Giữa cờ vua và cờ tướng, bộ môn nào mang tính chiến lược hơn?

  1. Thể thao

Từ khóa: 

thể thao

Cờ vua và cờ tướng là hai môn cờ trí tuệ và tư duy cao của phương Tây và phương Đông. Chơi cờ không chỉ để giải trí và còn rút ra những bài học quý giá cho cuộc sống, nghề nghiệp, đặc biệt ở lĩnh vực quản trị nhân sự.
Trả lời câu hỏi cờ nào mang tính chiến lược hơn thì theo quan điểm cá nhân tôi thấy rằng:Cờ Vua mang tính chiến lược hơn vì các lý do:
Tính linh hoạt:
Ví dụ: Người lãnh đạo ví như con vua hoặc tướng.
Trong cờ Vua quân vua di chuyển độc lập đến bất cứ nơi đâu đây là hình ảnh của một nhà lãnh đạo linh hoạt, quyết đoán, có cái nhìn toàn diện và sâu rộng. Điều này giúp doanh nghiệp vươn xa qua những chính sách, chiến lược của người lãnh đạo.
+ Tính sắp xếp: Cạnh vua là hậu - Quân cờ có sức mạnh đứng thứ 2 trong hệ thống. Đây là cách sắp xếp và dụng người đúng đắn của "nhà cầm quyền" giỏi. 
+ Bình đẳng giới: Quân Hậu đại diện cho phái nữ,đây là tư duy mới trong quản trị nhân sự thời đại 4.0 - Tôn trọng nữ quyền.
Tuy nhiên cờ tướng vẫn có điểm mạnh tư duy riêng song ở thời đại phát triển nhanh rộng ngày nay, ta nên áp dụng tư duy của cờ vua.
 
Trả lời
Cờ vua và cờ tướng là hai môn cờ trí tuệ và tư duy cao của phương Tây và phương Đông. Chơi cờ không chỉ để giải trí và còn rút ra những bài học quý giá cho cuộc sống, nghề nghiệp, đặc biệt ở lĩnh vực quản trị nhân sự.
Trả lời câu hỏi cờ nào mang tính chiến lược hơn thì theo quan điểm cá nhân tôi thấy rằng:Cờ Vua mang tính chiến lược hơn vì các lý do:
Tính linh hoạt:
Ví dụ: Người lãnh đạo ví như con vua hoặc tướng.
Trong cờ Vua quân vua di chuyển độc lập đến bất cứ nơi đâu đây là hình ảnh của một nhà lãnh đạo linh hoạt, quyết đoán, có cái nhìn toàn diện và sâu rộng. Điều này giúp doanh nghiệp vươn xa qua những chính sách, chiến lược của người lãnh đạo.
+ Tính sắp xếp: Cạnh vua là hậu - Quân cờ có sức mạnh đứng thứ 2 trong hệ thống. Đây là cách sắp xếp và dụng người đúng đắn của "nhà cầm quyền" giỏi. 
+ Bình đẳng giới: Quân Hậu đại diện cho phái nữ,đây là tư duy mới trong quản trị nhân sự thời đại 4.0 - Tôn trọng nữ quyền.
Tuy nhiên cờ tướng vẫn có điểm mạnh tư duy riêng song ở thời đại phát triển nhanh rộng ngày nay, ta nên áp dụng tư duy của cờ vua.
 

Theo mình, là một người làm CNTT và từng lập trình bot đánh cờ thì cờ vua có độ phức tạp tính toán lớn hơn một chút bạn nhé.

https://cdn.noron.vn/2022/09/26/5063325812943925-1664176392.jpg

Lý do là 2 loại cờ có cùng số quân giống nhau (32 quân), nhưng cờ vua có 14 quân chủ lực, di chuyển trên bàn cờ 64 ô. Còn cờ tướng có 12 quân chủ lực, di chuyển trên bàn cờ có 90 điểm. Đó là vì trong cờ tướng có nhiều luật hạn chế di chuyển hơn. Ví dụ:

  • Vua, sĩ chỉ đi trong cung
  • Tượng chỉ ờ bên sông
  • Mã có thể bị cản
  • Không lộ mặt tướng
  • ...

