Hãy phân tich cơ cấu xã hội và sự phân tầng ở đô thi ̣sau đổi mới ở nước ta hiện nay?
kiến thức chung
Trả lời: Cơ cấu xã hội và sự phân tầng xã hội tại đô thị trong thời kỳ đổi mới.
Một trong số những nhiệm vụ thực tiễn quan trọng của XHH đô thị là phải tiến hành các nghiên cứu, khảo sát để phản ánh một cách cụ thể và xác thực bối cảnh xã hội hiện thời của các đô thị. Bối cảnh xã hội này (hay còn gọi là thực trạng xã hội) phải bao hàm cả trạng thái tĩnh (cơ cấu xã hội) lẫn động thái (biến đổi xã hội) của xã hội đô thị. Cần phải tìm ra những vấn đề cơ bản nhất, then chốt nhất, để phản ánh được những nội dung cơ bản của bối cảnh xã hội và quá trình biến đổi xã hội của các đô thị trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam có gần 30% dân số (khoảng gần 20 triệu người) sống trong các điểm dân cư đô thị. Có hai thành phố triệu dân và một mạng lưới chừng 500 thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp lớn nhỏ. Dự đoán đến năm 2020, tỷ lệ dân số đô thị nước ta sẽ chiếm 2/3 thay vì tỷ lệ 1/3 như hiện nay.
Trong thời kỳ đầu thực hiện đổi mới, với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sự phát triển các đô thị Việt Nam đang chịu nhiều tác động mạnh mẽ, cả bề rộng lẫn chiều sâu, cả về lượng lẫn về chất.
Trước hết, tác động này có tác động hữu hiệu trong sự biến đổi cơ cấu xã hội, đặc biệt là cơ cấu xã hội nghề nghiệp, trong tương quan giữa các nhóm xã hội, trong sự nâng cao tính Di động xã hội của tầng lớp cư dân đô thị. Các dòng nhập cư từ nông thôn vào đô thị (lâu dài hoặc mùa vụ) đang có đà bùng nổ. Những dòng chảy lao động từ khu vực kinh tế quốc doanh sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (tư nhân) cũng gia tăng mạnh mẽ.
Ở đây, có sự hiện diện hai vấn đề: một bên là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hoá, và một bên là kết quả của việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của đổi mới ở thời kỳ chuyển sang kinh tế thị trường, và sự chuyển đổi của cơ chế quản lý.
Hiện tượng có liên quan đến vấn đề thứ hai là khá đặc thù trong các đô thị Việt Nam hiện nay, và có thể gọi là quá trình “thị dân hoá” cơ cấu xã hội đô thị. Các nghiên cứu XHH đô thị có thể góp phần dự báo xu hướng của những biến đổi quan trọng này và ảnh hưởng của chúng đến đời sống xã hội và bộ mặt của các đô thị Việt Nam trong những thập niên tới. Tuy nhiên, còn có một biểu hiện điển hình, tập trung hơn đã phản ánh rõ nét hơn tác động của các chính sách kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới tới sự biến đổi xã hội của các đô thị.
Từ giác độ XHH, nó đã vượt ra khỏi các cách tiếp cận truyền thống về cơ cấu xã hội, hay lấy cơ cấu giai cấp - xã hội làm trọng tâm vốn vẫn được sử dụng trước đây. Biểu hiện đó chính là sự phân tầng xã hội, hoặc phân hoá giầu - nghèo ngày một tăng trong dân cư đô thị.
Thực ra thì sự phân tầng xã hội cũng đã có tiềm tàng trong cơ chế quan liêu, bao cấp trước đây. Song chỉ dưới tác động của sự phát triển kinh tế thị trường trong những năm gần đây mới tạo thêm ngoại lực quan trọng cho sự phân tầng bột phát và trở thành phổ biến. Bằng cách sử dụng hệ chỉ báo đánh giá mức sống, kết quả nghiên cứu đã cho phép mô tả về sự phân tầng xã hội, phân hoá giầu - nghèo đang diễn ra hiện nay ở một vài đô thị lớn. Sự thực là công cuộc đổi mới đã toạ ra nhiều vận hội, nhiều cơ may cho cá nhân và gia đình. Song vào buổi ban đầu, không phải mọi cá nhân, mọi gia đình đều kịp nhận thức ra và hội đủ các điều kiện để tiếp nhận và khai thác các vận hội, hay cơ may đó. Một bộ phận dân cư do có được những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi, nên đã có thể ổn định và gia tăng mức sống.
