Hãy tìm những bất cập ở Việt Nam về bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

(1) Theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Nghị định 100/2006/NĐ – CP, Nghị định 113/2013/NĐ – CP quy định về “tác phẩm nghệ thuật”, “tác phẩm tạo hình”, “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” các định nghĩa mới chỉ được liệt kê chưa phân biệt rõ và còn chồng chéo lên nhau. Cụ thể như sau: Tác phẩm mỹ thuật là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục bao gồm: a) Hội họa: tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác; b) Đồ họa: tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác; c) Điêu khắc: tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng; d) Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác. Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ hoạ, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm. Qua các quy định về định nghĩa “tác phẩm mỹ thuật”, “tác phẩm mỹ thuật tạo hình” và “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” đang bị ngang hàng nhau và mắc lỗi về hệ thống các phần tử. Trái lại với Mỹ quy định rõ về các định nghĩa và phân loại các tác phẩm mỹ thuật. Tại thông tư 92 luật quyền tác giả của Mỹ có quy định: “Tác phẩm nghệ thuật hình ảnh, đồ hoạ và điêu khắc" bao gồm các tác phẩm mỹ thuật hai chiều và ba chiều về tranh vẽ, đồ họa và mỹ thuật ứng dụng, bản in và bản vẽ nghệ thuật, bản đồ, hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, mô hình và bản vẽ kỹ thuật, kể cả bản thiết kế kiến trúc. Các tác phẩm này sẽ bao gồm các tác phẩm nghệ thuật thủ công dưới hình thức thể hiện của chúng nhưng không phải là các khía cạnh cơ học hoặc tiện ích; thiết kế của một vật phẩm hữu ích, như được định nghĩa trong phần này, chỉ được coi là tác phẩm bằng hình ảnh, đồ họa hoặc điêu khắc chỉ khi và chỉ trong phạm vi mà thiết kế đó kết hợp các tính năng hình ảnh, đồ họa hoặc điêu khắc có thể được xác định tách biệt, và có khả năng tồn tại độc lập, về các khía cạnh thực dụng quy định trong điều này. Qua quy định này của Mỹ có thể thấy được tác phẩm mỹ thuật bao gồm tác phẩm nghệ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng dụng. Việc quy định rõ ràng như vậy sẽ giúp các định nghĩa được hiểu rõ và dễ dàng hơn trong việc thực thi pháp lý. (2) Tiêu chí bảo hộ của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích; được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy. Có thể thấy, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được sáng tạo ra và gắn liền với một đồ vật hữu ích. Trong khi đó trong quy định của Mỹ, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được tách biệt và có khả năng độc lập. “The U.S. Copyright Act protects a work of applied art “only if, and only to the extent that, its design incorporates pictorial, graphic, or sculptural features that can be identified separately from, and are capable of existing independently of, the utilitarian aspects of the article” . (3) Dễ gây nhầm lẫn đối tượng của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp. Định nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng “Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng, hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.” Định nghĩa kiểu dáng công nghiệp: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”. Theo quy định như trên thì sẽ làm tăng khả năng nhầm lẫn giữa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp, khó phân biệt hơn và khả năng tranh chấp cao hơn. Ngoài ra, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được “biểu trưng, hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm” dấu hiệu này sẽ bị chồng chéo với điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Vì bao bì sản phẩm là một đối tượng của kiểu dáng công nghiệp hay như những hình vẽ biểu tượng, hình ảnh logo cũng có thể được bảo hộ dưới nhãn hiệu hoặc tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Chính sự quy định như trên đã dẫn đến sự xung đột về quyền và xảy ra tranh chấp. (4) Theo như định nghĩa của Việt Nam thì tác phẩm mỹ thuật ứng dụng “được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy”, điều này sẽ gây nhầm lẫn với tiêu chuẩn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng công nghiệp. Theo quy định về quyền tác giả thì tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc. Bản gốc tác phẩm là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên. Mà các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nên chỉ được độc quyền vì vậy việc sản xuất hàng loạt sẽ khó xác định được đâu là tác phẩm gốc.
