Hãy nêu các phương pháp nghiên cứu tâm lý

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Các phương pháp nghiên cứu tâm lý là: *1. Phương pháp quan sát: - Quan sát là tri giác cho chủ định nhằm xác định đặc điểm của đối tượng qua hành động, cử chỉ,… - Có nhiều hình thức quan sát: quan sát toàn diện hay bộ phận; trực tiếp hay gián tiếp - Quan sát có nhiều ưu điểm - Khi quan sát, cần chú ý: xác định mục tiêu, nội dung, kế hoạch; chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, tiến hành quan sát có hệ thông; ghi chép tài liệu khách quan, trung thực. *2. Phương pháp thực nghiệm: - Thực nghiệm là tác động vào đối tượng một cách chủ động => Biểu hiện về quan hệ nhân quả => Lặp lại nhiều lần => Đo đạt, định lượng, định tính - Hai loại thực nghiệm cơ bản: thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên 3. Phương pháp trắc nghiệm (Test): - Trắc nghiệm là một phép thử để “đo lường” tâm lý, đã được chuyển hóa trên một số lượng người đủ tiêu chuẩn - Trắc nghiệm thường gồm 4 phần: văn bản trắc nghiệm, hướng dẫn quy trình tiến hành, hướng dẫn đánh giá, bản chuyển hóa - Đã có một hệ thống trắc nghiện về nhận thức, năng lực, nhân cách - Trắc nghiệm có nhiều ưu điểm 4. Phương pháp đàm thoại (trò chuyện): - Đàm thoại là đặt ra câu hỏi cho đối tưởng; dựa vào câu trả lời để trao đổi, hỏi them nhằm thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu - Có nhiều hình thức đàm thoại: trực tiếp hoặc gián tiếp; hỏi thẳng hay hỏi đường vòng - Khi đàm thoại cần chú ý: xác định mục đích, yêu cầu; tìm hiểu trước thông tin về đối tượng; có kế hoạch trước để “lái hướng” câu chuyện; linh hoạt trong quá trình trò chuyện 5. Phương pháp điều tra: - Điều tra là dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ - Có nhiều hình thức điều tra: trả lời viết hay trả lời miệng (có người ghi lại) - Câu hỏi điều tra: câu hỏi đóng, câu hỏi mở hoặc kết hợp cả hai Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động, phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân… Đồng thời để đảm bảo độ tin cậy, khoa học của kết quả nghiên cứu tâm lý cần: Một là sử dựng các phương pháp nghiên cứu thích hợp với vấn đề cần nghiên cứu và chủ thể nghiên cứu. Hai là sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp khi nghiên cứu tâm lý con người
Trả lời
Các phương pháp nghiên cứu tâm lý là: *1. Phương pháp quan sát: - Quan sát là tri giác cho chủ định nhằm xác định đặc điểm của đối tượng qua hành động, cử chỉ,… - Có nhiều hình thức quan sát: quan sát toàn diện hay bộ phận; trực tiếp hay gián tiếp - Quan sát có nhiều ưu điểm - Khi quan sát, cần chú ý: xác định mục tiêu, nội dung, kế hoạch; chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, tiến hành quan sát có hệ thông; ghi chép tài liệu khách quan, trung thực. *2. Phương pháp thực nghiệm: - Thực nghiệm là tác động vào đối tượng một cách chủ động => Biểu hiện về quan hệ nhân quả => Lặp lại nhiều lần => Đo đạt, định lượng, định tính - Hai loại thực nghiệm cơ bản: thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên 3. Phương pháp trắc nghiệm (Test): - Trắc nghiệm là một phép thử để “đo lường” tâm lý, đã được chuyển hóa trên một số lượng người đủ tiêu chuẩn - Trắc nghiệm thường gồm 4 phần: văn bản trắc nghiệm, hướng dẫn quy trình tiến hành, hướng dẫn đánh giá, bản chuyển hóa - Đã có một hệ thống trắc nghiện về nhận thức, năng lực, nhân cách - Trắc nghiệm có nhiều ưu điểm 4. Phương pháp đàm thoại (trò chuyện): - Đàm thoại là đặt ra câu hỏi cho đối tưởng; dựa vào câu trả lời để trao đổi, hỏi them nhằm thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu - Có nhiều hình thức đàm thoại: trực tiếp hoặc gián tiếp; hỏi thẳng hay hỏi đường vòng - Khi đàm thoại cần chú ý: xác định mục đích, yêu cầu; tìm hiểu trước thông tin về đối tượng; có kế hoạch trước để “lái hướng” câu chuyện; linh hoạt trong quá trình trò chuyện 5. Phương pháp điều tra: - Điều tra là dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ - Có nhiều hình thức điều tra: trả lời viết hay trả lời miệng (có người ghi lại) - Câu hỏi điều tra: câu hỏi đóng, câu hỏi mở hoặc kết hợp cả hai Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động, phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân… Đồng thời để đảm bảo độ tin cậy, khoa học của kết quả nghiên cứu tâm lý cần: Một là sử dựng các phương pháp nghiên cứu thích hợp với vấn đề cần nghiên cứu và chủ thể nghiên cứu. Hai là sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp khi nghiên cứu tâm lý con người