[Góc thảo luận] Chọn công việc mong muốn thay vì công việc đúng ngành, người trẻ có đáng bị chê trách?

  1. Hướng nghiệp

Nhân sự luôn là đề tài "đau đầu" của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đó cũng là lí do để các chương trình thực tế ứng tuyển việc làm nở rộ. Gần đây, mình có dịp xem chương trình "Cơ Hội Cho Ai" - format hoàn toàn mới lạ dành cho những bạn có mong muốn tìm việc làm khi được phỏng vấn trực tiếp bởi các sếp đứng đầu các doanh nghiệp lớn tại VN.

Tập mình được xem kể về một cô bạn tốt nghiệp ngành Kinh tế - Luật và sau khi thực tập 6 tháng đúng chuyên ngành, 2 tháng học để lấy chứng chỉ hành nghề, bạn quyết định ứng tuyển vị trí hoàn toàn khác với ngành học nhưng đó là mong muốn và thử sức của bạn: Lễ tân. 

4 trong 6 Sếp từ chối bạn vì lí do: Bạn uổng phí 4 năm học và tấm bằng danh giá của mình. 

Trong chương trình, bạn cũng chia sẻ thẳng thắn bạn muốn làm việc mình thích để bạn có thể toàn tâm công việc đó. 

2 trong 6 Sếp còn lại đưa ra mức lương thấp hơn lương bạn mong muốn nên bạn không được nhận việc. (offer 5-7 triệu trong khi bạn đưa con số là 9 triệu) 

Ở một góc khác, đây cũng có thế kẹt của cô bạn này: Thực tế Lễ tân đúng là mức lương khó thể nào cao như bạn kì vọng nhưng cũng không thể vì bạn tốt nghiệp "xịn" mà bạn có thể có mức lương cao hơn so với mặt bằng chung dù khối lượng công việc như nhau. 

Ý kiến cá nhân của mình, mình có chút buồn vì khoảng cách thế hệ khó đồng cảm vấn đề của thế hệ hiện tại: không biết ngành yêu thích và lỡ chọn sai ngành dẫn đến làm trái ngành nhưng cơ hội nghề nghiệp lại không cao. 

Những khẩu hiệu "Hãy làm vì đam mê rồi thành công sẽ tới" được mọi người nhắc nhan nhản trên báo đài nhưng thực tế khá ít người thừa nhận chuyện đó. Làm việc mình thích chưa bao giờ là dễ dàng. Người phù hợp việc nhưng chưa chắc người đó thích việc. 

Mình tin đây sẽ là một góc nhìn mà phòng Nhân sự cần cân nhắc: Sẽ có những người trái ngành nhưng làm bằng thái độ tích cực và những người người đúng ngành nhưng không thực sự say mê. 

Bạn có ý kiến gì khác về vấn đề này không? 

Từ khóa: 

công việc trái ngành

,

lựa chọn ngành nghề

,

chương trình tuyển dụng

,

hướng nghiệp

Mình không có vấn đề gì với việc các bạn làm việc trái ngành , mình vẫn đang có một vài nhân sự hoàn toàn trái ngành. Một bạn team mình (cũng có mặt trên Noron!) học đến năm cuối BK đã từ bỏ không tốt nghiệp vì muốn toàn tâm theo mình học và phát triển theo hướng MKT, product, kinh doanh. Mình ủng hộ việc bạn xác định được mục tiêu của mình, nhưng tại thời điểm bạn quyết định dừng học, mình có đông viên là nên đi đến cuối cùng, vì mình không muốn bạn dễ dàng từ bỏ thứ mà bạn đã bắt đầu, vì cuộc sống còn rất nhiều lần phải lựa chọn, cái gì cũng dễ từ bỏ thì sẽ tạo ra tiền đề không tốt.

Cuối cùng bạn vẫn từ bỏ không học hết để lấy bằng, mình ủng hộ vì số môn nợ vẫn còn khá nhiều, và bạn xác định là 1 năm học tiếp đó với 1 năm tập trung cho công việc, bạn sẽ nhận được nhiều giá trị hơn. Bạn có mục tiêu khá rõ ràng và hiểu giá trị của mình ở đâu.

Bạn rất kiên nhẫn và có mục tiêu với lựa chọn của mình. Và mình khá tự hào vì bạn càng lúc càng trưởng thành trong công việc cũng như cuộc sống.

