[Góc tranh biện] Quyết định có con/không có con có ảnh hưởng lớn tới xã hội. Bạn ủng hộ sinh hay không sinh con?
Trung Quốc sẽ không còn là quốc gia đông dân nhất thế giới!!
Theo một số nghiên cứu về dân số và tốc độ tăng trưởng dân số, vào khoảng 2040, số người trên 60 tuổi sẽ chiếm 25% dân số TQ. Vào 2050, tỉ lệ này sẽ tiếp tục tăng lên đến 35%. Dân số TQ sẽ sụt giảm nhiều so với Ấn Độ trong tương lai.
Hiện nay, cho dù đã bãi bỏ chính sách con một, TQ vẫn đang có tốc độ tăng trưởng dân số âm (tức ngày càng giảm). Việc này tiếp diễn sẽ tạo ra hậu quả kinh tế xã hội rất nghiêm trọng cho quốc gia này (người trẻ tuổi vừa là lực lượng lao động kiếm tiền, vừa là đối tượng tiêu dùng chính).
Tuy nhiên, giới trẻ TQ ngày càng tìm được ít lý do hơn để lập gia đình và sinh con. Chủ yếu là lý do kinh tế (vấn đề đồng lương của người trẻ, đời sống xã hội, cơ sở vật chất kém phát triển) khiến các bạn trẻ ngày càng chán ngán xã hội và tránh xa việc lập gia đình. Việc này vô hình trung tạo nên bài toán con gà quả trứng thật khó giải quyết.
Quan điểm của mọi người thế nào?
dân số
,sinh con
,lập gia đình
,góc tranh biện
,tin tức
,xã hội
Mình nghĩ là trong bối cảnh hiện nay thì nên hạn chế sinh con. Môi trường thì nát bét. Kinh tế thì ngày càng khó khăn, cái này một phần lớn là từ cạnh tranh việc làm, do dân số trong các thành phố lớn ngày càng tăng. Đất đai thì có hạn mà dân số tăng lên mãi thì rồi cũng thiếu đất ở. Con người chui xuống nước ở thì sẽ lại tiếp tục làm ô nhiễm đại dương còn kinh khủng hơn.
Giải pháp hợp lí nhất có lẽ là tiến ra ngoài không gian, nhưng sao hỏa có phải địa điểm thích hợp hay không thì chẳng ai chắc. Có cái thuyết nói là con người trước kia đã từng ở đó rồi, sau đó cái hành tinh này cũng nát bét, thì mới phải di cư đến trái đất.
Nói nghe hơi cực đoan chứ mình nghĩ nhân loại có được duy trì lâu đến thế nào thì cũng sẽ tự diệt. Bản chất của con người có lẽ không tránh khỏi chuyện đó.
Lê Hữu Minh Tùng
Mình nghĩ là trong bối cảnh hiện nay thì nên hạn chế sinh con. Môi trường thì nát bét. Kinh tế thì ngày càng khó khăn, cái này một phần lớn là từ cạnh tranh việc làm, do dân số trong các thành phố lớn ngày càng tăng. Đất đai thì có hạn mà dân số tăng lên mãi thì rồi cũng thiếu đất ở. Con người chui xuống nước ở thì sẽ lại tiếp tục làm ô nhiễm đại dương còn kinh khủng hơn.
Giải pháp hợp lí nhất có lẽ là tiến ra ngoài không gian, nhưng sao hỏa có phải địa điểm thích hợp hay không thì chẳng ai chắc. Có cái thuyết nói là con người trước kia đã từng ở đó rồi, sau đó cái hành tinh này cũng nát bét, thì mới phải di cư đến trái đất.
Nói nghe hơi cực đoan chứ mình nghĩ nhân loại có được duy trì lâu đến thế nào thì cũng sẽ tự diệt. Bản chất của con người có lẽ không tránh khỏi chuyện đó.
Kha Nguyen
Trước hết, tôi cho rằng câu hỏi đã dính một lỗi nguỵ biện khi khẳng định: Quyết định có con/không có con có ảnh hưởng lớn tới xã hội.
Thực ra, chuyện có ít con đã hiện hữu trong xã hội phương Tây từ lâu, nhưng nó không được phổ biến ở các nước châu Á chịu ảnh hưởng của Nho giáo như VN và TQ. Ở các nước này, sinh nhiều con và đặc biệt là con trai được khuyến khích, thế nên có rất nhiều gia đình có trên 10 người con. (Nổi tiếng nhất có lẽ là gia đình Quân và Cơ, làm phát 100 đứa con trai luôn =)) thách thức mọi gia đình trong lịch sử). Và vì thế, khi các chính quyền muốn người dân hướng đến sự văn minh trong quan điểm nuôi dạy con cái, người ta mới khuyến khích từ 1-2 con là đủ. Quan niệm này phổ biến mấy chục năm nay, nên khiến mọi người cảm giác là quyết định sinh con hay không có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Tôi thì cho rằng nó có ảnh hưởng, nhưng không phải là lớn.
Điểm mấu chốt là cách nhìn vấn đề: Có một cái bánh đem chia 2 cho 2 người ăn, giờ số người ăn tăng lên 4 thì hoặc là chúng ta chia cái bánh làm 4 hoặc là làm 2 cái bánh. Nền kinh tế ở VN được chính quyền hướng nền kinh tế đến tài nguyên và đất đai, nên không làm bự chiếc bánh lên được, cuối cùng chúng ta lại thấy chật hẹp vì một chiếc bánh phải chia làm 4. Đó cũng là lý do tại sao mà dù cho diện tích bằng nhau và dân số lại lớn hơn, nhưng Nhật Bản lại khuyến khích sinh con chứ không xem chuyện sinh hay không là chuyện lớn của xã hội.
