Hãy làm bạn với nỗi sợ của chính mình!

  1. Giáo dục

  2. Văn hóa

  3. Xã hội

Chúng ta thường được khuyên nên rời khỏi vùng an toàn để phát triển bản thân tốt hơn. Nhưng những nỗi sợ vô hình luôn khiến ta chùn bước và trì hoãn kế hoạch, đặc biệt khi chúng lớn dần theo năm tháng.
“Nỗi sợ hãi” là cảm giác tiêu cực của con người khi thấy mình nhỏ bé, yếu đuối kém cỏi, thấy mình không đủ điều kiện, không đủ khả năng, sức mạnh để thực hiện một kế hoạch hay dự định nào đó; sống tự ti, không dám tin vào bản thân mình. Luôn sống khép mình lại với mọi thứ xung quanh vì cảm giác mình không có giá trị gì cả.

https://cdn.noron.vn/2022/06/14/5794218464054540-1655190575.jpg
Cre: Freepik

Nỗi sợ hãi thì ai cũng có, vì nó luôn tiềm ẩn trong con người mỗi chúng ta, cản trở những suy nghĩ, hành động khiến con người thiếu tự tin, quyết đoán, sợ suy nghĩ của mình là sai. Nghĩ rồi không dám làm, sợ sự bác bỏ của người khác, sợ đi ngược lại với số đông. Chính những điều đó đã dẫn đến một lối sống được chăng hay chớ, hèn nhát vì chúng ta đâu có tự tin vào năng lực của mình, làm theo kiểu hên xui, được thì được, không thì thôi, không dám quả quyết làm tới cùng. Một người như vậy, liệu có ai dám tin tưởng hay không? Vượt qua nỗi sợ hãi là khắc phục được những nhược điểm, con người có đủ sức mạnh tạo niềm tin cho bản thân và người khác như vậy mới có thể thành công.

Song điều đó không có nghĩa bạn nên bất chấp tất cả để nhảy ngay khỏi vùng an toàn. Chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng bằng cách tôi luyện lòng dũng cảm. Như vậy nỗi sợ sẽ không còn ngáng đường ta trước bất kỳ thách thức nào.

Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta có hàng trăm ngàn thứ để sợ, nhưng thực ra không nên gộp tất cả thành một vì không phải nỗi sợ nào cũng không tốt. Nhìn chung, ta có thể phần nào phân loại nỗi sợ theo hai dạng: nỗi sợ bản năng và nỗi sợ tâm lý. Hằng ngày, báo chí và truyền thông đăng tải rất nhiều tin tức tiêu cực dễ khiến ta lo âu, sự sợ hãi đó thuộc về bản năng. Còn những nỗi sợ khác như: sợ thất bại, sợ đứng trước đám đông, sợ mất danh dự, v.v… lại là nỗi sợ xuất phát từ tâm lý. Thay vì tránh né, bạn nên “nhìn sâu” vào chính nỗi sợ của bản thân và học cách xử trí nó. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/14/832222994359675-1655191460.jpg
Cre: Freepik

Rèn luyện nỗi sợ thể chất
Cơn đau là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp nguy hiểm, vì vậy việc bạn sợ đau và bảo vệ phần cơ thể bị thương là bình thường. Tuy nhiên khi nỗi sợ đau lớn dần theo thời gian, nó sẽ biến cơn đau thành mãn tính và gây thêm căng thẳng cho cơ thể. Điều này cản trở sức khỏe thể chất và khả năng phục hồi của chính bạn, vì vậy việc rèn luyện lòng can đảm thể chất là cần thiết.


Rèn luyện lòng can đảm cảm xúc
Kiểu can đảm này giúp bạn mở lòng đón nhận mọi khía cạnh cảm xúc và sẵn sàng chấp nhận khả năng bị tổn thương.
Cảm xúc là cách cơ thể chúng ta thích nghi để tồn tại. Ở mức độ vô thức cao, hệ thống kiểm soát cảm xúc limbic sẽ tạo ra một cảm xúc cố định gắn liền với một hành động được lặp lại thường xuyên. Bạn có thể tận dụng điểm này để đánh lừa não bộ khi phải làm một việc khiến bạn sợ hãi.

