Góc nhìn: Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm

  1. Design

Mỗi một ý tưởng sản phẩm đã mang trong nó mong muốn tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho cuộc sống của người dùng. Hãy cùng lan toả mong muốn đó đến chính nhóm phát triển sản phẩm của bạn, và xa hơn thế nữa nhé.

87c10abcd5ce6eae73bd9c98074f9ec0

👋 Chào bạn, những người hàng ngày đang làm thay đổi thế giới bằng những sản phẩm phần mềm, ứng dụng di động. Hãy cùng nhớ lại, cách đây không quá lâu, ai có thể nghĩ rằng ngồi nhà bạn có thể có đồ ăn từ quán ăn bạn thân thuộc, mở điện thoại là có xe ôm, taxi đưa mình đi mà thậm chí không cần phải mở mở ví rút tiền mặt… Tất cả mọi nhu cầu của con người dường như được thu gọn và được phân phối thông qua những màn hình điện thoại, máy tính. Tất cả diều này nhờ vào việc sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ di động để các cơ chế tương tác đơn giản. Cuộc sống hiện đại chưa bao giờ tiện lợi như bây giờ, và chắc chắn đây vẫn đang chỉ mới là sự bắt đầu…

Thế nhưng đi kèm sự tiện lợi đó là sự phức tạp của công nghệ, cũng như những yếu tố đi kèm về kinh doanh khiến cho những nhóm phát triển giải pháp đôi khi quên đi mất rằng trước mỗi màn hình đang truy cập ứng dụng mà chúng ta phát triển là một con người, với câu truyện riêng của họ, với mong muốn, nỗi niềm và một nội tâm phức tạp… và những mong muốn, những vấn đề khó khăn của họ chính là lý do khiến cho chúng ta phát triển những giải pháp đang để giải quyết và thay đổi cuộc sống của họ hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi gác lại tất cả áp lực kinh doanh, deadline, pitching, bug fixes để tâm sự một chút về “thiết kế lấy người dùng làm trung tâm”, nghe có vẻ mới và hot, nhưng chúng tôi chắc chắn một điều rằng đây không phải cái gì đó đó quá mới mẻ, nó đã nhen nhóm và đồng hành cùng bạn từ lúc ý tưởng sản phẩm của bạn bật sáng, rồi khi dòng code đầu tiên được viết ra và đến lúc này 😉 bắt đầu từ định nghĩa cơ bản nhất

Vậy User-centered design là gì?

Nếu bạn google “Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm” hay “user-centered design” vv… bạn sẽ chủ yếu thấy giải thích là rằng đây là một Quy trình lặp trong thiết kế và phát triển phần mềm. UX hay trải nghiệm người dùng cũng từ đây mà ra dó. Mới nghe thì cũng đơn giản dễ hiểu, nhưng thực tế, các quy trình đó khá là khó để có thể áp dụng vào trong thực tế hay thậm chí ngay trong cộng đồng UX designers cũng có nhiều người cảm thấy quá phức tạp để có thể áp dụng vào trong các team startup hay trong giai đoạn đầu của ứng dụng.

Trong quá tình làm việc với các startup lớn, nhỏ, trong và ngoài nước, tôi thấy được rằng thiếu đi những hoạt động tìm hiểu người dùng đơn giản khiến cho những sản phẩm MVP ( tối giản nhất có thể hoạt động được ) tạo ra trải nghiệm không tốt cho người dùng, hệ quả như sản phẩm quá khó sử dụng hay tính năng không được hợp lý với nhu cầu của người dùng, hay thậm chí khiến cho những sản phẩm số của cả startup lẫn của các tập đoàn có định hướng tốt mà vẫn không đạt được mục tiêu của mình, người dùng từ bỏ ứng dụng chuyển sang ứng dụng khác…

Hệ quả là thế, nhưng do quy trình phức tạp, các nhóm phát triển sản phẩm hiện rất do dự khi quyết định thêm vào một nhân lực chuyên về trải nghiệm người dùng vào trong đội ngũ của mình, đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu của quá trình phát triển sản phẩm. Thế nên tôi nghĩ có lẽ đã đến lúc chúng ta nhìn vào vấn đề này một cách khác để không cảm thấy bị choáng ngợp với quá nhiều công việc nếu nhóm của bạn muốn áp dụng UCD.

User-centric mindset – Tư duy lấy người dùng làm trung tâm.

Hãy tạm gác tất cả những quy trình rườm rà ra một bên, bạn chỉ cần hiểu một cách đơn giản về tư duy này là: Hiểu người dùng thực tế của sản phẩm là ai và đặt họ làm trung tâm trong mỗi quyết định khi phát triển sản phẩm.

Điều này bắt đầu với Tất cả các thành viên của đội phát triển sản phẩm luôn tự hỏi đội nhóm của mình và hỏi chính mình câu hỏi “Người dùng của mình là ai?”. Nghe thật đơn giản, nhưng trong suốt rất nhiều năm công tác tôi đã hỏi rất nhiều các nhóm phát triển mà founder, đội thiết kế, đội phát triển và đội bán hàng có câu trả lời rất khác nhau… và điều này thực sự không phải là lạ và nguyên nhân bản chất là chúng ta chưa có cùng một cách suy nghĩ và bộ công cụ để có thể trao đổi với nhau, và cùng nhau có một hình dung về người dùng của mình, những vấn đề họ gặp phải, cách họ sử dụng công cụ, và điều gì khiến cho họ gắn bó với sản phẩm của mình trong điều kiện thực tế. Vậy hãy cùng nhau chia sẻ bài viết này để cùng có một cách suy nghĩ rất đơn giản mà vô cùng mạnh mẽ. Không phải nói ra cho ngầu đâu, mà với cách suy nghĩ này, chúng ta sẽ biến nó thành những cách tiếp cận, chúng ta sẽ hiểu cách để tối ưu quy trình của mình để giải quyết chính vấn đề nội bộ của nhóm phát triển sản phẩm.

