“HẤP LỰC” CỦA MOURINHO MANG LẠI THÀNH CÔNG NHƯNG CẢ SỰ THIẾU BỀN VỮNG?
Thất bại đêm qua của Man United trước Sevilla đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng fan bóng đá. Đặc biệt là trách nhiệm của Mourinho đến đâu khi mà ông tiếp cận trận đấu quá thụ động và để thua trước đối thủ được đánh giá yếu hơn.
Nguồn ảnh:
Cách đây 2 tháng, fanpage
Mùa giải trước, Eden Hazard đã chứng kiến sự khác biệt chủ yếu giữa Jose Mourinho và Antonio Conte. Mourinho không cho các cầu thủ tập luyện các bài di chuyển để họ có thể gần như triển khai bóng một cách vô thức ở nhịp độ cao ứng với bất kỳ tình huống nào phát sinh. Ông tổ chức hàng thủ, và để hàng công tự ứng biến. Điều này được một số người lấy ra để dẫn chứng cho việc Mourinho giờ đây đã không còn là một HLV hàng đầu. Có thể là như vậy, nhưng nó còn là một chi tiết giải thích cho toàn bộ phương pháp huấn luyện của ông.
Khi còn học tại Instituto Superior de Educacao Fisica ở Lisbon, Mourinho chịu sự ảnh hưởng từ Giáo sư Manuel Sergio, người tin rằng kiến thức bóng đá không thôi là chưa đủ để trở thành một HLV. Mà một HLV còn phải là một nhà tâm lý học, một người diễn thuyết trước đám đông và am hiểu cả khoa học. Cụ thể, ông giảng giải về khía cạnh cảm xúc và cách chúng có thể được kiểm soát. Mourinho tiếp thu những điều đó với một sự tò mò vô bờ bến. “Cậu ta chăm chú, như một con mèo cố bắt lấy những con chim,” Manuel Sergio nói.
Quá trình học tập, nghiên cứu tâm lý học đã đưa Mourinho đi đến nhiều kết luận, mà sau này được nhà thần kinh học người Bồ Đào Nha là Antonio Damasio đúc kết. Trong một công trình nghiên cứu về các phương pháp của Mourinho được thực hiện bởi 4 nhà nghiên cứu Bồ Đào Nha, Damasio được mời viết dòng giới thiệu. Trong một quyển sách xuất bản năm 1994, “Descartes’s Error”, Damasio biện luận rằng cảm xúc thực chất dựa trên lý trí nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ, và những quyết định chịu ảnh hưởng nhiều bởi các khía cạnh cảm xúc.
“Chúng ta thường nói cầu thủ này hoặc cầu thủ nọ đang đạt thể trạng tuyệt hảo, nhưng đó là một cách nói sai lầm,” Mourinho từng phát biểu khi ông còn dẫn dắt Porto. “Một cầu thủ hoặc sung sức hoặc không. Nhưng sung sức nghĩa là thế nào? Cậu ta vừa phải có thể trạng tốt, vừa phải trở thành một phần của kế hoạch vạch ra cho trận đấu – tức hiểu từ trong ra ngoài. Trong sự liên quan đến khía cạnh tâm lý, để đủ điều kiện thi đấu đỉnh cao, một cầu thủ sung sức phải cảm thấy tự tin, biết phối hợp, tin tưởng và đoàn kết với các đồng đội. Một cầu thủ hội đủ tất cả những điều kiện này mới gọi là sung sức và kết quả được phản ánh qua màn trình diễn trên sân.”
Đây chính là nguyên tắc cơ bản của học thuyết Periodisation (tạm dịch là thuyết Phân kỳ - chia việc tập luyện thành một chu kỳ gồm nhiều giai đoạn khác nhau), từng được Vitor Frade – một giảng viên đại học người Bồ Đào Nha – đưa ra. Sau này, Vitor Frade để lại tầm ảnh hưởng cực lớn lên một thế hệ các HLV người Bồ, cũng như từng giữ vai trò Giám đốc phương pháp luận tại Porto của Mourinho.
