Hãy phân tích quan niệm mác xít về phạm trù hạnh phúc?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

1. Khái niệm và vai trò của hạnh phúc

- Hạnh phúc có thể hiểu là một trạng thái tâm lý của con người, mỗi khi họ đạt được một điều gì đó thông qua lao động sản xuất, qua học tập và đấu tranh.

- Hạnh phúc gắn với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, khó có thể đưa ra một định nghĩa chung, chính xác về hạnh phúc.

- Vai trò của phạm trù hạnh phúc:

• Định hướng cho lối sống của con người.

• Quan niệm hạnh phúc đúng đắn (đặt hạnh phúc của bản thân trong quan hệ với hạnh phúc của gia đình và của xã hội) giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống.

2. Quan niệm ngoài mác xít về hạnh phúc

- Hy Lạp cổ đại:

• Đêmôcrít: Hạnh phúc là cái đối lập với dằn vặt, đau khổ, là sự thanh thản, yên tĩnh trong tâm hồn. Hạnh phúc phải gắn với hoạt động nhận thức (trí tuệ) và điều thiện.

• Epiquya: Khoái lạc vừa là khởi điểm, vừa là kết thúc của hạnh phúc. Trong mọi hoạt động, con người cần dừng lại ở mức độ vừa phải.

- Quan niệm duy tâm, tôn giáo:

• Công giáo: Hạnh phúc chỉ có ở thiên đàng.

• Phật giáo: đời là bể khổ. Cuộc đời con người không có hạnh phúc.

• Nho giáo: hạnh phúc của con người gắn với số phận là “mệnh trời quyết định”.

- Các nhà duy vật Pháp TK 17-18, hạnh phúc là sự thỏa mãn thường xuyên nhu cầu vật chất và tinh thần, loại trừ những nỗi đau khổ. Song ông lại cho rằng sự đau khổ, dằn vặt lại có tính chất phổ biến trong đời sống của con người, do vậy hạnh phúc chỉ có trong tưởng tượng của con người.

- Rútxô: Con người văn minh lao động vì sự giàu có, lao động vì mối lợi được công nhận là phúc lợi duy nhất.

- Triết học cổ điển Đức:

• Phoiơbắc: Nơi nào không tạo được các điều kiện cho hạnh phúc, nơi đó không đủ cho các đức tính tốt xuất hiện. Ông kêu gọi mọi người hãy yêu thương nhau để xóa bỏ những bất hạnh trong cuộc đời.

• Hêghen: Con người có lý trí, làm việc bằng đầu óc mới có hạnh phúc, còn các tầng lớp nhân dân chỉ là một lực lượng mù quáng, chỉ là công cụ làm theo sự sai khiến của các vĩ nhân.

3. Quan niệm mác xít về hạnh phúc

- Đạo đức học Mác-Lênin quan niệm: Hạnh phúc là trạng thái tâm lý đạo đức biểu hiện sự thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần có tính lịch sử cụ thể, là những nghĩa vụ đạo đức được hoàn thành.

• Hạnh phúc là cảm giác vui sướng, thanh thản, phấn chấn của con người trong cuộc sống, khi được thỏa mãn những nhu cầu chân chính, lành mạnh cả về vật chất và tinh thần trong những điều kiện lịch sử cụ thể.

• Hạnh phúc của con người còn là những nghĩa vụ đạo đức được hoàn thành. Hạnh phúc cá nhân không tách rời hạnh phúc cộng đồng, vì nếu không có cộng đồng thì cá nhân không có điều kiện để phát triển và đạt tới hạnh phúc.

- Hạnh phúc bao gồm 2 yếu tố khách quan và chủ quan:

• Mặt khách quan: những nhu cầu phát triển của xã hội được chủ thể đạo đức nhận thức, biến thành trách nhiệm và có cảm xúc sâu sắc, bền vững.

• Mặt chủ quan: những nhu cầu, nhận thức của mỗi người về giá trị cuộc sống và những nỗ lực phấn đấu để thực hiện những yêu cầu của xã hội.

- Hạnh phúc không loại trừ đau khổ, nhiều khi sự đau khổ là một phần của hạnh phúc.

- Cội nguồn của hạnh phúc là lao động và đấu tranh:

• Lao động:

 Sáng tạo ra những giá trị.

 Thỏa mãn nhu cầu con người.

 Giúp con người hoàn thiện mình hơn.

 Con người gắn kết với nhau.

 Con người biết quý trọng thành quả lao động của mình và của người khác.

• Đấu tranh: chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm, chống áp bức bóc lột: Đem lại cuộc sống bình yên, no ấm cho con người, con người được tạo mọi điều kiện để phát triển.

- Hạnh phúc không đơn thuần là sự thỏa mãn mà con người phải biết tự tạo ra hạnh phúc cho chính mình.

- Hạnh phúc mang tính giai cấp: Trong xã hội có đối kháng giai cấp, hạnh phúc của người này có thể là nguyên nhân nỗi bất hạnh của người khác.

- Hạnh phúc là tương đối, hạnh phúc của mỗi người là khác nhau (điều kiện sống, trình độ nhận thức, lứa tuổi, giai cấp…)

- Hạnh phúc và bất hạnh có quan hệ biện chứng với nhau. Một con người càng phải chịu nhiều khổ đau, bất hạnh thì khi hạnh phúc đến họ càng cảm nhận được

Trả lời

1. Khái niệm và vai trò của hạnh phúc

- Hạnh phúc có thể hiểu là một trạng thái tâm lý của con người, mỗi khi họ đạt được một điều gì đó thông qua lao động sản xuất, qua học tập và đấu tranh.

