Giữa “Hãy tiết kiệm khi còn trẻ” và “ Hãy xõa đi vì ta chỉ sống 1 lần trên đời” bạn chọn cái nào?

  1. Phong cách sống

Đúng là mình cực kỳ mâu thuẫn với 2 quan điểm này, đôi khi rất muốn tiết kiệm, góp nhặt từng chút một nhưng đôi khi lại tặc lưỡi, thôi thì đời người có một lần, tội gì không sống cho thoải mái :))

Từ khóa: 

phong cách sống

Trong tất cả các phương pháp quản lý tài chính hiện này thì đều có khoản Tiết kiệm-đầu tư, Song hành đó cũng luôn luôn có khoản Hưởng thụ. Nếu bạn không tưởng thưởng bản thân thì thực sự không thể tái tạo sức lao động. Một điều nữa là cuộc đời rất ngắn, nhìn những người đi trước chúng ta thử xem có thực sự muốn như họ hay không.
.
Nhiều người cố gắng dành dụm rất nhiều từ lúc trẻ nhưng tới khi có tiền ở tuổi trung niên thực sự hỏi ra ai cũng có bệnh nọ bệnh kia. Muốn hưởng thụ như hồi còn trẻ là điều không thể. Có những người sẵn sàng bỏ hết tài sản chỉ để đổi lấy sức trẻ. 
Cuộc sống là vô thường, chúng ta không biết sống tới khi nào. Nên là mình rất thích những cuốn sách, bộ phim về người biết mình không còn nhiều thời gian, khi họ biết mình sắp chết, mỗi người lại có những phản ứng khác nhau, người thì bỏ hết công việc để hưởng thụ, người thì lại cháy hết mình với sự nghiệp trong những ngày tháng cuối đời (Cuốn Khi hơi thở hóa thinh không). Đôi khi thì mình lên youtube xem lời chia sẻ của những người rất già, hoặc là những kênh chia sẻ của những người thành đạt khuyên bản thân khi còn 20s. 
.
Nhìn những người đi trước, bạn có thực sự muốn sống một cuộc đời như họ hay không? Hay vẫn luôn khao khát một cuộc đời làm được thật nhiều thứ, trải nghiệm thật nhiều điều? Chúng ta sống có những trách nhiệm nhưng cũng đừng quên hưởng thụ. Chỉ trăm năm nữa chúng ta sẽ chỉ là hư vô chẳng ai biết tới. Con người là hạt cát thôi nên trân trọng hiện tại và những điều tốt đẹp hiện có, biết cân bằng, thực sự sống. Đấy là cái khó không phải ai cũng làm được và dám làm.

Trả lời

Trong tất cả các phương pháp quản lý tài chính hiện này thì đều có khoản Tiết kiệm-đầu tư, Song hành đó cũng luôn luôn có khoản Hưởng thụ. Nếu bạn không tưởng thưởng bản thân thì thực sự không thể tái tạo sức lao động. Một điều nữa là cuộc đời rất ngắn, nhìn những người đi trước chúng ta thử xem có thực sự muốn như họ hay không.
.
Nhiều người cố gắng dành dụm rất nhiều từ lúc trẻ nhưng tới khi có tiền ở tuổi trung niên thực sự hỏi ra ai cũng có bệnh nọ bệnh kia. Muốn hưởng thụ như hồi còn trẻ là điều không thể. Có những người sẵn sàng bỏ hết tài sản chỉ để đổi lấy sức trẻ. 
Cuộc sống là vô thường, chúng ta không biết sống tới khi nào. Nên là mình rất thích những cuốn sách, bộ phim về người biết mình không còn nhiều thời gian, khi họ biết mình sắp chết, mỗi người lại có những phản ứng khác nhau, người thì bỏ hết công việc để hưởng thụ, người thì lại cháy hết mình với sự nghiệp trong những ngày tháng cuối đời (Cuốn Khi hơi thở hóa thinh không). Đôi khi thì mình lên youtube xem lời chia sẻ của những người rất già, hoặc là những kênh chia sẻ của những người thành đạt khuyên bản thân khi còn 20s. 
.
Nhìn những người đi trước, bạn có thực sự muốn sống một cuộc đời như họ hay không? Hay vẫn luôn khao khát một cuộc đời làm được thật nhiều thứ, trải nghiệm thật nhiều điều? Chúng ta sống có những trách nhiệm nhưng cũng đừng quên hưởng thụ. Chỉ trăm năm nữa chúng ta sẽ chỉ là hư vô chẳng ai biết tới. Con người là hạt cát thôi nên trân trọng hiện tại và những điều tốt đẹp hiện có, biết cân bằng, thực sự sống. Đấy là cái khó không phải ai cũng làm được và dám làm.