👩‍💼 Với nhà sáng lập, nhà quản lý: Bạn là người đưa ra ý tưởng sản phẩm hoặc được chọn để biến ý tưởng thành hiện thực. Với tư duy này bạn sẽ có những câu chuyện, hình ảnh thực tế để truyền cảm hứng cho đồng đội, để thực sự tạo ra động lực gắn kết các thành viên và cho chính bản thân mình. Hãy truyền lửa cho đồng đội của bạn, cộng đồng và chính người dùng của bạn bằng những câu truyện thật, từ những người dùng thật. Bạn sẽ bất ngờ với việc nó sẽ thay đổi các mọi người cống hiến cho sản phẩm, cũng như mối quan hệ của bạn với người dùng, khách hàng của mình.

🧑‍🎨 Với Nhà thiết kế, giờ đây bạn không còn phải sáng tạo trong bóng tối nữa, bạn sẽ có kim chỉ nam cho từng quyết định thiết kế của mình, từng mã màu bạn chọn, từng vị trí bạn đặt, từng thông tin bạn đưa vào màn hình đều có ý nghĩa đối với người ngồi trước màn hình của bạn. Design review, design presentation sẽ trở nên thú vị và đầy tính đóng góp hơn bao giờ hết.

👨‍💻 Với lập trình viên, nhà phát triển: bạn sẽ cảm thấy việc code của bạn thật ý nghĩa, khi bạn hiểu về người dùng của mình, mọi quyết định và đóng góp của bạn về công nghệ sẽ có sở cứ, sẽ có sức nặng. Bạn sẽ cảm thấy yêu công việc của mình hơn, hãy tưởng tượng từng dòng code của bạn sẽ đến tay những người dùng mà bạn thực sự quan tâm đến họ.

💁‍♀️ Với người làm truyền thông, quảng cáo. Mỗi thông điệp truyền thông của bạn giờ sẽ thật rõ ràng là mình đang truyền thông cho ai, bạn muốn gợi cho họ cảm xúc gì, muốn truyền đạt thông tin gì… Công việc của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn và bạn cũng sẽ tự tin hơn về những quyết định của mình …

Thực sự cách suy nghĩ này đã mang lại cho chính bản thân tôi rất nhiều cảm hứng, và cũng đã giúp được rất nhiều khách hàng của tôi từ startup nhỏ đến tập đoàn lớn tạo ra những sản phẩm chất lượng và đáng tự hào cho người dùng của mình. Hãy nghĩ thật đơn giản là bản thân sản phẩm bạn đang phát triển, từ khi nó còn là ý tưởng, nó đã có mục đích mang lại cuộc sống dễ dàng hơn cho người dùng rồi. Và hãy cùng nhớ là đến cuối ngày, công nghệ là để phục vụ con người, công nghệ có thể thay đổi, nhưng sâu thẳm trong mỗi người là những động lực mà từ thủa sơ khai đến giờ vẫn không hề thay đổi. Người dùng (User ) hay Khách hàng (Customer ) cuối cùng vẫn là con người. Hãy cùng hít thở một hơi thật sâu và quay lại tiếp tục cống hiến cho trải nghiệm sống của con người ( HX ) bạn nhé.

Bài viết này chỉ là phần đầu tiền trước khi Olabs đăng các bài mang tính chất học thuật hơn về chủ đề này, và đánh dấu sự quay lại có chiến lược của Olabs sau những ủng hộ thực sự tích cực từ cộng đồng. Dự định của chúng tôi về nội dung các bài tiếp theo là về các chủ đề:

  • Lợi ích cụ thể hơn của UCD trong phát triển sản phẩm
  • Làm sao để stakeholders buy-in việc sử dụng các quy trình của UCD
  • Case studies trong việc áp dụng thành công của UCD
  • Sự khác biệt giữa User-centric và Human-centric
  • Đóng góp của UX cho CX
  • Quy trình sử dụng UCD vào phát triển sản phẩm và quản lý trải nghiệm người dùng

Và chúng tôi luôn lắng nghe sự đóng góp và ý tưởng từ cộng đồng để xây dựng nội dung phong phú hơn. Cảm ơn mọi người đã đọc đến đây nhé 😉

Bài của Alex Hoang từ Olabs

Từ khóa: 

design

Rất đồng ý ở quan điểm, các thiết kế lấy người dùng làm trung tâm, đề cao CX thì luôn cần 1 quy trình phát triển, cập nhật liên tục, để đảm bảo các cải tiến nhỏ, nhưng thường xuyên liên tục trên sản phẩm.

Trả lời

Rất đồng ý ở quan điểm, các thiết kế lấy người dùng làm trung tâm, đề cao CX thì luôn cần 1 quy trình phát triển, cập nhật liên tục, để đảm bảo các cải tiến nhỏ, nhưng thường xuyên liên tục trên sản phẩm.