Điều này có nghĩa là không có các bài huấn luyện cải thiện sức bền hoặc những kỹ năng riêng biệt; cũng như không có các bài tập phòng gym trừ khi cầu thủ đang trong giai đoạn hồi phục chấn thương; và không có các bài tập luyện về di chuyển để cầu thủ triển khai bóng một cách vô thức ứng với bất kỳ tình huống nào phát sinh.
“Khi ông ấy bắt đầu làm HLV trưởng, có rất ít người huấn luyện như cách của ông ấy,” cựu tiền vệ của Wolves là Silas – người từng thi đấu dưới trướng Mourinho ở Uniao de Leiria – cho biết. “Nhưng giờ đây, chúng ta nhìn thấy rất nhiều HLV đang làm điều tương tự. Phương pháp huấn luyện của Mourinho là tập trung hoàn toàn vào những tình huống của trận đấu, mọi tình thế, tất cả đều hết sức cụ thể.”
Cách tiếp cận của Mourinho là “phát hiện có chỉ dẫn” (guided discovery). Các cầu thủ không được chỉ dạy cách di chuyển theo kiểu học thuộc lòng, mà theo ông, cách đó sẽ dễ dàng bị hóa giải và bóc mẻ trước các đối thủ được tổ chức tốt hoặc thi đấu quyết liệt. Các cầu thủ về cơ bản sẽ được định hướng để tin tưởng vào mô hình về sự hiệu quả trong lối chơi của Mourinho thông qua các minh họa, cho đến khi họ tự bản năng nắm bắt được giải pháp của ông.
“Để áp dụng lý thuyết này vào thực hành là không hề dễ, nhất là với các cầu thủ hàng tốp, những người không muốn phải tuân lệnh về mọi thứ họ được chỉ bảo từ bạn, tức người nắm quyền.” Mourinho cho biết. “Tôi sẽ sắp xếp các bài tập để tạo ra một lộ trình cố định, rồi họ sẽ dần cảm nhận được. Tất cả cùng nhau, chúng tôi sẽ vươn tới được đích đến.”
Các cầu thủ được huấn luyện để có cảm nhận rằng họ làm chủ đích đến mà Mourinho muốn họ vươn tới. Đó là một dạng tẩy não mà có lẽ cũng lý giải được đặc điểm về mối quan hệ giữa Mourinho với các cầu thủ - và cả với người hâm mộ hay những nhà báo cụ thể. Nó là một chu trình cảm xúc lẫn chuyên môn, một thứ đã ăn sâu vào “charismatic authority” (tạm dịch là “hấp lực” hay "thần uy") của Mourinho. Đây là thuật ngữ được sử dụng bởi nhà xã hội học Max Weber trong bài diễn thuyết năm 1919 của ông mang tên “Politics as a Vocation”, khi đề cập đến vấn đề sùng bái cá nhân.
Sự tác động của các yếu tố thù địch bên ngoài – quan chức bóng đá, trọng tài, giới chuyên gia hay bất cứ ai nằm ngoài nhóm sùng bái này – chỉ càng khiến mối quan hệ giữa nhân vật được sùng bái với các tín đồ trở nên bền chặt.
Sự tinh thông về tâm lý của Mourinho cho phép ông đảm bảo quyền kiểm soát. Chẳng hạn, ông có thể thuyết phục được Samuel Eto’o chấp nhận đóng vai trò như một hậu vệ cánh phụ, hay khiến Xabi Alonso đối đầu với các đồng đội ở tuyển Tây Ban Nha của anh – như khi Madrid gặp Barcelona 4 lần trong vòng 18 ngày vào năm 2011. Nhưng vấn đề cũng phát sinh. Weber lập luận rằng những trường hợp “hấp lực” này “không thể duy trì sự ổn định; chúng sẽ có xu hướng trở thành hoặc chủ nghĩa truyền thống hoặc chủ nghĩa duy lý, hoặc kết hợp cả hai.” Có lẽ cũng vì như vậy mà Mourinho chỉ thành công trong một giai đoạn ngắn bùng nổ; theo thời gian, những tác động từ sức hút của ông dần phai nhạt và như một thói quen, đến một lúc nào đó, chính các cầu thủ quay sang đá văng quyền uy của ông.
