Hãy nêu một số ngành thuộc lĩnh vực Hóa học và công nghệ hóa học?
kiến thức chung
MỘT SỐ CHUYÊN NGÀNH THUỘC LĨNH VỰC HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Hoá học
Trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, những kiến thức cơ bản về Hoá học, được tiếp cận, thực hành trên những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học và nâng cao kỹ năng thực hành, những kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành, hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập, có khả năng ứng dụng Hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.
Sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng đảm nhận các công việc phù hợp với chuyên môn tại bất kỳ nơi nào ở trong và ngoài nước; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, THPT, làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh có sử dụng kiến thức hoá học, hoặc có thể được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.
Sư phạm Hoá học
Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ, tin học; kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Hóa học; về khoa học giáo dục và sư phạm. Kỹ năng sử dụng các phương pháp cơ bản, hiện đại trong Hóa học và công nghệ dạy học.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và THPT, làm việc tại các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý, sản xuất-kinh doanh, hoặc có thể được đào tạo tiếp bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.
Công nghệ Hoá học
Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức cơ bản về Hoá học và kiến thức chuyên sâu về Công nghệ các quá trình Hóa học, tiếp cận những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. có khả năng ứng dụng công nghệ giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội, môi trường.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh, các công ty liên doanh có sử dụng kiến thức công nghệ hoá học và hoá học; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, THPT, hoặc được đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.
Công nghệ hóa học vô cơ và hữu cơ:
Chuyên ngành công nghệ hóa vô cơ trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản và chuyên ngành như: Giản đồ pha - Các phương pháp nghiên cứu và phân tích vật liệu vô cơ - Công nghệ sản xuất hoá chất vô cơ - Kỹ thuật tổng hợp vật liệu vô cơ...và các môn bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: Hoá học và hoá lý sillicat - Công nghệ sản xuất các chất kết dính - Vật liệu composit vô cơ - Công nghệ sản xuất các oxyl kim loại - Kỹ thuật tổng hợp vô cơ điện hoá - Vật liệu xử lý nước ô nhiễm - Công nghệ sản xuất pin, acquy - Vật liệu gốm cao cấp (điện tử, bán dẫn, siêu âm) - Công nghệ chế biến quặng phi/ kim loại - Công nghệ luyện kim bột - Công nghệ sản xuất gốm sứ - Qúa trình và thiết bị gốm sứ - Nguyên lý lò nung gốm sứ ....
Chuyên ngành Hóa hữu cơ trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản và chuyên ngành như: Hoá học và hoá lý polyme - Công nghệ sản xuất hoá chất hữu cơ - Hoá học và phương pháp tổng hợp hữu cơ hiện đại - Các phương pháp nghiên cứu và phân tích hợp chất hữu cơ ...và các kiến thức bổ trợ: kỹ thuật gia công chất dẻo - Cơ sở công nghệ chất dẻo/cao su, xenlulo, giấy và sợi hóa học - Polyme sinh học và polyme phân huỷ - Công nghệ vật liệu hữu cơ - Công nghệ sản xuất các sản phẩm composit - Công nghệ sản xuất các chất dẻo đặc chủng - Công nghệ sản xuất chất tạo màng và kết dính hữu cơ - Kỹ thuật gia công chất dẻo - Kỹ thuật sơ chế cao su - Công nghệ cao su nhiệt dẻo - Công nghệ sản xuất sản phẩm cao su thông dụng - Công nghệ sản xuất sản phẩm cao su kỹ thuật - Kỹ thuật sản xuất xenlulo /giấy/sợi Hoá học - Cơ sở kỹ thuật nhuộm màu ....
Ra trường, Kỹ sư ngành Công nghệ hóa học có khả năng nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các sản phẩm khoa học hoặc liên quan, có khả năng vận hành dây chuyền sản xuất, quản lý sản xuất ở các cơ sở sản xuất cũng như ở các cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật ...
Công nghệ hóa môi trường:
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ hóa môi trườngnhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về khối khoa học tự nhiên như: Giải tích - Xác suất thống kê - Vật lý - Sinh học - Hóa học - Vi sinh vật - Sinh thái môi trường- môi trường và con người… đồng thời còn đào tạo để sinh viên có các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Cơ ứng dụng - Hóa lý kỹ thuật môi trường- Kỹ thuật nhiệt - Thủy lực & thủy văn - Kỹ thuật điện - Phân tích hệ thống - Hóa học phân tích các chỉ tiêu môi trường- Vi sinh vật kỹ thuật môi trường- Thủy lực công trình - Kỹ thuật điện tử - Cơ học đất - Luật và chính sách môi trường… ngoài ra, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Độc tố học môi trường- Ô nhiễm không khí - Quản lý chất thải rắn - Ô nhiễm đất và kỹ thuật xử lý - Ngăn ngừa ô nhiễm và công nghệ sạch - Quản lý chất lượng môi trường- Đánh giá tác động môi trường- Mô hình hóa môi trườngvà sự lan truyền ô nhiễm - Kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí - Kinh tế môi trường- Bản đồ học và ứng dụng GIS trong quản lý môi trường- Ô nhiễm nước - Xử lý nước thải - Ô nhiễm tiếng ồn và kỹ thuật xử lý - Kỹ thuật nước thiên nhiên… để khi ra trường sinh viên ngành Công nghệ môi trườngcó khả năng phân tích đánh giá hiện trạng môi trường và các vùng lãnh thổ, kỹ năng đo đạc và phân tích các thông số môi trường, có khả năng giảng dạy theo chuyên ngành…
Công nghệ hóa Silicat:
Chuyên ngành Công nghệ hóa silicat trang bị những kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản, cùng với kiến thức cơ bản dành cho ngành như: Lô silicat - Thiết bị nhà máy silicat - Hóa lý Silicat - Công nghệ vật liệu kết dính - Công nghệ gốm sứ - Công nghệ thuỷ tinh - Công nghệ vật liệu chịu lửa…
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, thực hành… tại các nhà máy cơ quan xí nghiệp có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.
Công nghệ hóa Vô cơ Điện hóa:
Chuyên ngành Công nghệ điện hóa và Bảo vệ kim loại trang bị cho sinh viên các kiến thức chung thuộc khối Khoa học cơ bản, những kiến thức cơ bản về ngành, kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Điện hóa lý thuyết - Ăn mòn kim loại - Điện hóa bề mặt - Kim loại hóa học - Vật liệu họ - Mạ điện - Điện phân thoát kim loại - Điện phân không thoát kim loại - Nguồn điện hóa học - Thiết bị điện hóa…
Khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng làm các công việc liên quan đến lĩnh vực kim loại như chống ăn mòn kim loại tinh chế kim loại, sản xuất các vật dụng bằng kim loại…
Công nghệ hợp chất vô cơ và phân bón hóa học:
Khi học chuyên ngành Công nghệ các hợp chất vô cơ và Phân bón hóa học sinh viên sẽ được học kiến thức chung dành cho khối Khoa học cơ bản cùng với những kiến thức cơ bản về ngành, kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Kỹ thuật chế tạo các chất sạch - Động học và Thiết bị phản ứng - Công nghệ vật liệu - Ăn mòn kim loại - Công nghệ các hợp chát chứa nitơ - Công nghệ axit sufuric - Công nghệ sản xuất phân bón vô cơ - Công nghệ sản xuất muối khoáng… để khi ra trường sinh viên có khả năng nghiên cứu hoặc làm việc trực tiếp tại các nhà máy phân bón hóa học.
Công nghệ hóa phân tích:
Chuyên ngành Hoá phân tích: được trang bị kiến thức cũng như các phương pháp phân tích sắc ký - Các phương pháp phân tích phổ nguyên tử - Phân tích điện hóa - Phân tích trắc quang - Thuốc thử hữu cơ - Phân tích kỹ thuật - Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu… sinh viên cũng sẽ được đi vào nghiên cứu thực tế chuyên ngành về: Phân tích điện hoá, quang - Phân tích chiết, sắc ký - Phân tích kỹ thuật…
Công nghệ hóa nhuộm:
Chuyên ngành công nghệ hóa nhuộm trang bị cho sinh viên khối kiến thức liên quan như: vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, tổ chức sản xuất, nguyên lý chế tạo máy, điện kỹ thuật, hóa hữu cơ, đại cương dệt - sợi, hóa phân tích, vật liệu nhuộm, hóa công, tự động hóa, nấu tẩy, công nghệ nhuộm, in hoa, thiết bị nhuộm… và các kiến thức chuyên ngành bổ trợ khác. Học viên sau khi ra trường có thể làm nhân viên kỹ thuật nhuộm ở các công ty dệt, làm ở các cơ sở nhuộm vải - sợi, các cơ sở, xí nghiệp in vải…
Hóa dược
Hóa dược là một ngành khoa học dựa trên nền tảng hóa học để nghiên cứu các vấn đề của các ngành khoa học sinh học, y học và dược học. Hóa dược bao gồm việc khám phá, phát minh, thiết kế, xác định và tổng hợp các chất có tác dụng hoạt tính sinh học, nghiên cứu sự chuyển hóa, giải thích cơ chế tác động của chúng ở mức độ phân tử, xây dựng các mối quan hệ giữa cấu trúc và tác dụng sinh học hay tác dụng dược lý (gọi là SAR) và mối quan hệ định lượng giữa cấu trúc và tác dụng sinh học hay tác dụng dược lý (gọi là QSAR). Hóa dược là một ngành hoa học thể hiện cao sự kết hợp giữa hóa hữu cơ và sinh hóa, hóa tin học, dược lý, sinh học phân tử, toán thống kê và hóa lý.
Công nghệ hóa dầu:
Ngành công nghệ hóa dầu trang bị cho học viên khối kiến thức cơ bản và bổ trợ cho chuyên ngành như: hóa học dầu mỏ, công nghệ lọc dầu, công nghệ hóa dầu, xúc tác lọc hóa dầu, phụ gia khai thác, vận chuyển và bảo quản dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ, công nghệ sản xuất nhiên liệu dầu và khí, công nghệ chế tạo monome và các hóa chất cơ bản từ dầu mỏ, các quá trình oxy hóa hidrocacbon từ dầu mỏ, an toàn và bảo vệ môi trườngtrong công nghiệp dầu khí, công nghệ hidro xử lý các sản phẩm dầu khí, công nghệ tách hidrocacbon trong lọc hóa dầu, kinh tế dầu khí...
Khi ra trường, có thể làm việc tại đơn vị kinh tế chuyên ngành dầu khí hoặc các sản phẩm từ dầu khí hiện đang phát triển rất mạnh ở khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), Nghi Sơn (Thanh Hóa) và nhiều địa phương khác; làm công tác giảng dạy, đào tạo ở các trường Đại học, trường dạy nghề hoặc Viện nghiên cứu.
Nội dung liên quan
Kim Anh