Hãy nêu những mục tiêu của công tác xã hội nhóm?
kiến thức chung
Công tác xã hội nhóm nhắm vào các mục tiêu như sau :
- Khảo sát về các đặc điểm của cá nhân :
Thông qua các sinh hoạt nhóm, nhân viên xã hội (tác viên nhóm), các nhóm viên có thể phát hiện nhu cầu/khả năng/hành vi của mỗi cá nhân trong nhóm thông qua sự bộc lộ và tự đánh giá của ho (nhóm trẻ em/người lớn phạm pháp, nhóm cha mẹ nuôi, nhóm trẻ em đường phố). Từ những khám phá này, tác viên nhóm xây dựng chiến lược để đáp ứng nhu cầu, giúp chuyển đổi hành vi và giải quyết vấn đề.
- Duy trì và hỗ trợ cá nhân :
Cá nhân tham gia vào nhóm cảm thấy an toàn hơn. Nhóm hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khó khăn trước hoàn cảnh xã hội (nhóm người khuyết tật, nhóm phụ huynh khuyết tật, nhóm sinh viên đi học xa nhà có nhu cầu rất mạnh tham gia nhóm cùng hoàn cảnh để chăm sóc cho nhau)
- Thay đổi cá nhân :
Nhóm có tác dụng giúp cá nhân thay đổi những hành vi cá biệt và phát triển nhân cách thông qua các yếu tố kiểm soát xã hội (nhóm vi phạm luật pháp nhằm tránh tái phạm trong tương lai), xã hội hoá (nhóm trẻ trong cơ sở tập trung học tập kỹ năng xã hội để tái hòa nhập cộng đồng), hành vi tương tác (nhóm huấn luyện để tự khẳng định); Giá trị và thái độ mới (nhóm sử dụng ma túy nhằm tác động đế thay đổi Giá trị và thái độ của họ), hoàn cảnh kinh tế (nhóm người thất nghiệp với mục đích tìm việc làm), cảm xúc và khái niệm về bản thân (nhóm phát triển lòng tự trọng, tăng năng lực).
Bà D. tới gặp nhân viên xã hội và than rằng chồng bà từ ngày thất nghiệp thay đổi tánh tình hay uống rượu, ít quan tâm đến gia đình. Tới lượt ông chồng thì cho rằng từ ngày ông mất việc, bà hay nói xiên nói xéo rằng cuộc sống gia đình khó khăn, bà phải làm việc gấp đôi, ngụ ý là ông không làm tròn bổn phận nên ông buồn chán, mặc cảm. Từ đó cuộc sống trong gia đình căng thẳng. Đứa con trai vị thành niên bỏ nhà ra đi v.v... ở đây nếu làm việc với cả hai vợ chòng, hay với cả gia đình thì sẽ kết quả hơn vì nhân viên xã hội có thể tạo điều kiện cho đôi bên đối thoại trong một bầu không khí thuận lợi.
Khi một số người có vấn đề hay nhu cầu giống nhau như một nhóm phụ nữ mới sinh con lần đầu biết thêm về cách nuôi dạy con, một nhóm bệnh nhân tâm thần trong giai đoạn phục hồi, một nhóm trẻ em bỏ học. ở đây tính chất đồng cảnh đồng thuyền làm cho đối tượng cảm thấy mình không phải lẻ loi, gặp người cùng cảnh ngộ họ cảm thấy vơi đi phần nào trước khó khăn.
Khi trao đổi với nhau vấn đề người này làm cho người kia sáng ra về chính mình. Hơn hết, sự khuyến khích giúp đỡ lẫn nhau của chính thân chủ là một nguồn động viên lớn. Có người nhờ đóng vai trò giúp đỡ người khác mà thoát ra khỏi khó khăn của chính mình. Từ nhóm sẽ có nhiều sáng kiến để giải quyết vấn đề. ở đây tác động của nhóm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là những cuộc tiếp xúc cá nhân giữa tác viên và thân chủ. Có khi người ta ngại cuộc trao đổi mặt đói mặt trong bầu không khí nghiêm trang. Bầu không khí nhóm sẽ ít có vẻ long trọng và họ sẽ thoải mái hơn. Nhóm trở thành một nguồn lực giải quyết vấn đề quý giá. Dĩ nhiên nhờ sự tác động của tác viên vào diễn tiến của nhóm thì nhóm mới sinh hoạt thuận lợi. Một lý do cuối cùng để người ta sử dụng nhóm là sự tiện lợi, đỡ mất thời giờ. Ví dụ như phổ biến một số thông tin cho các bà mẹ về kế hoạch hóa gia đình khi họ chờ để khám thai. Nếu có nhiều câu hỏi, trao đổi giữa các bà mẹ thì lượng thông tin sẽ có tác dụng hơn. Tuy nhiên cũng không nên quên rằng có những trường hợp không phù hợp với phương pháp nhóm.
- Cung cấp thông tin, giáo dục :
Nhóm giáo dục sức khỏe, nhóm kỹ năng làm cha mẹ, nhóm tình nguyện viên.
- Giải trí :
Vui chơi để đền bù sự mất mát trong cuộc sống. Nếu một người cô đơn hay suy nghĩ tiêu cực có thể có hành vi tiêu cực, buông xuôi; người khuyết tật hay có tâm trạng chán đời, mang hình ảnh bản thân thấp kém và sống tách biệt với những người xung quanh. Chính môi trường sinh hoạt giải trí vui chơi trong nhóm giúp cho con người cảm thấy lạc quan hơn và tăng cường mối quan hệ.
Tạo điều kiện cho cá nhân có môi trường trung gian giữa cá nhân với một hệ thống xã hội : Nhóm bệnh nhân và bệnh viện, nhóm phụ nữ nghèo và Quỹ vay vốn, nhóm trẻ đường phố và trường học hay trung tâm dạy nghề
- Thay đổi và/ hoặc hỗ trợ :
Ở đây thường là các nhóm mà nhân viên xã hội thường xuyên tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau như:
• Nhóm gia đình (nhưng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn, tay nghề giỏi mới làm được, khả năng thành công không cao như ở các nhóm khác), nhân viên xã hội giúp cải thiện những trục trặc trong truyền thông và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
• Nhóm trẻ phạm pháp : nhân viên xã hội định hướng chuyển đổi các hành vi tiêu cực của trẻ bằng những hoạt động tích cực tại địa bàn dân cư.
- Thay đổi nhận thức xã hội :
Nhóm giúp tăng cường nhận thức của cá nhân và xã hội về một vấn đề nào đó, ví dụ nhóm người khuyết mong muốn xã hội nhìn nhận họ như là người bình thường, tạo điều kiện và cơ hôi cho họ hòa nhập tốt hon là coi họ như người cần phải cưu mang, bố thí. Càng xem họ như vậy thì họ càng tuổi thân, tự ti và cảm thấy là gánh nặng cho xã hội.
Mục tiêu xã hội được lập bởi nhân viên xã hội nằm trong một kế hoạch nhằm thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin, thói quen, quan điểm, giúp thân chủ tăng năng lực để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống.
Do tác động qua mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm, mối tương tác này là công cụ chính dẫn đến sự thay đổi của nhóm viên, khác với công tác xã hội cá nhân là mối quan hệ tương tác giữa thân chủ và nhân viên xã hội.
Nội dung liên quan
Liên Đông