Trong quá khứ, nói về Mourinho là nói về hội chứng mùa giải thứ ba. Chính vì thế, việc Mourinho ký vào bản hợp đồng gia hạn 5 năm trở thành chuyện lạ lùng. Đã có những dấu hiệu ở Old Trafford mùa giải này cho thấy tiến trình đang được đẩy nhanh tiến độ. Vấn đề của Mourinho sẽ không còn là chuyện ông không cho các cầu thủ tập các bài về di chuyển để triển khai bóng một cách vô thức với bất kỳ tình huống nào phát sinh, mà là chính “hấp lực” của Mourinho có còn phát huy tác dụng trong phương pháp của ông nữa được không.
(Về cơ bản và dễ hiểu, phương pháp của Mourinho: Tập trung vào tập tình huống, phản xạ có điều kiện, không cho cầu thủ tập các bài tự ứng biến vô thức, các trò cứ theo thầy, thầy lường trước hết rồi. Ngoài ra là cách vận dụng tâm lý học để thu phục cầu thủ. Cầu thủ thấy Mourinho lường trước hết, khỏi cần phải tập tành gì thêm, nể, bị thu phục. Nhưng theo quan điểm của bài này thì cái "hấp lực" của Mourinho chỉ có thể tạo thành công trong một thời gian, sau đó là phai nhạt khi bóng đá cũng như cuộc đời, làm sao lường hết mọi tình huống trên sân.)
thể thao
Nhìn chung phương pháp của Mourinho là: Ở đây, tao - HLV là người thông minh nhất, bọn mày cứ tin và nghe theo lời tao. Đây là một loại triết lý huấn luyện khá đặc biệt (nên ông mới được gọi là Người Đặc Biệt). Nhưng vì nó quá đặc biệt nên thành ra nó không thể phù hợp với nhiều loại môi trường (cụ thể là không phù hợp với nhiều đội bóng), nhất là với những CLB mà đội hình xoay quanh một vài cá nhân đặc biệt, như Real hay Chelsea.
Nhưng may thay là ở ManUtd là một trường hợp khác, ở đây HLV là ngôi sao duy nhất của CLB (truyền thống để lại từ thời Ferguson). Ở MU không có khái niệm "Coach", HLV trưởng chính là "Manager" (Conte ở Chelsea, hay Pep ở ManCity cũng chỉ là "Coach" thôi). Quan điểm của mình là Mourinho trong tương lai sẽ dần chứng tỏ ông phù hợp với ManUtd cả về văn hóa và triết lý bóng đá.
Còn trận thua Sevilla hôm qua đúng là đến từ việc Mourinho-không-thể-lường-hết-được-mọi-thứ, Yedder (vào sân thay người và ghi 2 bàn cho Sevilla) từng có 3 năm thi đấu cho đội tuyển Futsal Quốc gia Pháp, mà những cầu thủ xuất thân từ Futsal đều có một phẩm chất rất đặc biệt, đó là xoay sở phạm vị hẹp và dứt điểm rất tốt (2 bàn của Yedder ta đều thấy rõ phẩm chất này). Nhưng trước đó vài hôm, trong trận với Liverpool rõ ràng là Mourinho-đã-lường-hết-mọi-thứ, ông chọn cách chơi bóng dài để chống lối chơi pressing tần suất cao của Liverpool, và 2 bàn thắng của Rashford đều xuất phát từ các đường phất bóng dài.