Rèn luyện tinh thần can đảm trí tuệ
Sẵn sàng học hỏi, mở rộng tầm nhìn và thay đổi quan điểm cá nhân với tư duy cởi mở, linh hoạt chính là sự can đảm trong trí tuệ.
Kiểu can đảm này đặc biệt quan trọng khi Internet tràn ngập tin giả và các thuật toán củng cố thiên kiến xác nhận của chính bạn. Để rèn luyện, bạn cần kiểm tra tính xác thực và hình thành tư duy phản biện với các thông tin nhận được.


Rèn luyện lòng can đảm xã hội
Lòng can đảm xã hội giúp bạn vượt qua sự phán xét hay định kiến xã hội để tự tin thể hiện con người thật của mình.

https://cdn.noron.vn/2022/06/14/5794218464054593-1655191557.jpg
Cre: Freepik

Điều này nghĩa là bạn dám theo đuổi điều mình thích, dù nó khác biệt hẳn với quy chuẩn xã hội ở nơi bạn sinh sống. Để làm được như vậy, bạn nên ngừng quan tâm đến áp lực đồng trang lứa và tập trung vào phát triển điểm mạnh của bản thân. Bạn có thể bước chậm so với đám đông, nhưng bạn sẽ đạt được điều mình mong muốn.

Rèn luyện can đảm đạo đức
Lòng can đảm đạo đức giúp bạn sẵn sàng bảo vệ lẽ phải, ngay cả khi việc đó khiến bạn bị chế giễu hoặc trừng phạt. 

Để có được lòng can đảm đạo đức, cần có sự nhất quán giữa suy nghĩ và hành động của bạn khi gặp chuyện bất bình. Bạn cũng cần ý thức được hệ quả của việc bảo vệ lẽ phải để lên phương án hành động phù hợp, tránh để liên lụy đến những người vô can.

Can đảm tâm linh
Kiểu can đảm này giúp bạn đối mặt với những nghi ngờ về đức tin của bản thân. Tâm linh luôn là vấn đề nhạy cảm, vì vậy bạn cần vững tâm để đối mặt với những lý lẽ có thể làm suy yếu niềm tin trong bạn. Kể cả khi không theo tôn giáo nào, bạn vẫn cần lòng can đảm tâm linh để xây dựng niềm tin vững mạnh vào lý tưởng sống của bản thân.

https://cdn.noron.vn/2022/06/14/1123175286909651-1655191930.jpg
Cre: Freepik

Can đảm tâm linh thường xoay quanh các câu hỏi về danh tính và mục đích tồn tại mà ta không thể tìm ra đáp án trong một sớm một chiều. Tuy vậy, điều quan trọng là bạn có tinh thần đối mặt với chúng và tập trung vào hành trình tìm kiếm mục đích sống của mình.

https://cdn.noron.vn/2022/06/14/5794218464054620-1655192081.png

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng mình trong bài viết trên, mình rất mong nhận được thêm ý kiến đóng góp của các bạn! ❤️

Từ khóa: 

giáo dục

,

văn hóa

,

xã hội

Sợ này chắc nỗi sợ của một người bình thường. Ngoài ra còn nỗi sợ do bệnh lý nữa. Những người bị bệnh tâm thần có thể sợ mà chẳng có lý do rõ ràng. Ví dụ người bị trầm cảm khi thấy một bầu trời u tối họ cũng sợ mà không ý thức được, một người bị sang chấn tâm lý gặp thứ gì đó khiến tổn thương bị kích hoạt họ cũng sợ. 
Trả lời
Sợ này chắc nỗi sợ của một người bình thường. Ngoài ra còn nỗi sợ do bệnh lý nữa. Những người bị bệnh tâm thần có thể sợ mà chẳng có lý do rõ ràng. Ví dụ người bị trầm cảm khi thấy một bầu trời u tối họ cũng sợ mà không ý thức được, một người bị sang chấn tâm lý gặp thứ gì đó khiến tổn thương bị kích hoạt họ cũng sợ.