Hành vi hack tài khoản mạng xã hội của người khác bị xử lý như thế nào?
Hack tài khoảng của người khác có bị buộc tội là xâm phạm quyền riêng tư và bị xử phạt ko ạ? Nếu có thì mức phạt như thế nào?
an ninh mạng
,luật pháp
Luật An ninh mạng 2018 quy định tại Điều 8, 17 và 18: nghiêm cấm hành vi xâm phạm bí mật cá nhân và đời sống riêng tư trên không gian mạng, bao gồm: Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin bí mật cá nhân và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật cá nhân và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng; Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật cá nhân và đời sống riêng tư; Hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật cá nhân và đời sống riêng tư; Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật;…
Người nào có hành vi vi phạm quy định về an ninh mạng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, theo Điều 9 của Bộ luật trên.
Trong đó mức phạt hành chính quy định cụ thể tại Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Nguồn tham khảo: Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam
Người ẩn danh
Luật An ninh mạng 2018 quy định tại Điều 8, 17 và 18: nghiêm cấm hành vi xâm phạm bí mật cá nhân và đời sống riêng tư trên không gian mạng, bao gồm: Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin bí mật cá nhân và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật cá nhân và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng; Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật cá nhân và đời sống riêng tư; Hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật cá nhân và đời sống riêng tư; Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật;…
Người nào có hành vi vi phạm quy định về an ninh mạng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, theo Điều 9 của Bộ luật trên.
Trong đó mức phạt hành chính quy định cụ thể tại Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Nguồn tham khảo: Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam