Hãy nêu những khó khăn trong nhận thức lịch sử?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Có 1 số quan điểm phủ nhận hay nghi ngờ tính khách quan của nhận thức lịch sử. Các quan điểm này đã lập luận như sau: Một là, thực tiễn là thước đo của chân lý. Hiện thực lịch sử là thước đo chân lý của nhận thức lịch sử. Nhưng hiện thực lịch sử của nhà sử học là cái đã qua, cái không còn hiện hữu, do đó nhận thức lịch sử của nhà sử học là nhận thức gián tiếp mà nhận thức gián tiếp thì không thể kiểm tra được sự chính xác nên không thể khẳng định được nhận thức lịch sử của nhà sử học có phải là nhận thức khách quan hay không. Hai là, nhà sử học nhận thức lịch sử thông qua vai trò của sử liệu, song trên thực tế, sử liệu với tư cách là kênh truyền đạt thông tin lịch sử từ quá khứ đến người nhận thức luôn thiếu thốn. Do đó, hiện thực lịch sử mà nhà sử học khôi phục không bao giờ đầy đủ như nó vốn có. Mặt khác, sử liệu bản thân nó đã là sản phẩm mang đầy tính chủ quan của người làm ra nó. Vì thế cơ sở để nhận thức lịch sử là không vững chắc. Ba là, lịch sử được tái hiện thông qua lăng kính nhận thức của nhà sử học. Tuy nhiên bản thân nhà sử học trong khi nhận thức lịch sử luôn bị tác động, bị chi phối trực tiếp bởi vị trí xã hội, tri thức học vấn, tâm lý cá nhân và hệ thống giá trị mà nhà sử học đó thừa nhận, gây ảnh hưởng đến kết quả nhận thức. Vì thế bao trùm lên sử học là sự nhận thức chủ quan.
Trả lời
Có 1 số quan điểm phủ nhận hay nghi ngờ tính khách quan của nhận thức lịch sử. Các quan điểm này đã lập luận như sau: Một là, thực tiễn là thước đo của chân lý. Hiện thực lịch sử là thước đo chân lý của nhận thức lịch sử. Nhưng hiện thực lịch sử của nhà sử học là cái đã qua, cái không còn hiện hữu, do đó nhận thức lịch sử của nhà sử học là nhận thức gián tiếp mà nhận thức gián tiếp thì không thể kiểm tra được sự chính xác nên không thể khẳng định được nhận thức lịch sử của nhà sử học có phải là nhận thức khách quan hay không. Hai là, nhà sử học nhận thức lịch sử thông qua vai trò của sử liệu, song trên thực tế, sử liệu với tư cách là kênh truyền đạt thông tin lịch sử từ quá khứ đến người nhận thức luôn thiếu thốn. Do đó, hiện thực lịch sử mà nhà sử học khôi phục không bao giờ đầy đủ như nó vốn có. Mặt khác, sử liệu bản thân nó đã là sản phẩm mang đầy tính chủ quan của người làm ra nó. Vì thế cơ sở để nhận thức lịch sử là không vững chắc. Ba là, lịch sử được tái hiện thông qua lăng kính nhận thức của nhà sử học. Tuy nhiên bản thân nhà sử học trong khi nhận thức lịch sử luôn bị tác động, bị chi phối trực tiếp bởi vị trí xã hội, tri thức học vấn, tâm lý cá nhân và hệ thống giá trị mà nhà sử học đó thừa nhận, gây ảnh hưởng đến kết quả nhận thức. Vì thế bao trùm lên sử học là sự nhận thức chủ quan.