Hãy phân tích quan niệm mác xít về phạm trù lương tâm?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Khái niệm và vai trò vị trí của lương tâm - Lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức, là phạm trù có tính phổ biến làm nên bản chất đạo đức của con người. - Một trong những đặc trưng của xã hội loài người, dù khác nhau về dân tộc, màu da, trình độ phát triển nhưng nhìn chung con người có tính hướng thiện, là mong muốn làm những điều tốt đẹp. - Lương tâm có quan hệ chặt chẽ với phạm trù nghĩa vụ đạo đức. - Mỗi con người đều cần phải có lương tâm. - Vị trí và vai trò của lương tâm: • Nhờ có lương tâm mà những giá trị đạo đức của con người, của xã hội được bảo tồn và phát triển. • Lương tâm cho con người hướng tới sự công bằng và đạo lý. • Lương tâm nhắc nhở con người về các trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức, là người luôn có đòi hỏi đạo đức rất cao đối với chính mình. 2. Quan niệm ngoài mác xít về lương tâm - Hy Lạp cổ đại: • Platon: Lương tâm chính là sự mách bảo của Thượng đế, là ý chí của Thượng đế nằm ở trong chính mỗi bản thân con người. • Đêmôcrít: Lương tâm là sự tự hổ thẹn, tức là hổ thẹn với chính bản thân mình. - Các nhà duy vật TK 17-18: có xu hướng gắn lương tâm với ý thức con người về lợi ích và thừa nhận vai trò xã hội của lương tâm. - Triết học cổ điển Đức: • Cantơ: Lương tâm là tiếng nói của thế giới siêu nghiệm, tiên nghiệm có trong mỗi con người ngay từ khi mới sinh ra, như là Chúa trời ban cho chúng ta. Lương tâm là cái tiền định, sinh ra đã có. • Hêghen: Lương tâm là sự tự ý thức được điều thiện và lẽ công bằng chân chính. Song theo ông, lương tâm là sản phẩm của tinh thần khách quan, của “ý niệm tuyệt đối”. 3. Quan niệm mác xít về phạm trù lương tâm - Lương tâm là cảm giác hay ý thức trách nhiệm đạo đức của con người đối với hành vi của mình trong mối quan hệ với người khác, với xã hội (cộng đồng, giai cấp, dân tộc, nhân loại), là ý thức trách nhiệm đối với số phận người khác và đối với xã hội. Lương tâm là sự tự phán xử về các hoạt động và các hành vi của chính mỗi con người. - Lương tâm có 2 trạng thái: khẳng định và phủ định • Hoàn thành nghĩa vụ đạo đức với người khác: lương tâm thanh thản • Không hoàn thành nghĩa vụ đạo đức với người khác: lương tâm day dứt - Khi con người không hoàn thành nghĩa vụ đạo đức, chủ thể gây ra cái ác, anh ta nghe ngóng sự phản ứng của dư luận xã hội, tự suy xét nguyên nhân dẫn tới những sai lầm thiếu sót của mình, đánh giá mức độ thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần do mình gây ra, trên cơ sở đó tìm cách khắc phục hậu quả đó. Do vậy, lương tâm hướng người ta tới những cái tốt đẹp trong cuộc sống, hướng tới những điều kiện. - Cội nguồn của lương tâm: là sự nhận thức nghĩa vụ đạo đức của con người, nó trở thành tình cảm, thành lẽ sống của mỗi cá nhân. - Lương tâm con người được hình thành gắn liền với những hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội qua một quá trình từ thấp đến cao. • Con người ý thức về việc cần phải làm vì sợ bị trừng phạt • Con người ý thức về việc cần phải làm vì xấu hổ với người khác • Lương tâm biểu hiện ở việc tự đánh giá những hành động của mình - Lương tâm: bao gồm cả mặt khách quan và mặt chủ quan. • Lương tâm được hình thành trên cơ sở các chuẩn mực đạo đức và là kết quả phản ánh các chuẩn mực đạo đức của đời sống xã hội vào ý thức con người. • Lương tâm là tiếng nói sâu thẳm đáy lòng, là sự tự phán xét của mỗi người trước hành vi của mình gây ra với người khác. - Lương tâm và xấu hổ có quan hệ với nhau nhưng không phải là một. Xấu hổ do lương tâm day dứt là xấu hổ hướng vào bên trong, là tức giận hướng vào bên trong. 4. Liên hệ - Mỗi con người đều cần có lương tâm, phải luôn sống và làm việc đúng đắn, không làm việc trái với lương tâm. - Cần lên án, đấu tranh chống lại những hành vi, suy nghĩ trái đạo đức
