Hầu Hết Mọi Người Đều Hiểu Sai Về Quá Trình Tiến Hóa Của Sinh Vật
Hôm qua tôi có đưa ra một câu hỏi trên group rất lớn về khoa học.
Câu hỏi như sau
Có một quần thể cá sống trong hang động không có ánh sáng hàng trăm nghìn năm, được các nhà khoa học phát hiện ra đã bị mất hết mắt ( trước đó chúng có mắt bình thường )
Vậy diễn biến quá trình tiến hóa của chúng như thế nào để đến nay cả quần thể cá không còn mắt nữa ?
Trong gần 400 comment trả lời thì 99% người được hỏi nói rằng :
Do sống trong hang tối nên mắt không cần thiết nữa, khiến nó bị thoái hóa đi và tiêu biến, vì vậy những thế hệ cá sau đều không còn cần đến mắt để sinh tồn.
Hoặc :
Do sống trong hang tối nên môi trường sống đã giúp nó đột biến mất đi đôi mắt để giảm năng lượng tiêu hao, giúp sinh tồn tốt hơn.
Thực ra cả 2 câu trả lời trên đều sai !
Tôi xin giải đáp như sau.
Đầu tiên phải khẳng định rằng, đúng là khi sống trong bóng tối ,mắt của con cá không cần dùng đến nữa, nó sẽ bị tiêu biến và thoái hóa đi. Nhưng sự thoái hóa không hề di truyền, nó không ảnh hưởng đến Gen của sinh vật. Vì vậy những con cá đã thoái hóa mắt vẫn sản sinh ra những con cá có mắt.
Tương tự như việc một người bị tai nạn liệt cánh tay và thoái hóa teo đi, nhưng anh ta vẫn đẻ được những đứa con bình thường không hề bị bệnh giống mình.
Nên nguyên nhân gây ra sự tiến hóa của đàn cá mất mắt, không phải bởi lí do thoái hóa.
Vậy nguyên nhân thực sự từ đâu? Đó chính là đột biến.
Trong quá trình sinh sản, nhiều cá thể con được sinh ra đột biến không còn mắt nữa. Chính đột biến này lại giúp giúp tiết kiệm năng lượng, sinh tồn tốt hơn những con có mắt. Và vì đột biến có thể di truyền, nên các cá thể mất mắt còn tồn tại trong đàn tiếp tục sản sinh ra những thế hệ cá tiếp theo mang trong mình gen đột biến này.
Cuối cùng chọn lọc tự nhiên sẽ lưu giữ lại những con cá ưu thế về sinh tồn hơn và khiến cả quần thể cá đều mất hết mắt.
Vậy có phải môi trường tăm tối đã định hướng cho đột biến của những con cá này hay không? Vì thiếu ánh sáng nên ADN của chúng thay đổi và mất dần mắt đi ?
Câu trả lời là KHÔNG ! đột biến không được định hướng bởi bất kì yếu tố nào ( trừ can thiệp trực tiếp vào ADN của sinh vật như phương pháp chỉnh sửa gen Crispr của con người )
Vì vậy đột biến chỉ là NGẪU NHIÊN mà thôi.
Vậy tổng kết kiến thức lại, ta được câu trả lời hoàn chỉnh như sau :
Quần thể cá sống trong hang tối, NGẪU NHIÊN sản sinh ra những con cá bị đột biến không còn mắt, và chọn lọc tự nhiên đã bảo tồn những thế hệ cá mất mắt tiếp theo vì chúng chiếm ưu thế sinh tồn tốt hơn.
Chính vì thế bản chất của tiến hóa chỉ gói gọn trong 8 từ :
ĐỘT BIẾN NGẪU NHIÊN - CHỌN LỌC TỰ NHIÊN
P/s : Nếu bạn nào thắc mắc dẫn chứng về sự ngẫu nhiên của đột biến thì tham khảo tài liệu về thí nghiệm của Esther và Joshua Lederberg năm 1952.
Joshua Lederberg , ForMemRS (23 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 2 năm 2008) là một nhà sinh học phân tử người Mỹ nổi tiếng với công trình nghiên cứu về di truyền vi khuẩn, trí tuệ nhân tạo và chương trình không gian Hoa Kỳ. 33 tuổi ông giành giải thưởng Nobel về sinh lý học , y học năm 1958 vì phát hiện ra rằng vi khuẩn có thể giao phối và trao đổi gen (liên hợp vi khuẩn).
16h ngày 28/2 Chỉnh sửa bổ sung :
Sau khi tìm hiểu thêm thông tin thì tôi phát hiện thêm một điều, Gen quy định tính trạng có mắt của con cá không hề mất, có nghĩa là trong lúc hình thành phôi thai, con cá vẫn phát triển mắt bình thường nhưng sau đó thì dừng và tiêu biến.
Vậy lí do gì khiến quá trình tiêu biến diễn ra để sinh ra các con cá mù ?
Đó chính là do gen đa hiệu :
Gen đa hiệu Là trường hợp một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. Gen đa hiệu là cơ sở để giải thích hiện tượng biến dị tương quan: Khi một gen đa hiệu bị đột biến thì nó đồng thời kéo theo sự biến dị ở một số tính trạng mà nó chi phối.
Trong phôi thai con cá, gen đa hiệu đã bị đột biến gây ra sự biểu hiện trội hơn của tính trạng mù, nên mắt đã không tiếp tục hình thành nữa.
Bản chất đây vẫn chỉ là một sự đột biến ngẫu nhiên, nhưng nó khiến con cá bị mù và ưu thế hơn cá có mắt.
Sự phát triển và tiêu giảm mắt ở loài cá mù và cá không mù. Cá ngoài tự nhiên cùng loài ( có mắt ) – (A) và cá trong hang bị mù – (B) trưởng thành. Phôi cá ngoài tự nhiên (C) và cá mù trong hang (D) giai đoạn 24 giờ tuổi cho thấy mắt sơ khởi có thủy tinh thể (L) và cầu mắt (OC). Các mũi tên chỉ hướng bên dưới của cầu mắt (E) Biểu đồ cho thấy thời điểm của sự phát triển mắt giữa của phôi cá bề ngoài tự nhiên và sự tiêu giảm của của cá mù trong hang (dưới).
thuyết tiến hóa
,tiến hóa
,đột biến
,loài cá không có mắt
,khoa học
Cuốn sách bác đọc lúc 10t là cuốn j
hải đăng lương
Cuốn sách bác đọc lúc 10t là cuốn j