Trong khi đó, một bộ phận khác không những không đủ điều kiện để khai thác các vận hội, và cơ may còn bị những điều kiện mới của sự chuyển đổi cơ chế làm cho hoàn cảnh sống của họ bị suy giảm đi so với trước. Kết quả là đã có sự gia tăng sự phân hoá giàu - nghèo với khoảng cách chênh lệch ngày càng lớn. Trên một thang mức sống: giàu có (khá giả), trung bình khá, trung bình, trung bình kém và nghèo khổ, mẫu khảo sát cho ta cơ cấu phân tầng xã hội theo mức sống (tháp phân tầng).
Bên cạnh việc mô tả một “tháp phân tầng theo mức sống” xung quanh nó còn có hàng loạt vấn đề xã hội khác mà nhiều nhà nghiên cứu, khảo sát đã cố gắng nêu ra và làm sáng tỏ ít nhiều. Đó là các vấn đề như: sự nâng cao mức sống cho quảng đại dân cư đô thị trong 5 năm gần đây và các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự gia tăng này. Sự giảm sút tương đối mức sống của một bộ phận người lao động ở “đáy” tháp phân tầng, là đặc trưng kinh tế - xã hội của các nhóm “đỉnh” và “đáy” của tháp phân tầng hay là sự nhận diện về tầng lớp trung lưu và thượng lưu mới cũng như tầng lớp dân nghèo thành thị hiện nay; là sự phản ứng của các nhóm xã hội đối với một số lĩnh vực chính sách quan trọng trong thời kỳ đổi mới …
Tất cả những hiện tượng, những vấn đề được các nhà nghiên cứu, khảo sát XHH lật xới lên cho ta thấy hình bóng khá rõ của những biến đổi trong cơ cấu xã hội, là sự phân tầng đô thị trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Nó giúp cho việc nhận diện bối cảnh xã hội hiện thời từ nhiều góc độ và từ đó hình thành nên các chính sách, giải pháp phù hợp với thực tiễn đang phát triển với nhịp độ ngày càng gia tăng tại các đô thị lớn ở nước ta.
Việt Thiên Hà
Trả lời: Cơ cấu xã hội và sự phân tầng xã hội tại đô thị trong thời kỳ đổi mới.
Một trong số những nhiệm vụ thực tiễn quan trọng của XHH đô thị là phải tiến hành các nghiên cứu, khảo sát để phản ánh một cách cụ thể và xác thực bối cảnh xã hội hiện thời của các đô thị. Bối cảnh xã hội này (hay còn gọi là thực trạng xã hội) phải bao hàm cả trạng thái tĩnh (cơ cấu xã hội) lẫn động thái (biến đổi xã hội) của xã hội đô thị. Cần phải tìm ra những vấn đề cơ bản nhất, then chốt nhất, để phản ánh được những nội dung cơ bản của bối cảnh xã hội và quá trình biến đổi xã hội của các đô thị trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam có gần 30% dân số (khoảng gần 20 triệu người) sống trong các điểm dân cư đô thị. Có hai thành phố triệu dân và một mạng lưới chừng 500 thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp lớn nhỏ. Dự đoán đến năm 2020, tỷ lệ dân số đô thị nước ta sẽ chiếm 2/3 thay vì tỷ lệ 1/3 như hiện nay.
Trong thời kỳ đầu thực hiện đổi mới, với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sự phát triển các đô thị Việt Nam đang chịu nhiều tác động mạnh mẽ, cả bề rộng lẫn chiều sâu, cả về lượng lẫn về chất.
Trước hết, tác động này có tác động hữu hiệu trong sự biến đổi cơ cấu xã hội, đặc biệt là cơ cấu xã hội nghề nghiệp, trong tương quan giữa các nhóm xã hội, trong sự nâng cao tính Di động xã hội của tầng lớp cư dân đô thị. Các dòng nhập cư từ nông thôn vào đô thị (lâu dài hoặc mùa vụ) đang có đà bùng nổ. Những dòng chảy lao động từ khu vực kinh tế quốc doanh sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (tư nhân) cũng gia tăng mạnh mẽ.
