Hán Nôm đã xuất hiện như thế nào ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Hiện nay, khi nói tới chữ Hán và chữ Nôm, mọi người trong xã hội còn cảm thấy lạ. Điều đó cũng không trách cứ được bởi lẽ tính xã hội hóa Hán Nôm chưa thật sự rộng. ảnh hưởng của văn hóa Hán Nôm mà trước hết là chữ Hán và chữ Nôm còn mờ nhạt. Sự tách biệt ngôn ngữ và văn tự (từ ngữ) trở thành hố ngăn cách, hạn chế người Việt tiếp xúc với văn tự Hán và chữ Nôm. Chỉ có những ai học chữ cổ mới thực sự quan tâm đến và thường xuyên tiếp xúc, hiểu các văn bản cổ mà thôi. Ngoài ra, nếu có dịp du lãm, vô tình hay hữu ý bắt gặp hai loại chữ này, cũng chỉ biết cái đẹp, cái hay của chữ Hán, chữ Nôm ở đường nét, lối viết, bài trí. Đặc biệt, sự hiện hữu của chữ Hán, chữ Nôm trong các di tích lịch sử - văn hóa thể hiện trên các chất liệu ở di tích cổ như Hoành phi, đại tự, câu đối, bảng thơ, văn bia, văn chuông... là những thể tài văn học cổ; mảng văn hóa vật chất Hán Nôm cổ, tồn tại khách quan như một tất yếu lịch sử, thường nhật vẫn tồn tại trước mắt chúng ta. Bên cạnh, đâu đó chung quanh nơi ở, học đường qua lại, lối phố hay trên phương tiện truyền hình thảng hoặc xuất hiện bóng dáng của văn tự cổ. Đó chính là gạch nối để người Việt gắn với quá khứ bằng khái niệm mờ ảo, chứ không thực sự ý thức được tất cả những cái hay hàm chứa trong từng nét chữ cổ và nội dung phản ánh của hình thể văn tự đó. Thực ra không phải ai cũng có thể hiểu được. Nhưng vấn đề ở chỗ làm cách nào để mọi người có thể hiểu và hiểu như thế nào cho đúng. Có lẽ đây là vấn đề nan giải, không dễ có thể khắc phục một sớm, một chiều được. Sự hiển thị trước mắt mọi người loại chữ viết cổ kính (có điều hàng ngày người ta vẫn nhắc tới âm đọc của chúng), với những đường nét khác lạ, mỗi chữ nằm trong một ô vuông riêng biệt. Với số đông chỉ nhìn thoáng qua như những nét vẽ, mà không hiểu được đó là chữ Hán hay chữ Nôm. Dĩ nhiên, muốn biết được phải có người hướng dẫn dịch nghĩa và giải nghĩa câu, chữ.
Trả lời
Hiện nay, khi nói tới chữ Hán và chữ Nôm, mọi người trong xã hội còn cảm thấy lạ. Điều đó cũng không trách cứ được bởi lẽ tính xã hội hóa Hán Nôm chưa thật sự rộng. ảnh hưởng của văn hóa Hán Nôm mà trước hết là chữ Hán và chữ Nôm còn mờ nhạt. Sự tách biệt ngôn ngữ và văn tự (từ ngữ) trở thành hố ngăn cách, hạn chế người Việt tiếp xúc với văn tự Hán và chữ Nôm. Chỉ có những ai học chữ cổ mới thực sự quan tâm đến và thường xuyên tiếp xúc, hiểu các văn bản cổ mà thôi. Ngoài ra, nếu có dịp du lãm, vô tình hay hữu ý bắt gặp hai loại chữ này, cũng chỉ biết cái đẹp, cái hay của chữ Hán, chữ Nôm ở đường nét, lối viết, bài trí. Đặc biệt, sự hiện hữu của chữ Hán, chữ Nôm trong các di tích lịch sử - văn hóa thể hiện trên các chất liệu ở di tích cổ như Hoành phi, đại tự, câu đối, bảng thơ, văn bia, văn chuông... là những thể tài văn học cổ; mảng văn hóa vật chất Hán Nôm cổ, tồn tại khách quan như một tất yếu lịch sử, thường nhật vẫn tồn tại trước mắt chúng ta. Bên cạnh, đâu đó chung quanh nơi ở, học đường qua lại, lối phố hay trên phương tiện truyền hình thảng hoặc xuất hiện bóng dáng của văn tự cổ. Đó chính là gạch nối để người Việt gắn với quá khứ bằng khái niệm mờ ảo, chứ không thực sự ý thức được tất cả những cái hay hàm chứa trong từng nét chữ cổ và nội dung phản ánh của hình thể văn tự đó. Thực ra không phải ai cũng có thể hiểu được. Nhưng vấn đề ở chỗ làm cách nào để mọi người có thể hiểu và hiểu như thế nào cho đúng. Có lẽ đây là vấn đề nan giải, không dễ có thể khắc phục một sớm, một chiều được. Sự hiển thị trước mắt mọi người loại chữ viết cổ kính (có điều hàng ngày người ta vẫn nhắc tới âm đọc của chúng), với những đường nét khác lạ, mỗi chữ nằm trong một ô vuông riêng biệt. Với số đông chỉ nhìn thoáng qua như những nét vẽ, mà không hiểu được đó là chữ Hán hay chữ Nôm. Dĩ nhiên, muốn biết được phải có người hướng dẫn dịch nghĩa và giải nghĩa câu, chữ.