[Góc tranh biện] Nền công nghiệp Báo chí - một công cụ của sự kiểm soát hay tự do?
Ở nước ta, giới báo chí, truyền thông nhìn chung chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp từ chính quyền. Các thông tin từ báo chí nước ta phải đi qua khâu lọc rất gắt gao. Ở phương tây, tuy mối liên hệ giữa 2 khối này (báo chí và chính quyền) không trực tiếp bằng, nhưng vẫn có.
Ở một khía cạnh khác, cụ thể trong bối cảnh 4.0 hiện nay, báo mạng với tính 2 chiều giúp việc chia sẻ thông tin tiện lợi hơn, nhiều góc nhìn hơn. Nhưng bên cạnh đó là sự nhiễu loạn thông tin thiếu tính xác thực, không chính xác. Việc này cũng tạo ra hệ lụy tiêu cực không kém.
Vậy giới báo chí nên được nhìn nhận như thế nào? Nếu lọc quá kỹ, nó sẽ không khác gì một công cụ tuyên truyền, kiểm soát xã hội của chính quyền. Nếu quá tự do, chúng ta có hệ lụy tràn lan fake news, như vụ anti-vacine gần đây. Kiểu nào thì ta cũng luôn phải trong trạng thái đề phòng. Tìm ra sự cân bằng giữa 2 cái trên thì lại không dễ tí nào.
Phải chăng toàn bộ nền công nghiệp Báo chí, toàn bộ lĩnh vực này, đã đến lúc cần một sự cải tổ, thay đổi từ trong ra ngoài, một cách hoàn toàn?
Quan điểm của các bạn về vấn đề này thế nào?
báo chí
,ngày báo chí 21-6
,truyền thông
,góc tranh biện
,truyền thông đa phương tiện
Có lẽ thay vì tìm cách thay đổi toàn bộ nền báo chí, ta nên tập trung vào nâng cao phẩm chất người làm báo. Mời các bạn vào đọc và chia sẻ, bình luận trong bài viết này của mình nhé:
Trần Minh Tân
Có lẽ thay vì tìm cách thay đổi toàn bộ nền báo chí, ta nên tập trung vào nâng cao phẩm chất người làm báo. Mời các bạn vào đọc và chia sẻ, bình luận trong bài viết này của mình nhé:
Những phẩm chất quan trọng nhất cần có ở các nhà báo?
noron.vn
Kha Nguyen
Tôi không nhớ đã đọc ở đâu, nhưng có một người đã nói về chuyện này (không phải VN). Đại khái là nếu chúng ta có 3 sự lựa chọn:
Ở VN, tôi thấy trả phí thì hình như không có (nếu có thì các bạn báo tôi giúp), kênh xã hội thì bị chặn bởi chính quyền.
Để hình thành nền báo chí chất lượng thì cần học tập bọn Tây là phát triển kênh trả phí, tự khắc các bài báo sẽ tốt lên, và nhà báo cũng như ban biên tập sẽ đầu tư nhiều thời gian để kiểm chứng chéo các thông tin hơn.
Tiếp theo là áp dụng chặt chẽ luật về sở hữu trí tuệ, không bao giờ cho phép copy bài từ báo này sang báo khác (đây là lỗi cực kỳ ngớ ngẩn mà rất nhiều báo thuộc kênh chính thống VN mắc phải). Như vậy mới đảm bảo nguồn thu cho nhà báo.
Tuy nhiên, làm như vậy thì chính quyền sẽ không thể kiểm soát được báo chí nữa. Vì nếu các kênh trả phí chỉ đưa tin một chiều theo chính quyền thì sẽ không ai trả phí cho nó nữa. Người ta trả tiền không phải để nó nói một chiều, mà để nó cung cấp góc nhìn đa chiều và đánh giá tường tận vấn đề. Nhưng nếu cho phép báo chí được tự do phản biện chính sách của chính quyền thì sẽ không thể kiểm soát nổi nữa.
Là người tiếp xúc với kênh trả tiền ở phương Tây, tôi cho rằng các kênh báo chí phương Tây rất tự do, nhưng họ luôn bị áp lực bởi chính người đọc, vốn sẽ bỏ họ đi qua kênh khác ngay lập tức nếu phát hiện họ đưa tin không trung thực hoặc có xu hướng một chiều. Thêm nữa là tư tưởng của người dân ở đây họ ghét chính quyền, tuy rằng họ rất yêu quý quân nhân và cảnh sát, nhưng họ rất ghét chính quyền, họ rất háo hức nếu một chính trị gia nào đó bị vạch trần trên mặt báo, hoặc chính quyền bị báo chửi xối xả (nhưng phải chửi đúng). Khác với VN, tôi thấy nhiều người thấy báo chí có xu hướng nói xấu chính quyền một chút là họ tránh xa và dè bỉu.
Do vậy, tôi hàm hồ cho rằng muốn có báo chí chất lượng thì phải có sự thay đổi tư duy của người đọc, họ phải không sợ chính quyền và đứng về phía báo chí chống lại chính quyền cơ. Sau đó, báo chí mới đưa ra kênh trả phí để phục vụ cho người đọc. Và chính vì vậy, còn lâu nền báo chí VN mới phát triển tốt lên.
Thành Thanh Hải
Ở VN thì thông tin trên báo chí chịu sự kiểm soát của Đảng nên việc cải tổ nền báo chí không có ý nghĩa gì.