Hãy phân tích quan niệm mác xít về phạm trù lẽ sống?
kiến thức chung
1. Lẽ sống
- Lẽ sống (ý nghĩa cuộc sống) là sự thống nhất giữa nghĩa vụ và hạnh phúc thông qua các hoạt động thực tiễn cụ thể.
- Lẽ sống thông thường:
• Nảy sinh ham muốn vật chất cụ thể
• Liên quan đến trách nhiệm của cá nhân và xã hội.
- Lẽ sống đạo đức:
• Con người tự nhận ra ý nghĩa cuộc sống của mình.
• Biết hướng tới những giá trị tích cực.
• Tự giác làm điều lợi, điều có ích cho xã hội.
2. Vị trí và vai trò của lẽ sống
a. Vị trí và vai trò của lẽ sống
- Lẽ sống được coi là 1 trong những phạm trù trung tâm của đạo đức học, bao trùm, tác động, liên hệ tới những phạm trù khác.
- Lẽ sống nói lên sự trưởng thành về nhân cách trong mỗi con người, là nền tảng tinh thần để họ vươn lên trong cuộc sống.
- Lẽ sống đúng đắn giúp con người giữ được những phẩm giá, danh dự, sống cao cả và gắn bó với tập thể, cộng đồng.
- Lẽ sống đưa lại cho con người niềm lạc quan, yêu đời, khơi dậy tính tích cực, tự giác trong con người.
b. Vai trò của lẽ sống chân chính
- Giúp con người sáng tạo ra hạnh phúc: Khi con người xác định được lẽ sống đúng đắn sẽ có lý tưởng để cống hiến cho xã hội và hoàn thành tốt các nghĩa của đạo đức tự giác, tích cực làm việc (thiện) tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội và giá trị của bản thân Hạnh phúc.
- Giúp con người hoàn thành tốt các nghĩa vụ đạo đức: Khi con người xác định được lẽ sống đúng đắn sẽ ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ đối với người khác.
- Giúp con người có được niềm lạc quan, yêu đời, hòa nhập, gắn bó với tập thể, tích cực, tự giác vượt khó khăn, hướng tới các giá trị chân – thiện – mỹ.
3. Quan niệm ngoài mác xít về lẽ sống
14
- Hy Lạp cổ đại: Điều cần thiết ở mỗi con người là phải xây dựng cho mình một lẽ sống, để nhờ đó mà làm việc có ích cho đời (Epiquya)
- Trung Quốc: Lẽ sống là “ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, quan hệ con người với nhau
- Quan niệm duy tâm, tôn giáo: gắn lẽ sống của con người với vấn đề thuộc về số phận, may rủi hay các lực lượng siêu nhiên thần thánh (Chúa, Thượng Đế, Trời).
- Thời Phục Hưng và Khai sáng: Lẽ sống của con người là quá trình tìm kiếm, trau dồi tri thức khoa học và đề cao giá trị của con người ở sự tồn tại.
- Từ TK19 trở đi, quan hệ đồng tiền chi phối: Tư bản (vì tiền, vì cá nhân) ; Người lao động (vì đạo đức, vì xã hội).
Trước chủ nghĩa Mác có 3 trường phái:
- Phái nghĩa vụ luận: Ý nghĩa cuộc sống con người là làm tròn nghĩa vụ với người khác.
- Phái hạnh phúc luận: Ý nghĩa cuộc sống con người là được thỏa mãn mọi nhu cầu vật chất và tinh thần.
- Phái ngụy biện: Con người không cần lẽ sống, hành động theo nhu cầu.
Đánh giá
4. Quan niệm của đạo đức học Mác-Lênin về lẽ sống
- Đạo đức học Mác-Lênin khẳng định, lẽ sống là sự thống nhất biện chứng giữa nghĩa vụ đạo đức và hạnh phúc, thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
• Hạnh phúc không tự nhiên mà có, mà phải do con người tạo ra, song không thể vì hạnh phúc của mình mà làm tổn hại đến hạnh phúc của người khác.
• Bên cạnh đó, con người phải thực hiện nghĩa vụ đối với người khác.
- Ý nghĩa cuộc sống con người là ý nghĩa hoạt động sống mà hoạt động chủ yếu là hoạt động lao động sản xuất.
• Thông qua lao động sản xuất, con người thấy được cuộc đời mình có ý nghĩa hơn. Một mặt lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để đóng góp cho xã hội, làm phong phú cho đời sống con người; mặt khác thông qua lao động, con người làm bộc lộ những quy luật, tính chất của sự vật, hiện tượng, do vậy nhận thức của con người càng trở nên sâu sắc hơn, tri thức của con người ngày càng trở nên phong phú.
• Trong lao động, con người hoàn thiện bản thân về năng lực, kĩ năng, phẩm chất, tạo điều kiện phát triển thể chất, tinh thần cho con người.
- Cội nguồn của lẽ sống là lao động. Lao động tạo ra của cải vật chất nảy sinh khát vọng, ước muốn kích thích sự sáng tạo của con người lẽ sống không ngừng được nâng cao và mở rộng. Như vậy, lao động giúp con người hoàn thiện bản thân, loại bỏ những thói hư tật xấu (lười biếng, ích kỷ, ăn bám).
- Trong cuộc sống có lẽ sống thông thường và lẽ sống đạo đức.
• Lẽ sống thông thường: vị kỷ, chỉ biết mình, chỉ mong sao thỏa mãn 1 số nhu cầu nhất định, những ham muốn gắn với nhu cầu cá nhân.
• Lẽ sống đạo đức: tự ý thức cao nhất của con người về cuộc sống của mình, là sự hội tụ sự trưởng thành về nhân cách, sự phát triển về trí tuệ, sự giàu có về tri thức và kinh nghiệm. Người có lẽ sống đạo đức biết giải quyết hài hòa những quan hệ lợi ích, biết đặt lợi ích của xã hội lên trên hết và trước hết.
- Lẽ sống mang tính giai cấp:
• Giai cấp thống trị: luôn coi mình là kẻ bề trên, có quyền sai khiến người khác, có quyền áp bức những người khác.
• Giai cấp bị trị: tuân thủ, cam chịu, song họ luôn ước mơ xây dựng một xã hội lý tưởng không có bất công, không có áp bức bóc lột.
- Xây dựng lẽ sống mới – XHCN.
- Con người vừa là chủ thể cải tạo hoàn cảnh, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh.
• Con người có lẽ sống đạo đức sẽ có những đóng góp lớn cho xã hội, họ biết sống cho người khác, cho xã hội, lao động hết mình vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
• Con người có lẽ sống đạo đức là kết quả của cả một quá trình giáo dục tận tình, chu đáo của từng gia đình và của toàn xã hội.
5. Con đường hình thành, phát triển lẽ sống đúng đắn
- Thông qua rèn luyện từ trong gia đình đến ngoài xã hội.
- Thông qua hoạt động thực tiễn cuộc sống, xây dựng niềm tin, lý tưởng cho con người.
• Học tập: nắm bắt được các quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy
• Lao động sản xuất: hoạt động cốt lõi hiểu được các giá trị của cuộc
sống.
• Thực tiễn: tìm ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
Nội dung liên quan
Anh Thanh Minh