Trả lời
1. Khái niệm và vai trò vị trí của lương tâm - Lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức, là phạm trù có tính phổ biến làm nên bản chất đạo đức của con người. - Một trong những đặc trưng của xã hội loài người, dù khác nhau về dân tộc, màu da, trình độ phát triển nhưng nhìn chung con người có tính hướng thiện, là mong muốn làm những điều tốt đẹp. - Lương tâm có quan hệ chặt chẽ với phạm trù nghĩa vụ đạo đức. - Mỗi con người đều cần phải có lương tâm. - Vị trí và vai trò của lương tâm: • Nhờ có lương tâm mà những giá trị đạo đức của con người, của xã hội được bảo tồn và phát triển. • Lương tâm cho con người hướng tới sự công bằng và đạo lý. • Lương tâm nhắc nhở con người về các trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức, là người luôn có đòi hỏi đạo đức rất cao đối với chính mình. 2. Quan niệm ngoài mác xít về lương tâm - Hy Lạp cổ đại: • Platon: Lương tâm chính là sự mách bảo của Thượng đế, là ý chí của Thượng đế nằm ở trong chính mỗi bản thân con người. • Đêmôcrít: Lương tâm là sự tự hổ thẹn, tức là hổ thẹn với chính bản thân mình. - Các nhà duy vật TK 17-18: có xu hướng gắn lương tâm với ý thức con người về lợi ích và thừa nhận vai trò xã hội của lương tâm. - Triết học cổ điển Đức: • Cantơ: Lương tâm là tiếng nói của thế giới siêu nghiệm, tiên nghiệm có trong mỗi con người ngay từ khi mới sinh ra, như là Chúa trời ban cho chúng ta. Lương tâm là cái tiền định, sinh ra đã có. • Hêghen: Lương tâm là sự tự ý thức được điều thiện và lẽ công bằng chân chính. Song theo ông, lương tâm là sản phẩm của tinh thần khách quan, của “ý niệm tuyệt đối”. 3. Quan niệm mác xít về phạm trù lương tâm - Lương tâm là cảm giác hay ý thức trách nhiệm đạo đức của con người đối với hành vi của mình trong mối quan hệ với người khác, với xã hội (cộng đồng, giai cấp, dân tộc, nhân loại), là ý thức trách nhiệm đối với số phận người khác và đối với xã hội. Lương tâm là sự tự phán xử về các hoạt động và các hành vi của chính mỗi con người. - Lương tâm có 2 trạng thái: khẳng định và phủ định • Hoàn thành nghĩa vụ đạo đức với người khác: lương tâm thanh thản • Không hoàn thành nghĩa vụ đạo đức với người khác: lương tâm day dứt - Khi con người không hoàn thành nghĩa vụ đạo đức, chủ thể gây ra cái ác, anh ta nghe ngóng sự phản ứng của dư luận xã hội, tự suy xét nguyên nhân dẫn tới những sai lầm thiếu sót của mình, đánh giá mức độ thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần do mình gây ra, trên cơ sở đó tìm cách khắc phục hậu quả đó. Do vậy, lương tâm hướng người ta tới những cái tốt đẹp trong cuộc sống, hướng tới những điều kiện. - Cội nguồn của lương tâm: là sự nhận thức nghĩa vụ đạo đức của con người, nó trở thành tình cảm, thành lẽ sống của mỗi cá nhân. - Lương tâm con người được hình thành gắn liền với những hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội qua một quá trình từ thấp đến cao. • Con người ý thức về việc cần phải làm vì sợ bị trừng phạt • Con người ý thức về việc cần phải làm vì xấu hổ với người khác • Lương tâm biểu hiện ở việc tự đánh giá những hành động của mình - Lương tâm: bao gồm cả mặt khách quan và mặt chủ quan. • Lương tâm được hình thành trên cơ sở các chuẩn mực đạo đức và là kết quả phản ánh các chuẩn mực đạo đức của đời sống xã hội vào ý thức con người. • Lương tâm là tiếng nói sâu thẳm đáy lòng, là sự tự phán xét của mỗi người trước hành vi của mình gây ra với người khác. - Lương tâm và xấu hổ có quan hệ với nhau nhưng không phải là một. Xấu hổ do lương tâm day dứt là xấu hổ hướng vào bên trong, là tức giận hướng vào bên trong. 4. Liên hệ - Mỗi con người đều cần có lương tâm, phải luôn sống và làm việc đúng đắn, không làm việc trái với lương tâm. - Cần lên án, đấu tranh chống lại những hành vi, suy nghĩ trái đạo đức