Ở đây, có sự hiện diện hai vấn đề: một bên là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hoá, và một bên là kết quả của việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của đổi mới ở thời kỳ chuyển sang kinh tế thị trường, và sự chuyển đổi của cơ chế quản lý.
Hiện tượng có liên quan đến vấn đề thứ hai là khá đặc thù trong các đô thị Việt Nam hiện nay, và có thể gọi là quá trình “thị dân hoá” cơ cấu xã hội đô thị. Các nghiên cứu XHH đô thị có thể góp phần dự báo xu hướng của những biến đổi quan trọng này và ảnh hưởng của chúng đến đời sống xã hội và bộ mặt của các đô thị Việt Nam trong những thập niên tới. Tuy nhiên, còn có một biểu hiện điển hình, tập trung hơn đã phản ánh rõ nét hơn tác động của các chính sách kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới tới sự biến đổi xã hội của các đô thị.
Từ giác độ XHH, nó đã vượt ra khỏi các cách tiếp cận truyền thống về cơ cấu xã hội, hay lấy cơ cấu giai cấp - xã hội làm trọng tâm vốn vẫn được sử dụng trước đây. Biểu hiện đó chính là sự phân tầng xã hội, hoặc phân hoá giầu - nghèo ngày một tăng trong dân cư đô thị.
Thực ra thì sự phân tầng xã hội cũng đã có tiềm tàng trong cơ chế quan liêu, bao cấp trước đây. Song chỉ dưới tác động của sự phát triển kinh tế thị trường trong những năm gần đây mới tạo thêm ngoại lực quan trọng cho sự phân tầng bột phát và trở thành phổ biến. Bằng cách sử dụng hệ chỉ báo đánh giá mức sống, kết quả nghiên cứu đã cho phép mô tả về sự phân tầng xã hội, phân hoá giầu - nghèo đang diễn ra hiện nay ở một vài đô thị lớn. Sự thực là công cuộc đổi mới đã toạ ra nhiều vận hội, nhiều cơ may cho cá nhân và gia đình. Song vào buổi ban đầu, không phải mọi cá nhân, mọi gia đình đều kịp nhận thức ra và hội đủ các điều kiện để tiếp nhận và khai thác các vận hội, hay cơ may đó. Một bộ phận dân cư do có được những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi, nên đã có thể ổn định và gia tăng mức sống.
Trong khi đó, một bộ phận khác không những không đủ điều kiện để khai thác các vận hội, và cơ may còn bị những điều kiện mới của sự chuyển đổi cơ chế làm cho hoàn cảnh sống của họ bị suy giảm đi so với trước. Kết quả là đã có sự gia tăng sự phân hoá giàu - nghèo với khoảng cách chênh lệch ngày càng lớn. Trên một thang mức sống: giàu có (khá giả), trung bình khá, trung bình, trung bình kém và nghèo khổ, mẫu khảo sát cho ta cơ cấu phân tầng xã hội theo mức sống (tháp phân tầng).
Bên cạnh việc mô tả một “tháp phân tầng theo mức sống” xung quanh nó còn có hàng loạt vấn đề xã hội khác mà nhiều nhà nghiên cứu, khảo sát đã cố gắng nêu ra và làm sáng tỏ ít nhiều. Đó là các vấn đề như: sự nâng cao mức sống cho quảng đại dân cư đô thị trong 5 năm gần đây và các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự gia tăng này. Sự giảm sút tương đối mức sống của một bộ phận người lao động ở “đáy” tháp phân tầng, là đặc trưng kinh tế - xã hội của các nhóm “đỉnh” và “đáy” của tháp phân tầng hay là sự nhận diện về tầng lớp trung lưu và thượng lưu mới cũng như tầng lớp dân nghèo thành thị hiện nay; là sự phản ứng của các nhóm xã hội đối với một số lĩnh vực chính sách quan trọng trong thời kỳ đổi mới …
Tất cả những hiện tượng, những vấn đề được các nhà nghiên cứu, khảo sát XHH lật xới lên cho ta thấy hình bóng khá rõ của những biến đổi trong cơ cấu xã hội, là sự phân tầng đô thị trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Nó giúp cho việc nhận diện bối cảnh xã hội hiện thời từ nhiều góc độ và từ đó hình thành nên các chính sách, giải pháp phù hợp với thực tiễn đang phát triển với nhịp độ ngày càng gia tăng tại các đô thị lớn ở nước ta.