- Hạnh phúc gắn với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, khó có thể đưa ra một định nghĩa chung, chính xác về hạnh phúc.

- Vai trò của phạm trù hạnh phúc:

• Định hướng cho lối sống của con người.

• Quan niệm hạnh phúc đúng đắn (đặt hạnh phúc của bản thân trong quan hệ với hạnh phúc của gia đình và của xã hội) giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống.

2. Quan niệm ngoài mác xít về hạnh phúc

- Hy Lạp cổ đại:

• Đêmôcrít: Hạnh phúc là cái đối lập với dằn vặt, đau khổ, là sự thanh thản, yên tĩnh trong tâm hồn. Hạnh phúc phải gắn với hoạt động nhận thức (trí tuệ) và điều thiện.

• Epiquya: Khoái lạc vừa là khởi điểm, vừa là kết thúc của hạnh phúc. Trong mọi hoạt động, con người cần dừng lại ở mức độ vừa phải.

- Quan niệm duy tâm, tôn giáo:

• Công giáo: Hạnh phúc chỉ có ở thiên đàng.

• Phật giáo: đời là bể khổ. Cuộc đời con người không có hạnh phúc.

• Nho giáo: hạnh phúc của con người gắn với số phận là “mệnh trời quyết định”.

- Các nhà duy vật Pháp TK 17-18, hạnh phúc là sự thỏa mãn thường xuyên nhu cầu vật chất và tinh thần, loại trừ những nỗi đau khổ. Song ông lại cho rằng sự đau khổ, dằn vặt lại có tính chất phổ biến trong đời sống của con người, do vậy hạnh phúc chỉ có trong tưởng tượng của con người.

- Rútxô: Con người văn minh lao động vì sự giàu có, lao động vì mối lợi được công nhận là phúc lợi duy nhất.

- Triết học cổ điển Đức:

• Phoiơbắc: Nơi nào không tạo được các điều kiện cho hạnh phúc, nơi đó không đủ cho các đức tính tốt xuất hiện. Ông kêu gọi mọi người hãy yêu thương nhau để xóa bỏ những bất hạnh trong cuộc đời.

• Hêghen: Con người có lý trí, làm việc bằng đầu óc mới có hạnh phúc, còn các tầng lớp nhân dân chỉ là một lực lượng mù quáng, chỉ là công cụ làm theo sự sai khiến của các vĩ nhân.

3. Quan niệm mác xít về hạnh phúc

- Đạo đức học Mác-Lênin quan niệm: Hạnh phúc là trạng thái tâm lý đạo đức biểu hiện sự thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần có tính lịch sử cụ thể, là những nghĩa vụ đạo đức được hoàn thành.

• Hạnh phúc là cảm giác vui sướng, thanh thản, phấn chấn của con người trong cuộc sống, khi được thỏa mãn những nhu cầu chân chính, lành mạnh cả về vật chất và tinh thần trong những điều kiện lịch sử cụ thể.

• Hạnh phúc của con người còn là những nghĩa vụ đạo đức được hoàn thành. Hạnh phúc cá nhân không tách rời hạnh phúc cộng đồng, vì nếu không có cộng đồng thì cá nhân không có điều kiện để phát triển và đạt tới hạnh phúc.

- Hạnh phúc bao gồm 2 yếu tố khách quan và chủ quan:

• Mặt khách quan: những nhu cầu phát triển của xã hội được chủ thể đạo đức nhận thức, biến thành trách nhiệm và có cảm xúc sâu sắc, bền vững.

• Mặt chủ quan: những nhu cầu, nhận thức của mỗi người về giá trị cuộc sống và những nỗ lực phấn đấu để thực hiện những yêu cầu của xã hội.

- Hạnh phúc không loại trừ đau khổ, nhiều khi sự đau khổ là một phần của hạnh phúc.

- Cội nguồn của hạnh phúc là lao động và đấu tranh:

• Lao động:

 Sáng tạo ra những giá trị.

 Thỏa mãn nhu cầu con người.

 Giúp con người hoàn thiện mình hơn.

 Con người gắn kết với nhau.

 Con người biết quý trọng thành quả lao động của mình và của người khác.

• Đấu tranh: chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm, chống áp bức bóc lột: Đem lại cuộc sống bình yên, no ấm cho con người, con người được tạo mọi điều kiện để phát triển.

- Hạnh phúc không đơn thuần là sự thỏa mãn mà con người phải biết tự tạo ra hạnh phúc cho chính mình.

- Hạnh phúc mang tính giai cấp: Trong xã hội có đối kháng giai cấp, hạnh phúc của người này có thể là nguyên nhân nỗi bất hạnh của người khác.

- Hạnh phúc là tương đối, hạnh phúc của mỗi người là khác nhau (điều kiện sống, trình độ nhận thức, lứa tuổi, giai cấp…)

- Hạnh phúc và bất hạnh có quan hệ biện chứng với nhau. Một con người càng phải chịu nhiều khổ đau, bất hạnh thì khi hạnh phúc đến họ càng cảm nhận được