Mình có bà chị làm du lịch, thời 2x-3x lương tháng 30-40M, vì rất giỏi và lanh lợi. Cũng vì vậy mà ăn tiêu khá là "thoáng" và nhảy việc liên tục. Đến giờ, khi gần 40, công việc thì đi xuống, do nhảy việc nên bậc thứ ko cao, và giờ có tuổi ng ta cũng ít tuyển hơn, lương thấp xuống, tích lũy thì gần như ko có. Giờ mới thấy tiếc. May gia đình vẫn còn trợ giúp đc nên vẫn chưa "chết", chứ ko đợt dịch vừa rồi,.... làm du lịch thì hiểu rồi đấy. Cũng may có dịch để nhận ra sớm nên giờ đã thấy tiếc mà cố làm lại rồi.

Xung quanh mình thấy cũng khá nhiều người, làm thì lương khá khẩm đấy, mua sắm đủ thứ. Nhưng qua cái dịch mới thấy rối cả lên.

Mình thì nói chung có làm có ăn có để, thay vì mua cái điện thoại mấy chục thì mua cái mấy triệu. Nên dịch vừa rồi vẫn sống khỏe, thậm chí ko đi ra còn dư thêm nữa :)))

Nên bạn thấy đó, chúng ta chỉ sống 1 lần trên đời, nhưng 1 lần đó dài tận 100 năm (ờ hơi quá, chắc cỡ 7-80 tùy người). Tiền làm ra là 1 khoảng cố định thì nếu bạn dồn hết cho tuổi trẻ, thì phần thừa lại của tuổi già chẳng là bao nhiêu đâu. Trẻ mà sống thua kém 1 tý còn đỡ, chứ già mà ko có tiền (ko đợi già, như chị mình, chưa đến 40) thì có hối cũng đã muộn, thời gian đã qua sẽ chẳng thể nào lấy lại đc.

Nên có giới hạn nhất định cho những vấn đề mà mình chi tiết thì khi quyết đinh chi tiêu gì đó sẽ không bị lãng phí , như thế thì sẽ không bị cảm xúc nhất thòi hay tư duy cảm tính chi phối.

Bạn có nghe câu chuyện cô gái 28 tuổi chọn quan điểm thứ hai mà mặc kệ quan điểm thứ nhất chưa ạ :'D. Thời khắc mà bạn cho là bạn được "sống" không phải chỉ giới hạn lúc còn trẻ, và tiền bạc thời nay cũng rất quan trọng. Chỉ vì ham muốn được "xõa" nhất thời, mà bạn nữ kia chi mạnh cho việc đi du lịch, rồi lúc ốm đau không có tiền, lại phải dựa vào cha mẹ - người mà đáng lẽ cần được hưởng những thứ tốt đẹp nhất. Nhưng nếu bạn có tài chính và giàu có, vẫn cứ xõa nha, nhưng ở mức độ vừa phải thôi ạ, công việc vẫn phải tiếp tục. 

"Work hard, Play hard" Vất vả kiếm tiền thì cũng phải biết cách hưởng thụ, nó còn gọi là tự thưởng cho bản thân. Đúng là để đạt đến đỉnh cao danh vọng thì phải nỗ lực làm việc, thậm chí là cặm cụi ngày đêm nhưng cũng phải biết cách tôn trọng bản thân, cho bản thân những khoảng thời gian vui vẻ, tích cực.

Mình sẽ chọn cách tiết kiệm, vì khi về già mn mới thấy được tiền quan trọng như thế nào.

Tiết kiệm nhưng k để đói khát, kèo dịch covid vs đợt giãn cách vừa rồi là minh chứng cho cái kèo thoải mái đi rồi đấy. Lúc ý k có tiền lại đi vay app on rồi lại chết

Tiết kiệm không có nghĩa là không dám chi cho những việc cần thiết. Mà dù cho chỉ sống một lần cũng không có nghĩa phải lãng phí. Dù sao cũng đừng để những câu như thế này trở thành cái cớ cho bạn về cuộc đời của chính mình.
Tôi chọn cả hai (hoặc không chọn cái nào). Ý tôi là chọn cách sống balance. Tôi có mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, nên tiền tiêu cũng có budget rõ ràng, không đi quá được. Nhưng khi đụng tới những cái mà tôi đam mê thật sự thì không tiếc tiền chút nào.
Hãy lưu ý là tôi nói từ "đam mê thật sự", vì có nhiều người sử dụng góc nhìn của người khác như là "đam mê" của mình, và đó tôi không cho là đam mê mà là đua đòi. Cần xác định cái gì khiến mình hạnh phúc nhất, rồi dồn tiền vào nó thôi bạn ạ...

Chào bạn, cá nhân mình chọn "Có thói quen tiết kiệm một khoản cố định ngay khi nhận lương, phân bổ hết các khoản thiết thực cần chỉ tiêu và phần dư còn lại thì sẽ dùng để xõa đi vì ta chỉ sống một lần trên đời".