Có tướng có pháo khá linh hoạt, và cây tốt khi qua sông sẽ nhiều nước hơn tốt của cờ vua nhưng cờ vua có hậu, tượng, mã rất linh hoạt. Nhìn chung tại mỗi thời điểm (khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc), thường thì số nước (phương án có thể đi) trong cờ tướng sẽ ít hơn trong cờ vua 1 chút. Do đó người ta thường bảo cờ tướng luật chơi hẹp hơn, còn cờ vua có luật chơi rộng hơn. Cờ tướng cũng vì thế mà hay hòa hơn cờ so với cờ vua, vì rất dễ rơi vào thế bí nước đi.

Tự chung là cờ vua có độ phức tạp cao hơn cờ tướng 1 chút. Còn cờ vây thì độ phức tạp cao hơn rất nhiều so với 2 loại cờ này.

Theo tôi là cờ tướng:
Nhìn chung cờ tướng phức tạp hơn nhiều so với cờ vua vì bàn cờ lớn hơn và cũng có nhiều nước đi hơn. Bạn có thể thấy điều này ngay trong máy tính khi các công cụ cờ vua có thể tính toán sâu hơn 5 - 10 lần so với cờ tướng.
Cờ tướng có cả quân tấn công và quân phòng thủ trong khi cờ vua chỉ có quân để tấn công. Người chơi lúc này cần phải xoay não xoành xoạch cho các nhiệm vụ khác nhau (cả công và thủ)
Không chỉ vậy, các nước đi của cờ tướng không mượt và đơn giản như cờ vua vì nó còn có thể bị chặn theo nhiều kiểu, bị giới hạn khu vực di chuyển nữa. Nghĩa là sao, nghĩa là người chơi cần động não nhiều hơn để di chuyển các quân cờ của mình.
Tóm lại là, sự kết hợp giữa các quân cờ trong cờ tướng cần nhiều kiến thức hơn so với cờ vua. Ví dụ như cùng một cách kết hợp nhưng kết quả lại khác nhau nhiều dựa trên sự khác biệt về mặt vị trí.
Để kết thúc ván cờ bên cờ tướng cũng phức tạp hơn vì có nhiều ngoại lệ và còn tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Có thể nói, đối với nhiều người chơi, cờ tướng sẽ dễ hơn so với cờ vua nếu chỉ để học và chơi cơ bản nhưng để đến được mức lão làng thì không hề đơn giản chút nào.

Mình không rành địa lí, nhưng mình có 1 suy đoán mong mọi người kiểm chứng:

Đó là cờ vua bàn cờ bằng phẳng hơn, ít điều kiện, quân cờ ít bị hạn chế, cũng giống như địa hình mà người ta đánh nhau bên châu âu nó ít chướng ngại vật hơn. Và cờ tướng thì cũng tương tự.

Có nghĩa là cả 2 loại cờ đều mang tính chiến lược, nhưng là chiến lược của 2 địa hình khác nhau.

Cờ nào mà chả có tính chiến lược. Có điều theo mình thấy thì tính chất tấn công của cờ vua có phần nhanh hơn, vì bàn cờ rộng thoáng, các quân chủ lực dễ xuất động ra trận và chiếm vị đẹp. Cờ vua hơi bí bách do chật chội, toota tạo thành hàng ngang che chắn xe, các con tốt còn link được với nhau khiến việc bắn phá phòng tuyến này khó khăn hơn.

Với tôi, cờ vua và cờ tướng đều chỉ nổi lên là tính chiến thuật còn tính chiến lược thì khá là mờ nhạt, nếu có thì chỉ tồn tại ở các kỳ thủ cao cấp mà thôi