Giờ đến phần trả lời câu hỏi...
À, mà giờ thì chẳng cần phải trả lời nữa, nó đã quá rõ ràng rồi còn gì: Bản chất không phải là có nên sinh con hay không, mà là chuyện nền kinh tế có đáp ứng được sự tăng dân số không? Nếu không thì chính quyền cần hạn chế, còn nếu dư khả năng thì chính quyền sẽ khuyến khích sinh và thậm chí ủng hộ nhập cư.
Và nền kinh tế muốn đáp ứng được chuyện tăng gấp đôi dân số trong vòng chục năm nữa thì đó chắc chắn không phải nền kinh tế dựa theo bất động sản, mà phải kinh tế tri thức, ở đó cùng một mét đất có thể sinh hoa màu gấp đôi hoặc gấp 3 lần bình thường.
Toan Huynh
mình ủng hộ tự do :D
ai muốn sinh thì sinh, không muốn sinh con thì không ép uổng làm gì.
Vấn đề tăng trưởng dân số âm xảy ra ở các nước phát triển, việc sinh nở cực khổ cộng với chi phí nuôi dạy đắt đỏ làm việc phát triển đời sau trở thành một phi vụ đầu tư không có lời.
Trái đất là có hạn, nếu mà tăng trưởng dân số ở tất cả các nước luôn dương thì có phải lúc nào đó sẽ hết chỗ sinh sống, nếu không bay được lên sao hoả thì có phải dùng chiến tranh để giải quyết không?
Mình nghĩ tăng giảm dân số là điều hợp lý và cần thiết để con người có thể sống cân bằng với thiên nhiên và mẹ trái đất. Với một quốc gia nếu nó muốn ổn định và thoát khỏi tăng trưởng dân số âm thì nó có thể khuyến sinh bằng thưởng tiền, hỗ trợ giáo dục... và những chính sách này lại có lợi cho người dân. Nó cũng có thể mở cửa cho dân nhập cư từ các nước nghèo hơn, thu hút lực lượng lao động trẻ từ thế giới thứ ba, và điều này cũng tốt cho kinh tế toàn cầu :D
Nguyễn Quang Hiếu
Nếu như cuộc sống yên bình, êm đềm và kinh tế ổn thỏa, rủng rỉnh trở lên thì mình nghĩ là mọi người sẽ nghĩ đến kết hôn và sinh con. Còn nếu như cuộc sống căng thẳng, kinh tế khó khăn thì chả ai muốn lấy vợ lấy chồng làm gì cho mệt. Bởi lẽ khi kinh tế khó khăn thì việc giao lưu, gặp gỡ sẽ hạn chế. Bên cạnh đó những nỗi lo về cơm áo gạo tiền cho cuộc sống sau hôn nhân cũng là một vấn đề lớn cần phải quan tâm. Dẫn đến việc ngại kết hôn và sinh con.
Hannah Tran
mình ủng hộ sinh con , vì tuy đẻ con đau nhưng vì vậy bạn mới biết quý trọng con mình và yêu thương mẹ .Mẹ chúng ta làm được thế tại sao chúng ta ko làm được
Trang Thục Văn
Câu hỏi này rất thú vị. Nó làm mình nhớ tới cuộc trò chuyện với bạn mình về quyết định của Thanos trong phim Avengers.
Thanos trong phim đã quyết định dùng găng tay Vô Cực chỉ để hạ 1/2 dân số thế giới. Chắc bạn cũng đã biết, kết quả sau khi 1/2 thế giới bay màu trở nên như thế nào, có như kì vọng của Thanos rằng "một thế giới hòa bình, ấm no, xanh sạch đẹp"? Tất nhiên là không.
Quay lại câu hỏi của bạn, người ta hạn chế sinh con vì nghi ngờ tăng dân số có khả năng gây nhiều vấn đề xã hội trầm trọng hơn nữa. Tất cả chỉ là nghi ngờ. Thực tế có như vậy không thì không ai biết vì không ai đưa ra con số liệu cụ thể. Nhưng bạn có thể tìm đọc trên google hay tìm các nghiên cứu xã hội của các trường đại học danh tiếng. Bạn mình tìm được một bài báo cáo đã chứng minh được rằng: Số người sống trên Trái Đất tăng không tỉ lệ thuận với việc Trái Đất phát sinh nhiều vấn đề mà trái lại điều đó khiến cuộc sống con người tốt hơn, văn minh hơn. Cụ thể, bạn có công nhận rằng năm 2019, dân số Trái Đất cao hơn dân số năm 1980 không? Chất lượng của cuộc sống giữa hai năm thế nào, cái nào văn minh hơn? Đó là vì nhiều con người có những phát minh đóng góp cho nhân loại, con người hơn con vật ở chỗ đó khi mà con người không đầu hàng trước số phận.
Bạn và mình cũng hay nói đùa hồi đó người ta cứ chiến tranh với nhau nên một cách vô tình lại giữ... cân bằng dân số. Đồng ý rằng bạn có thể giữ trật tự một cách phi nhân đạo như vậy nhưng cuộc sống là một chuỗi sự không hoàn hảo và hậu quả của chiến tranh sẽ còn tồn tại mãi về sống, cho người sống lẫn người chết. Mình tin luôn có cách khác để giải quyết vấn đề này, miễn là không bỏ cuộc.