Hay nói chuyện một mình có phải là một bệnh lý?

  1. Sức khoẻ

  2. Tâm lý học

Mình hay tự nói chuyện với bản thân, có khi còn tự tưởng tượng ra 2 bản thể của mình đang nói chuyện với nhau. Đôi khi đọc một bài báo, một tin tức hay cập nhật một kiến thức mới, mình lại có xu hướng lặp lại những điều đó và nói như thể đang có người hỏi mình vậy. Mình ko biết nó có phải là một bệnh lý không?

Từ khóa: 

sức khoẻ

,

tâm lý học

Mình tin là trong bất cứ thân xác nào cũng có 2 bản thể, chỉ là chính ta không công nhận nó, hoặc xã hội hiện đại xem đó là 1 dạng bệnh lý, dấu hiệu tâm thần nên ta không dám thừa nhận hoặc không cho phép nó thoát ra thôi. Bạn thử hình dung 2 người nói chuyện về 1 vấn đề đi, 2 người tương tác mới nảy sinh ý tưởng, phải có sự đối nghịch, phải có mặt trắng mặt đen để cân bằng và duy trì sự tồn tại cho nhau í. Chẳng phải trong chúng ta vẫn có một bản thể khác luôn xung đột trong mọi quyết định của ta hay sao, người ta vẫn luôn nói về khái niệm lí trí và con tim mà. Bản thể bạn đang nói đã được gọi tên rồi đấy, nó vẫn luôn tồn tại, đối lập và tạo ra các biến số. Kết quả của các biến số này chính là dòng chảy tư duy của bạn, giúp bạn sáng tạo, giúp bạn khác biệt với các cá thể còn lại. Thử tưởng tượng xem nếu không có sự đối lập đó để phá vỡ những quy tắc ổn định của nhân loại, thì ngoại trừ khác nhau các đặc điểm di truyền thì tư duy ai cũng giống ai hết rồi, chẳng có sự phát triển của nhân loại nữa. Nên mình từ lâu đã nhìn rất rõ sự tồn tại của bản thể kia, chấp nhận nó, đối mặt với nó, trò chuyện với nó một cách rất tôn trọng. Đó gọi là hiểu rõ bản thân, tôn trọng những nhu cầu khao khát của bản thân trước giờ kìm nén, mình có gì và mình làm tốt nhất, mình thích hưởng thụ gì thì mình đáp ứng thì bản thân đâu còn cảm giác gượng ép nữa, cũng đâu có cảm giác thiếu thốn và khát khao những thứ nhỏ nhặt ^^

https://cdn.noron.vn/2022/02/27/82722438713362203-1645963097.jpg
Trả lời

Mình tin là trong bất cứ thân xác nào cũng có 2 bản thể, chỉ là chính ta không công nhận nó, hoặc xã hội hiện đại xem đó là 1 dạng bệnh lý, dấu hiệu tâm thần nên ta không dám thừa nhận hoặc không cho phép nó thoát ra thôi. Bạn thử hình dung 2 người nói chuyện về 1 vấn đề đi, 2 người tương tác mới nảy sinh ý tưởng, phải có sự đối nghịch, phải có mặt trắng mặt đen để cân bằng và duy trì sự tồn tại cho nhau í. Chẳng phải trong chúng ta vẫn có một bản thể khác luôn xung đột trong mọi quyết định của ta hay sao, người ta vẫn luôn nói về khái niệm lí trí và con tim mà. Bản thể bạn đang nói đã được gọi tên rồi đấy, nó vẫn luôn tồn tại, đối lập và tạo ra các biến số. Kết quả của các biến số này chính là dòng chảy tư duy của bạn, giúp bạn sáng tạo, giúp bạn khác biệt với các cá thể còn lại. Thử tưởng tượng xem nếu không có sự đối lập đó để phá vỡ những quy tắc ổn định của nhân loại, thì ngoại trừ khác nhau các đặc điểm di truyền thì tư duy ai cũng giống ai hết rồi, chẳng có sự phát triển của nhân loại nữa. Nên mình từ lâu đã nhìn rất rõ sự tồn tại của bản thể kia, chấp nhận nó, đối mặt với nó, trò chuyện với nó một cách rất tôn trọng. Đó gọi là hiểu rõ bản thân, tôn trọng những nhu cầu khao khát của bản thân trước giờ kìm nén, mình có gì và mình làm tốt nhất, mình thích hưởng thụ gì thì mình đáp ứng thì bản thân đâu còn cảm giác gượng ép nữa, cũng đâu có cảm giác thiếu thốn và khát khao những thứ nhỏ nhặt ^^