Quay trở lại việc lựa chọn công việc trái ngành, mình nghĩ không có gì đáng chê trách với lựa chọn đó. Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý ở đây là lựa chọn phải gắn liền với việc tìm hiểu, xác định mục tiêu một cách nghiêm túc, và kiên định với nó. Rất nhiều trường hợp mình phỏng vấn, các bạn mong muốn chung chung, lựa chọn chung chung, ko có kiến thức hay tìm hiểu gì về thứ mình lựa chọn cả. Bạn cũng không xác định được vị trí của mình, thứ mình có và thứ mình thiếu, giá trị cụ thể của mình để có hướng đi tới mục tiêu và lựa chọn mới đấy. Các bạn lựa chọn vì trend, vì bạn bè, vì truyền thông ... Như thế thì rất dễ thiếu kiên định, nhảy việc và Lost. Với nhóm này thì mình ko cổ súy được. Hay một ví dụ như bạn lựa chọn vị trí lễ tân, mình thấy lựa chọn đó tốt, không cần cổ vũ bạn lựa chọn thứ khác. Nhưng bạn ấy dần dần phải học được rằng, vị trí lễ tân thì kỹ năng, giá trị đóng góp và mức lương sẽ khác với các vị trí công việc khác, dần dần các bạn phải định hình được giữa mong muốn - lựa chọn & thực tế. Bạn sẽ không thể làm lễ tân (công việc bạn mong muốn) với mức lương kỳ vọng như mức lương của một vị trí như kinh doanh, MKT hay sản phẩm. 

Trả lời

Mình không có vấn đề gì với việc các bạn làm việc trái ngành , mình vẫn đang có một vài nhân sự hoàn toàn trái ngành. Một bạn team mình (cũng có mặt trên Noron!) học đến năm cuối BK đã từ bỏ không tốt nghiệp vì muốn toàn tâm theo mình học và phát triển theo hướng MKT, product, kinh doanh. Mình ủng hộ việc bạn xác định được mục tiêu của mình, nhưng tại thời điểm bạn quyết định dừng học, mình có đông viên là nên đi đến cuối cùng, vì mình không muốn bạn dễ dàng từ bỏ thứ mà bạn đã bắt đầu, vì cuộc sống còn rất nhiều lần phải lựa chọn, cái gì cũng dễ từ bỏ thì sẽ tạo ra tiền đề không tốt.

Cuối cùng bạn vẫn từ bỏ không học hết để lấy bằng, mình ủng hộ vì số môn nợ vẫn còn khá nhiều, và bạn xác định là 1 năm học tiếp đó với 1 năm tập trung cho công việc, bạn sẽ nhận được nhiều giá trị hơn. Bạn có mục tiêu khá rõ ràng và hiểu giá trị của mình ở đâu.

Bạn rất kiên nhẫn và có mục tiêu với lựa chọn của mình. Và mình khá tự hào vì bạn càng lúc càng trưởng thành trong công việc cũng như cuộc sống.

Quay trở lại việc lựa chọn công việc trái ngành, mình nghĩ không có gì đáng chê trách với lựa chọn đó. Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý ở đây là lựa chọn phải gắn liền với việc tìm hiểu, xác định mục tiêu một cách nghiêm túc, và kiên định với nó. Rất nhiều trường hợp mình phỏng vấn, các bạn mong muốn chung chung, lựa chọn chung chung, ko có kiến thức hay tìm hiểu gì về thứ mình lựa chọn cả. Bạn cũng không xác định được vị trí của mình, thứ mình có và thứ mình thiếu, giá trị cụ thể của mình để có hướng đi tới mục tiêu và lựa chọn mới đấy. Các bạn lựa chọn vì trend, vì bạn bè, vì truyền thông ... Như thế thì rất dễ thiếu kiên định, nhảy việc và Lost. Với nhóm này thì mình ko cổ súy được. Hay một ví dụ như bạn lựa chọn vị trí lễ tân, mình thấy lựa chọn đó tốt, không cần cổ vũ bạn lựa chọn thứ khác. Nhưng bạn ấy dần dần phải học được rằng, vị trí lễ tân thì kỹ năng, giá trị đóng góp và mức lương sẽ khác với các vị trí công việc khác, dần dần các bạn phải định hình được giữa mong muốn - lựa chọn & thực tế. Bạn sẽ không thể làm lễ tân (công việc bạn mong muốn) với mức lương kỳ vọng như mức lương của một vị trí như kinh doanh, MKT hay sản phẩm. 

Ủa người ta dễ chê nhau nhỉ. À mà thôi, đây là chương trình tivi, họ muốn tạo ra kịch tích, tạo ra tranh luận, nên thế thôi.

Bạn ngồi cạnh mình suốt 3 năm cấp 3, ngày xưa tốt nghiệp RMIT ngành truyền thông cũng đã xin vào làm lễ tân (thực ra là admin, nhưng vẫn ngồi quầy lễ tân) của một công ty lữ hành lớn vì muốn "tôi nghĩ muốn học hỏi về ngành này thì đi từ admin là rõ ràng nhất". Bạn ý ngồi ở đó đúng 1 năm thì quay trở về đúng chuyên môn.

Nên mình nghĩ chuyện này chẳng lạ.