Hài hước kiểu miền Nam & Hài hước kiểu miền Bắc có gì khác nhau?
Mình tự nhận thấy có sự khác biệt giữa khái niệm "hài hước" của người miền Nam và miền Bắc. Điều này thể hiện rõ nhất ở sự khác nhau các vở hài kịch do người miền Nam và người miền Bắc đóng. Người miền Nam thường cho rằng hài miền Bắc chẳng có gì hay, chẳng buồn cười gì cả, xem chẳng hiểu gì hết, trong khi người miền Bắc sẽ nghĩ hài miền Nam là hài nhảm, tục tĩu, hài vô nghĩa.
Thậm chí nếu ở miền Nam bạn khen người ta là "Bác đúng là người hài hước" cũng sẽ khác với chuyện bạn nói với một người Bắc câu tương tự. Sắc thái nghĩa đôi khi không giống nhau. Mọi người có nhận thấy sự khác biệt này không nhỉ? Mình không thể chỉ mặt đặt tên sự khác nhau này là gì mà chỉ đơn giản là nhận ra có sự khác biệt đó thôi.
hài hước
,khác biệt văn hóa
,văn hóa vùng miền
,văn hóa
Hài miền Bắc mang nhiều ý ẩn dụ, thâm thúy hay bao hàm châm biếm, có thể lấy ví dụ điển hình như Táo Quân
Hài miền Nam mang nhiều tính giải trí hơn và thường mang lại tiếng cười sảng khoái, vô tư hơn
Sinh
Hài miền Bắc mang nhiều ý ẩn dụ, thâm thúy hay bao hàm châm biếm, có thể lấy ví dụ điển hình như Táo Quân
Hài miền Nam mang nhiều tính giải trí hơn và thường mang lại tiếng cười sảng khoái, vô tư hơn
Hường Hoàng
Cái cười hay hài hước cua người Bắc nó thiên về ý tứ, văn vở, tóm lại là thâm sâu, ẩn dụ, nhiều tầng nhiều ý hơn. Tức là nghe xong, khựng lại 1-3s bạn mới thấy tứ hài. Vì kiểu này nên những kiểu châm biếm của miền Bắc khá là sâu cay
Hài miền Nam cũng câu chuyên, cũng ý tứ đó cách diễn đạt thường dễ hiểu hơn, trực tiếp chọc cười hơn.