Muốn một đội bóng không phụ thuộc vào một cá nhân cầu thủ nào đó thì chỉ có cách tin tưởng hoàn toàn vào HLV. Mình ủng hộ Mourinho !!!
Nguyễn Mai Hoàng
Nhìn chung phương pháp của Mourinho là: Ở đây, tao - HLV là người thông minh nhất, bọn mày cứ tin và nghe theo lời tao. Đây là một loại triết lý huấn luyện khá đặc biệt (nên ông mới được gọi là Người Đặc Biệt). Nhưng vì nó quá đặc biệt nên thành ra nó không thể phù hợp với nhiều loại môi trường (cụ thể là không phù hợp với nhiều đội bóng), nhất là với những CLB mà đội hình xoay quanh một vài cá nhân đặc biệt, như Real hay Chelsea.
Nhưng may thay là ở ManUtd là một trường hợp khác, ở đây HLV là ngôi sao duy nhất của CLB (truyền thống để lại từ thời Ferguson). Ở MU không có khái niệm "Coach", HLV trưởng chính là "Manager" (Conte ở Chelsea, hay Pep ở ManCity cũng chỉ là "Coach" thôi). Quan điểm của mình là Mourinho trong tương lai sẽ dần chứng tỏ ông phù hợp với ManUtd cả về văn hóa và triết lý bóng đá.
Còn trận thua Sevilla hôm qua đúng là đến từ việc Mourinho-không-thể-lường-hết-được-mọi-thứ, Yedder (vào sân thay người và ghi 2 bàn cho Sevilla) từng có 3 năm thi đấu cho đội tuyển Futsal Quốc gia Pháp, mà những cầu thủ xuất thân từ Futsal đều có một phẩm chất rất đặc biệt, đó là xoay sở phạm vị hẹp và dứt điểm rất tốt (2 bàn của Yedder ta đều thấy rõ phẩm chất này). Nhưng trước đó vài hôm, trong trận với Liverpool rõ ràng là Mourinho-đã-lường-hết-mọi-thứ, ông chọn cách chơi bóng dài để chống lối chơi pressing tần suất cao của Liverpool, và 2 bàn thắng của Rashford đều xuất phát từ các đường phất bóng dài.
Muốn một đội bóng không phụ thuộc vào một cá nhân cầu thủ nào đó thì chỉ có cách tin tưởng hoàn toàn vào HLV. Mình ủng hộ Mourinho !!!
Minh Hưng
Mou đã từng là số một, hay ít ra là một nhân vật hàng đầu. Tôi nghĩ Mou đã không thay đổi, đổi mới để theo kịp thời đại. Lý do là ông đã đặt bản thân mình ở vị trí quá cao. Mọi người đều nhìn thấy sự bảo thủ của Mou.
Khi một người chưa thành công, thì sự tự tin, thậm chí kiêu ngạo là cần thiết để kiên trì theo đuổi con đường của mình. Nhưng khi đã lên tới đỉnh cao thì sự khiêm nhường, tư duy mở sẽ là thứ giúp chúng ta phát triển lâu dài.
Dương Nguyễn
Vấn đề của Mourinho mình nhớ đã đọc được ý của một ai đó là Mou chỉ phù hợp cho những đội bóng cửa dưới. Những đội bóng lấy phòng thủ làm nền tảng. Điều này ảnh hưởng mạnh và in đậm lên dấu ấn của Mou qua các đội bóng mà ông thành công lẫn thất bại.
Với Manchester United, áp lực về danh vọng và vị thế của CLB sau quá nhiều mùa giải đập đi xây lại đang đưa Mou buộc phải ép mình vào thế sở đoản của ông: phải xem CLB của ông ở thế cửa trên.
Mourinho có thể gặp vấn đề ở mùa giải này, nhưng mình vẫn nghĩ sang mùa giải sau, khi những mảnh ghép ông có trong tay được gò ép thành công, Mou có thể bật mình để có thể tự tin xem CLB ông đang dẫn dắt là đội cửa trên.