https://cdn.noron.vn/2022/02/27/82722438713362203-1645963097.jpg

Mình thấy tự nhủ là 1 dạng động viên bản thân thì ko có vde gì, nhưng cứ hay lẩm bẩm một mình thành thói quen ko kiểm soát dk, lời nói lộn xộn, ko rõ ràng về ý nghĩa thì có thể là dấu hiệu bệnh lý, đặc biệt ở trẻ con. Nói chuyện một mình có kèm hoang tưởng, ảo giác.

Đâu phải đâu, trong 1 ngày , các chuyên gia đã nghiên cứu rằng chúng ta dành khoảng 90% giao tiếp với chính mình. Cho nên, đó không phải là bệnh lý. Nếu bạn dùng khoảng time đó để nghĩ về những chuyện có ích, tốt cho bạn thì quá tuyệt vơi. Đừng nghĩ về chuyện quá tiêu cực là được!

Bạn đang nhận biết bạn tự nói chuyện với chính mình thì cũng chưa đến mức bệnh tật. Nó phải nghiêm trọng ở mức bạn nói với chính bạn mà bạn không nhận thức được việc này. Nó thuộc trường hợp rối loạn nhận thức. Như bạn thì cũng dễ, chăm chỉ tập thể thao, lăng ra đường, giao tiếp nhiều hơn với mọi người. Tự khắc 1 thời gian sau sẽ chẳng còn thói quen này nữa.

Cũng tùy thôi nếu việc tự nói chuyện như bạn liệt kê thì mình nghĩ là bình thường. Không chỉ bạn mà nhiều người trong đó có cả mình cũng tự đối thoại với chính mình thôi.

Tuy nhiên, nói chuyện một mình thật sự là một vấn đề khi những gì bạn nói những nội dung mang tính phá hoại và nguy hiểm. Việc tự nói tích cực thì ổn, nhưng nếu bạn nói những điều buồn hay những thứ tiêu cực đó có thể là một bất ổn và có thể dẫn đến các vấn đề tâm thần như trầm cảm. Tự nói và tưởng tượng những điều thực sự kinh khủng, tồi tệ thì nó thực sự không tốt. Mình tìm hiểu thì có bác sỹ đã chia sẻ như vậy.

Mình nghĩ bạn không có vấn đề gì hết, cái việc bạn lặp lại kiến thức là một cách để não bạn tiếp thu kiến thức thôi, có nhiều người học thuộc bằng cách này, đó là một hiện tượng bình thường. Còn việc tưởng tượng 2 bản thể cũng là bình thường, đôi khi con người cũng cần tự an ủi, động viên bản thân, và họ không có vấn đề gì hết.

Nhà tâm lí học Paloma Mari-Beffa, thuộc Đại học Bangor nói rằng, việc nói chuyện một mình là điều hết sức bình thường, đồng thời, nó còn giúp bạn kiểm soát được chính mình. Trong khi đó, việc nói to một mình có thể là dấu hiệu cho thấy, bạn có khả năng nhận thức cao, chứ không phải là dấu hiệu của bệnh lý nào cả.

đi khám, gặp bác sĩ cho chắc ăn bạn ơi! Bạn hỏi online thế này thì nguy hiểm lắm. 

Tôi không có kiến thức về mảng này. Nhưng chỉ cần nghe bạn kể lại thôi cũng đã thấy nó không ổn chút nào. Có lẽ đó là 1 dạng bệnh lý về tâm thần nào đó. Bạn nên kết nối với các bác sĩ trên noron xem nhé. Mình thấy Noron có nhiều người làm về tâm lý.

Mình vẫn thương tự nói với bản thân:

- Người hôm đó không phải Tiểu Long, người hôm đó không phải Tiểu Long.