GRAB là TAXI, Phải quản lý GRAB như là một đơn vị kinh doanh vận tải giống VINASUN
Dạo này mình thấy nhiều người nói về GRAB với VINASUN, mỗi người nói một kiểu. Nhìn chung là ủng hộ cho GRAB. Nhưng liệu có ai hiểu được bản chất của sự việc.
Bài viết dưới đây là status trên FB của anh Lê Hải Bình - Founder & CT.HĐQT của Mắt Bão, một trong những đơn vị tiên phong về công nghệ thông tin tại VN. Bài viết này phân tích rất chi tiết dưới góc nhìn của một chuyên gia công nghệ và cũng là doanh nhân hàng đầu tại VN.
Mình xin chia sẻ nguyên văn bài viết của anh để mọi người có thêm góc nhìn khách quan về cuộc chiến giữa GRAB và VINASUN.
-------
Mấy nay lâu lâu trên Fb lại thoang thoảng mùi chửi việc thay vì chúng ta đi lên CN 4.0 lại đâm đầu quay về 0.4 🙂
Tớ xin lỗi là tớ méo quan tâm 4.0 nó là cái đếk gì.
Tớ cũng nhớ là lâu lâu trước tớ có viết cái note dang dở về Uber.
► Grab, hay Uber (đã tèo ở SEA) hay các anh “taxi công nghệ” khác ở VN ĐÚNG hay SAI?
Tôi nhớ anh rêu rao rằng anh là “ride-sharing unicorn”, anh là “kinh tế chia sẻ”.
Tôi nhớ mang máng, bản chất của kinh tế chia sẻ là thông qua công nghệ, tài nguyên dư thừa của bên này sẽ “chia sẻ” cho bên khác nhằm giúp cả hai bên cùng tiết kiệm.
Ví dụ đơn giản là tôi hay đi từ Hàng Xanh lên Cộng Hoà mỗi sánh, tôi dk làm grab driver và sáng sáng tôi sẽ chở 1 ai đó đi cùng hoặc lộ trình tương đương, vừa kiếm người chia sẻ bớt chi phí xe cộ, vừa giúp người khách đó giảm chi phí đi lại, vừa giúp giảm tải cho hệ thống giao thông công cộng vì đi chung xe.
► Tuyệt vời biết bao !
Nói thẳng nhé, các anh sai. Grab anh khôn bỏ mịa ra.
Grab hay Uber hay các anh “taxi công nghệ” biến cái thị trường màu mỡ này từ chia sẻ thành taxi, thông qua:
- Hầu hết xe chạy Grab đều là xe chuyên chạy Grab. Việc này dẫn tới:
* Gia tăng lượng xe lưu thông trên đường cả xe máy (grab bike) lẫn oto
* Gia tăng lượng lái xe chưa đủ kinh nghiệm/chưa qua đào tạo để vận chuyển hành khách chuyên nghiệp. Cứ nghĩ việc quản lý lái xe và xe lỏng lẻo như hiện tại, liệu rằng có thực sự an toàn?
* Thông qua miếng bánh mà các anh vẽ ra, nhiều người vay mượn để mua xe thay vì đi làm ở các công ty khác, và giờ cày mặt để trả nợ, lái ngày lái đêm, mất an toàn giao thông. Có ai nhận ra là tuyển dụng các vị trí lao động phổ thông ngày càng khó khăn hay không?
Để lách luật, anh thông qua các HTX vận tải vô danh nào đó. Thu tiền hụi chết lái xe, và cứ thế bán phù hiệu, logo tràn lan.
Anh là người tuyển dụng lái xe, định ra giá cước, thu tiền khách hàng, lập khuyến mãi...nên chắc chắn GRAB là CÔNG TY TAXI.
Và dĩ nhiên, để có thể gọi là ride-sharing thì giá phải thấp hơn taxi, do đó anh LỪA mấy ông già làm luật rằng anh là công ty công nghệ, cung cấp ứng dụng ko phải là công ty TAXI để trốn các khoản phí, thuế, quy định....nhằm giảm chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh ko sòng phẳng với các hãng TAXI.
CÁI TỐT MÀ GRAB LÀM ĐƯỢC ĐÓ LÀ TÁT 1 CÁI THẬT MẠNH LÀM MẤY ANH TAXI TRUYỀN THỐNG TỈNH CẢ NGỦ, THẬM CHÍ MẤT NGỦ ĐỂ THAY ĐỔI, PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG TỐT HƠN.
► Vinasun đúng không?
Cá nhân mình cũng không ủng hộ lắm cái kiểu lười nhác, ì ạch, ngại thay đổi để rồi khi bị mất miếng cơm thì chí choé.
