Hãy cho biết các nguyên tắc nghiên cứu trong tâm lý học.
kiến thức chung
Các nguyên tắc nghiên cứu tâm lý:
- Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng: Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan và nội dung của tâm lý là sự phản ánh của hiện thực vào não của con người. Nói cách khác, tâm lý là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tâm lý có chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người và tác động trở lại thế giới, biến đổi thế giới. Khẳng định tiền đề vật chất của sự phát triển tâm lý là não người, quan điểm duy vật biện chứng nêu rõ tính quyết định của yếu tố xã hội đối với sự phát triển tâm lý người. Chính vì vậy, nghiên cứu tâm lý phải gắn với việc nghiên cứu đặc điểm môi trường sống và giáo dục, đặc điểm bẩm sinh di truyền và vốn kinh nghiệm đã có của đối tượng nghiên cứu.
- Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động:Nhà nghiên cứu phải nhìn nhận và nghiên cứu đối tượng trong hoạt động, coi trẻ là chủ thể của hoạt động. Nguyên tắc này cũng khẳng định tâm lý luôn vận động và phát triển.
- Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác: các hiện tượng tâm lý không tồn tại một cách biệt lập mà chúng có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, chuyển hóa qua nhau đồng thời chúng còn chi phối và chịu sự chi phối của các hiện tượng khác. Nguyên tắc này giúp nghiên cứu các hiện tượng tâm lý một cách bản chất chứ không chỉ dừng lại ở hiện tượng bên ngoài, để đảm báo tính chính xác, khách quan tuyệt đối, tránh những kết luận chủ quan, vội vàng.
- Tính cụ thể trong nghiên cứu tâm lý: đối tượng và khách thể trong nghiên cứu tâm lý phải rõ ràng, nghiên cứu cái gì, trên ai, thuộc độ tuổi nào, trong nhóm xã hội nào,.....
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Thị Hà Nguyên