Giúp đỡ người khác thế nào là tốt nhất?
kỹ năng mềm
Mình nhớ có bài học của trường Tuệ Đức về cách làm thiện nguyện, gửi bạn tham khảo nhé. Theo đó sẽ có 4 cấp độ giúp người bao gồm:
1. Thân gần: giúp người tiền, vật chất, ăn uống. Đây là cách giúp cơ động, dễ thực hiện nhưng hiệu quả thì chỉ chóng vánh tức thời.
2. Thân xa: giúp người học nghề, ổn định. Đây là cách giúp khó hơn và tốt xấu chưa rõ vì câu chuyện kéo dài nhiều năm.
3. Lễ, đạo đức: giúp người học điều hay lẽ phải, sống tốt không gây hại và biết giúp lại người khác. Đây là cách giúp khó vì đòi hỏi chính mình phải tự thực hành trước đã, và dạy người cũng mất vài năm chứ không ngay lập tức nhưng hiệu quả thì lâu dài.
4. Đạo lý: giúp người ta tự nhận thức điều đúng, chân lý để người ta có lý tưởng và biết giá trị sống của mình. Đây là cách giúp của các bậc đạo sư, giúp người ta tự tìm con đường giải thoát và được an vui tự tại.
Theo mình thì ở cấp độ bình thường con người có thể thực hành cả mức 1, 2 và 3, linh hoạt tùy hoàn cảnh. Có người nào đang cần giúp khẩn cấp thì chúng ta có thể giúp vật chất trước, chẳng hạn gọi cấp cứu hay mua đồ ăn cho người đang đói, ốm. Còn những trường hợp lâu dài như giúp các hoàn cảnh khó khăn thì nên tạo điều kiện cho họ học nghề, tự lao động, tránh ỷ lại. Với thế hệ tương lai của đất nước thì lại rất cần ưu ái mức 3.
Dù bạn có giúp ở mức độ nào cũng nên nhớ là đấy không phải trách nhiệm bắt buộc, và vẫn phải tập trung phát triển bản thân mình thay vì quá quan tâm đến cuộc sống của người khác. Trong trường hợp ngoài khả năng và không thể giúp thì chỉ có thể chúc cho người khó khăn sớm vượt qua mà thôi.
Blue Sapphire
Mình nhớ có bài học của trường Tuệ Đức về cách làm thiện nguyện, gửi bạn tham khảo nhé. Theo đó sẽ có 4 cấp độ giúp người bao gồm:
1. Thân gần: giúp người tiền, vật chất, ăn uống. Đây là cách giúp cơ động, dễ thực hiện nhưng hiệu quả thì chỉ chóng vánh tức thời.
2. Thân xa: giúp người học nghề, ổn định. Đây là cách giúp khó hơn và tốt xấu chưa rõ vì câu chuyện kéo dài nhiều năm.
3. Lễ, đạo đức: giúp người học điều hay lẽ phải, sống tốt không gây hại và biết giúp lại người khác. Đây là cách giúp khó vì đòi hỏi chính mình phải tự thực hành trước đã, và dạy người cũng mất vài năm chứ không ngay lập tức nhưng hiệu quả thì lâu dài.
4. Đạo lý: giúp người ta tự nhận thức điều đúng, chân lý để người ta có lý tưởng và biết giá trị sống của mình. Đây là cách giúp của các bậc đạo sư, giúp người ta tự tìm con đường giải thoát và được an vui tự tại.
Theo mình thì ở cấp độ bình thường con người có thể thực hành cả mức 1, 2 và 3, linh hoạt tùy hoàn cảnh. Có người nào đang cần giúp khẩn cấp thì chúng ta có thể giúp vật chất trước, chẳng hạn gọi cấp cứu hay mua đồ ăn cho người đang đói, ốm. Còn những trường hợp lâu dài như giúp các hoàn cảnh khó khăn thì nên tạo điều kiện cho họ học nghề, tự lao động, tránh ỷ lại. Với thế hệ tương lai của đất nước thì lại rất cần ưu ái mức 3.
Dù bạn có giúp ở mức độ nào cũng nên nhớ là đấy không phải trách nhiệm bắt buộc, và vẫn phải tập trung phát triển bản thân mình thay vì quá quan tâm đến cuộc sống của người khác. Trong trường hợp ngoài khả năng và không thể giúp thì chỉ có thể chúc cho người khó khăn sớm vượt qua mà thôi.
Độc Cô Cầu Bại
Tiên Tích Tầm Long
Có tâm giúp người là tốt nhưng khi chưa hiểu người mà muốn giúp người thì chẳng hóa ra hại họ hay sao? ngoài ra còn nghĩ đến giúp người là trong lòng còn dễ nảy sinh kiêu ngạo. Theo mình thì ai cũng có thể tự giúp lấy bản thân vì duyên nghiệp của họ thì họ cần phải tự trải qua để tiến bộ.