Trả lời
(1) Theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Nghị định 100/2006/NĐ – CP, Nghị định 113/2013/NĐ – CP quy định về “tác phẩm nghệ thuật”, “tác phẩm tạo hình”, “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” các định nghĩa mới chỉ được liệt kê chưa phân biệt rõ và còn chồng chéo lên nhau. Cụ thể như sau: Tác phẩm mỹ thuật là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục bao gồm: a) Hội họa: tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác; b) Đồ họa: tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác; c) Điêu khắc: tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng; d) Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác. Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ hoạ, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm. Qua các quy định về định nghĩa “tác phẩm mỹ thuật”, “tác phẩm mỹ thuật tạo hình” và “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” đang bị ngang hàng nhau và mắc lỗi về hệ thống các phần tử. Trái lại với Mỹ quy định rõ về các định nghĩa và phân loại các tác phẩm mỹ thuật. Tại thông tư 92 luật quyền tác giả của Mỹ có quy định: “Tác phẩm nghệ thuật hình ảnh, đồ hoạ và điêu khắc" bao gồm các tác phẩm mỹ thuật hai chiều và ba chiều về tranh vẽ, đồ họa và mỹ thuật ứng dụng, bản in và bản vẽ nghệ thuật, bản đồ, hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, mô hình và bản vẽ kỹ thuật, kể cả bản thiết kế kiến trúc. Các tác phẩm này sẽ bao gồm các tác phẩm nghệ thuật thủ công dưới hình thức thể hiện của chúng nhưng không phải là các khía cạnh cơ học hoặc tiện ích; thiết kế của một vật phẩm hữu ích, như được định nghĩa trong phần này, chỉ được coi là tác phẩm bằng hình ảnh, đồ họa hoặc điêu khắc chỉ khi và chỉ trong phạm vi mà thiết kế đó kết hợp các tính năng hình ảnh, đồ họa hoặc điêu khắc có thể được xác định tách biệt, và có khả năng tồn tại độc lập, về các khía cạnh thực dụng quy định trong điều này. Qua quy định này của Mỹ có thể thấy được tác phẩm mỹ thuật bao gồm tác phẩm nghệ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng dụng. Việc quy định rõ ràng như vậy sẽ giúp các định nghĩa được hiểu rõ và dễ dàng hơn trong việc thực thi pháp lý. (2) Tiêu chí bảo hộ của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích; được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy. Có thể thấy, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được sáng tạo ra và gắn liền với một đồ vật hữu ích. Trong khi đó trong quy định của Mỹ, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được tách biệt và có khả năng độc lập. “The U.S. Copyright Act protects a work of applied art “only if, and only to the extent that, its design incorporates pictorial, graphic, or sculptural features that can be identified separately from, and are capable of existing independently of, the utilitarian aspects of the article” . (3) Dễ gây nhầm lẫn đối tượng của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp. Định nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng “Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng, hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.” Định nghĩa kiểu dáng công nghiệp: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”. Theo quy định như trên thì sẽ làm tăng khả năng nhầm lẫn giữa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp, khó phân biệt hơn và khả năng tranh chấp cao hơn. Ngoài ra, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được “biểu trưng, hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm” dấu hiệu này sẽ bị chồng chéo với điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Vì bao bì sản phẩm là một đối tượng của kiểu dáng công nghiệp hay như những hình vẽ biểu tượng, hình ảnh logo cũng có thể được bảo hộ dưới nhãn hiệu hoặc tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Chính sự quy định như trên đã dẫn đến sự xung đột về quyền và xảy ra tranh chấp. (4) Theo như định nghĩa của Việt Nam thì tác phẩm mỹ thuật ứng dụng “được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy”, điều này sẽ gây nhầm lẫn với tiêu chuẩn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng công nghiệp. Theo quy định về quyền tác giả thì tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc. Bản gốc tác phẩm là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên. Mà các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nên chỉ được độc quyền vì vậy việc sản xuất hàng loạt sẽ khó xác định được đâu là tác phẩm gốc.