các ngành khoa học khác nhau chính trị, kinh tế, văn hóa, dân tộc, ngôn ngữ cũng như các thành tựu nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề cụ thể như tiền tệ, hôn nhân, gia đình, tâm lý, bảo hiểm,...vào trong nghiên cứu TQ. John king fairbank cho rằng cả 2 thuật ngữ “nghiên cứu vùng” và “nghiên cứu khu vực” đều dùng để nghiên cứu các lĩnh vực xuyên ngành, tức là sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội, tập trung nghiên cứu một khu vực nhất định nào đó trên thế giới. Nghiên cứu khu vực đánh dấu việc HH thoát khỏi xu hướng “ coi trọng truyền thống, coi nhẹ hiện thực,coi trọng chứng minh thực tế,coi nhẹ lý luận,thần học thuật,nghiên cứu bị trói buộc bởi kết cục,cấu trúc để bước sang con đường mới”. Đưa TQ hiện đại trở thành đối tượng nghiên cứu mới của khu vực, trở thành “chiến lược thích ứng xây dựng thế giới của Mỹ”.
Cách tiếp cận của TQH cũng là cách tiếp cận liên ngành trên nhiều lĩnh vực sau đó trộn lại để ra kết quả cuối cùng. Ví dụ đội nghiên cứu sẽ có nhiều nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực như Sinh học, Ngôn ngữ, Sử học v..v.Đội nghiên cứu sẽ dựa vào vấn đề nghiên cứu đòi hỏi gì để chọn ra những nhà khoa học phù hợp và liên kết một cách chặt chẽ nhất.Nếu như HH tiếp cận để nhận thức, nhận diện như một thực thể một đối tượng thì TQH nghiên cứu trong hệ thống tương tác,có ứng dụng thực tế. Vì vậy nghiên cứu TQH của Mỹ đã chú trọng vận dụng nhiều loại nguồn tư liệu, nhiều loại ngôn ngữ, nhiều loại phương pháp nghiên cứu của xã hội và nhân văn. Trước đây các học giả nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, nhất là lịch sử quan hệ đối ngoại của Trung Quốc như H.B Morse của Anh,Henri Cordier của Pháp, Tyler Dennett của Mỹ hầu hết chỉ căn cứ vào hồ sơ tư liệu của Anh, Pháp để nghiên cứu quan hệ đối ngoại của TQ, cho rằng chỉ cần hồ sơ phương Tây và quan điểm của phương Tây là đủ, tư liệu của Trung Quốc không đáng tin cậy ,quan điểm của TQ là không cần thiết. Tác phẩm của họ nói một cách nghiêm khắc chỉ là lịch sử quan hệ của Anh,Pháp đối vs TQ chứ không phải lịch sử ngoại giao của TQ.Nhưng John King Fairbanh khác hẳn họ,ông cho rằng cái cách mà Phương Tây chỉ dựa vào sử liệu lưu trữ của Pháp, Anh, Mỹ để viết các tác phẩm nghiên cứu TQH ngày nay không thể làm mưa làm gió được. Ông tin tưởng rằng “ nghiên cứu phải có hiệu dụng thực tế”, “ trách nhiệm của nhà khoa học không chỉ là ở chỗ tăng thêm tri thức, mà còn ở chỗ giáo dục công chúng, ở chỗ ảnh hưởng đến chính sách”. Do đó ông là người đầu tiên sử dụng tư liệu của TQ và hồ sơ về TQ để nghiên cứu TQ, tiến hành điều tra nghiên cứu trên mọi mặt của TQ. Ông lấy lí luận hiện đại làm tư tưởng chỉ đạo chủ yếu, cách tiếp cận này của ông dựa vào mô thức lý giải là “ thách thức và đáp ứng” của Jossheph Toynbee, tức là nghiên cứu xem TQ trả lời Phương Tây như thế nào, như vậy là một mặt mong muốn Mỹ tìm hiểu TQ, ngược lại cũng muốn TQ tìm hiểu Mỹ. Trọng điểm thì luôn đặt vào lợi ích của Hoa Kỳ. Cuối thập niên 60 của TK 20 một trong những pp trong vấn đề nghiên cứu TQ khiến ng ta chú ý là cách vận dụng phương pháp lý luận KHXH trong nghiên cứu do Phí Chính Thanh đã khởi xướng phương pháp này với tác phẩm tiêu biểu là “ Mỹ và TQ” .
Nói một cách tóm gọn nhất sự khác nhau cơ bản giữa là: HH và TQH đềusử dụng phương pháp nghiên cứu đồng đại và lịch đại trong đó HH quan tâm đến lịch đại nhiều hơn còn TQH lại chú trọng vào đồng đại nhiều hơn. HH và TQH đều có cách tiếp cận từ bên trong và bên ngoài trong đó HH chú trọng vào cách tiếp cận bên trong còn TQH lại chú trọng cách tiếp cận từ bên ngoài
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Bích Mạnh Ngọc