Cạnh tranh không lành mạnh thì anh cứ thu thập chứng cứ mà kiện, chứ cứ la làng kiểu Chí phèo cũng không hay ho gì.
Giờ bị tát cho lệch cả mồm, phải thay đổi thôi. Bởi thay đổi là yếu tố sống còn. Và thay đổi thì phải đột phá, chứ kiểu Mai Linh + Vinasun sắm 1 đống màn hình dở hơi, app chậm chạp khiến ngay cả tài xế của hãng cũng chả muốn sử dụng mà gọi là thay đổi thì...vứt.
Bữa có nói với anh sếp bự bự bên Vinasun câu này: anh có dám mạnh dạn vứt đống màn hình lởm trong xe đi + hỗ trợ thêm tài xế $ khi nhận booking qua app thì chắc chắn lái xe vinasun sẽ mua DT xịn hơn, bắt app nhiều hơn để có thêm thu nhập. Khách thanh toán qua app dễ dàng hơn thì anh quản lý cũng dễ dàng hơn và...sẽ thắng. Cơ mà anh ậm uh lắm.
► GIẢI PHÁP NÀO CHO CẢ GRAB/VINASUN và NGƯỜI TIÊU DÙNG:
- Cứ coi Grab là taxi. Theo luật quản lý taxi mà làm. Giá grab hay giá Taxi truyền thống có cạnh tranh mà giảm thì....fair. Và chúng ta vẫn lợi cả về tiền, chất lượng dịch vụ và độ an toàn.
P/S: nhiều nước Châu Âu, Nhật, Hàn...ko có Uber lẫn Grab thì phải.
P/S 2: mấy bạn hay ghi 4.0 hay 0.4 chịu khó google xem 4.0 nó là cái gì nhé. Dám cá là nhiều bạn cũng ko hiểu lắm nhưng cứ phải tương vào cho nó...theo trào lưu.
P/S 3: tút này tớ viết theo cái trán hạn hẹp đen nhẻm vì phơi nắng của tớ, các bạn nào không đồng quan điểm thì tranh luận ...nhẹ nhàng nha. Thoải mái share, thoải mái block tớ nếu thík.
Link bài post:
grab
,vinasun
,tin tức
Ủng hộ Grab và ủng hộ cả VinaSun. Cần có thêm cạnh tranh và đã cạnh tranh thì phải bình đẳng.
Trong 3 năm kinh doanh tại Việt Nam Grab có doanh thu 1.755 tỷ đồng và số thuế đã nộp của Grab là 9,5 tỷ đồng, chưa bằng 1/100 taxi truyền thống.
Điều đáng nói, tính đến 18/9/2017, Grab đã thu hút 37.665 xe ô tô hợp đồng tham gia mạng lưới, gấp hơn 5 lần số xe ô tô của hãng taxi Vinasun. Trong khi Vinasun đã đóng góp số thuế xấp xỉ 1.200 tỷ đồng, gấp 130 lần số thuế mà Grab nộp vào ngân sách nhà nước”.
Nguồn:
Lê Minh Hưng
Ủng hộ Grab và ủng hộ cả VinaSun. Cần có thêm cạnh tranh và đã cạnh tranh thì phải bình đẳng.
Trong 3 năm kinh doanh tại Việt Nam Grab có doanh thu 1.755 tỷ đồng và số thuế đã nộp của Grab là 9,5 tỷ đồng, chưa bằng 1/100 taxi truyền thống.
Điều đáng nói, tính đến 18/9/2017, Grab đã thu hút 37.665 xe ô tô hợp đồng tham gia mạng lưới, gấp hơn 5 lần số xe ô tô của hãng taxi Vinasun. Trong khi Vinasun đã đóng góp số thuế xấp xỉ 1.200 tỷ đồng, gấp 130 lần số thuế mà Grab nộp vào ngân sách nhà nước”.
Nguồn:
Grab nộp thuế chưa bằng 1/100 taxi truyền thống | Tạp chí giao thông vận tải
www.tapchigiaothong.vn
Hường Hoàng
Có grab, Uber người dùng được hưởng lợi, mình không phủ nhận chuyện đó. Nhưng ngược lại cần phải nhìn nhận ở góc độ quản lý của NN thì cần có cơ chế quản lý fair .
Grab khi tạo được thế độc quyền trên thị trường thì chất lượng dịch vụ và giá cao và khách hàng cũng trở thành cỏ rác không khác gì taxi truyền thống hồi xưa đâu.
Mình là khách hàng đi Grab đi làm mỗi ngày, mình ủng hộ một hành lang pháp lý rõ ràng chung cho dịch vụ này; khi đó thì khách hàng mới được hưởng lợi.