Giới thiệu về văn học Hy Lạp cổ đại, bi kịch Hy Lạp cổ đại?
hy lạp cổ đại
,văn học hy lạp
,văn hóa
I. GIỚI THIỆU VỀ VĂN HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI:
1, Đất nước Hy Lạp cổ đại:
- Nền văn hóa và văn học cổ đại Hy Lạp chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử phát triển của nền văn minh tinh thần phương Tây.
+ Nền văn hóa, văn học đó đã mở đường cho sử học, triết học, thần thoại, anh hùng ca, kịch, thơ, điêu khắc, âm nhạc...phát triển.
+ Là kho điển tích, là nguồn cung cấp đề tài không bao giờ cạn.
- Theo Các mác: “Không có cơ sở văn minh Hy Lạp cổ đại, không có đế quốc La Mã thì không có châu âu ngày nay”
- Văn học nghệ thuật Hy Lạp cổ đại sở dĩ phát triển rực rỡ là nhờ được xây dựng trên một nền văn minh hình thành sớm – một trong những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại.
- Nền văn minh Cret-Mixen xuất phát từ đảo Cret của Hy Lạp đã có từ 2500-1700 năm TCN. Đến 1000 năm TCN, nền văn minh Hy Lạp sau này đã được kế thừa và phát triển nền văn minh Cret-Mixen lên một trình độ mới rực rỡ, huy hoàng chưa từng thấy.
- Nhà nước Hy Lạp cổ đại chia thành 5 giai cấp, nổi bật là quý tộc và nô lệ, sự phân hóa giàu nghèo, giữa giai cấp thống trị và bị trị đã làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh. Văn học nghệ thuật đã phát triển trong bối cảnh lịch sử đó, trong xã hội chiếm hữu nô lệ, và vĩnh viễn không thể trở lại được nữa.
2. Văn học Hy Lạp cổ đại:
2.1. Thần thoại:
- Thần thoại Hy Lạp được đánh giá là một trong những thần thoại hay nhất thế giới. - Thần thoại Hy Lạp được sáng tác bởi chính nhân dân, ra đời từ trước khi có chữ viết.
- Nhân dân Hy Lạp đã sáng tác thần thoại để gửi gắm vào đó nhận thức về thế giới, kinh nghiệm sống, ước mơ khát vọng của mình trong hoàn cảnh xã hội thị tộc. Ngăn gọn hơn, theo Mác, thần thoại Hy lạp là “dùng tưởng tượng để giải thích tự nhiên và chinh phục tự nhiên.”
- Thần thoại Hy Lạp chia làm 3 loại:
+ Thần thoại về các gia hệ thần (Sự tích gia đình và thế hệ thần linh để giải thích thế giới khách quan)
+ Thần thoại về các thành bang (Xuất phát từ yêu cầu dựng nước và giữ nước, giải thích nguồn gốc, phong tục tập quán thành bang, ca ngợi những anh hùng ưu tú đã toàn tâm toàn ý phục vụ lợi ích thành bang)
+ Thần thoại về các anh hùng (làm nổi bật những chiến công phi thường của con người trong lĩnh vực sản xuất và chiến đấu)
- Về nghệ thuật:
+ Giá trị hiện thực:
+ Yếu tố lãng mạn:
+ Chất thơ và trí tưởng tượng:
2.2. Trường ca: Iliat và Odixe là hai trường ca nổi tiếng bậc nhất thế giới của tác giả Home.
2.3. Thơ: Thơ trữ tình phát triển với những tên tuổi lừng lẫy của Tiecte, Mi nec mơ, Xi mo ni tơ, Panhda, Xapho,...
2.4. Bi kịch, hài kịch:
- Bi kịch là sự kết hợp giữa anh hùng ca và thơ trữ tình, bắt nguồn từ lễ tế thần Dionixus, ra đời trong môi trường văn hóa nghệ thuật rực rỡ. (sẽ nói rõ ở phần sau)
- Hài kịch cổ đại Hy Lạp cũng rất phát triển, nó cũng bắt nguồn từ lễ tế thần Dionixus và chịu ảnh hưởng của hề kịch Pe lo po ne zơ.
2.5. Văn hùng biện: Hùng biện là truyền thống của người cổ Hy Lạp, đặc biệt cần thiết đối với các chính trị gia. Trong số các tác giả văn hùng biện thì Đê mô xten là người nổi tiếng nhất, tác phẩm của ông chỉ còn khoảng 60 bài nhưng đó là những áng văn tuyệt vời đầy sục sôi.
2.6. Ngụ ngôn: Tác giả Ezop với 350 truyện ngụ ngôn đặc sắc, nổi tiếng đến mức người ta cho dựng tượng của ông tại Aten.
II. BI KỊCH HY LẠP CỔ ĐẠI
1, Sự ra đời của bi kịch Hy Lạp:
- Bi kịch Hy Lạp là “một vẻ đẹp của bi kịch cổ đại”
– Arixtot, là một thành tựu quan trọng bậc nhất trong nền văn học Hy Lạp cổ đại.
- Bi kịch Hy Lạp ra đời trong bối cảnh:
+ Thế kỉ VI đến thế kỉ IV TCN, thời kì tan rã của chế độ công xã thị tộc, bước đầu xác lập chế độ quốc gia thành bang của xã hội chiếm hữu nô lệ.
+ Trong xã hội có những mâu thuẫn gay gắt giữa chủ nô và nô lệ, giữa tư tưởng bảo thủ lạc hậu và tư tưởng tự do dân chủ.
+ Đó là thời kì nền văn hóa Aten phát triển về mọi mặt, nhất là kiến trúc.
- Bi kịch có nguồn gốc từ lễ tế thần Dionisux-thần rượu nho, dựa trên những hình thức biểu diễn của ca khúc của lễ tế thần này.
- Ở buổi đầu của bi kịch, vai trò của đội đồng ca rất quan trọng – đại diện cho trí tuệ, tình cảm, tiếng nói quần chúng.
2. Ba tác giả bi kịch nổi tiếng nhất:
2.1. Esin - Nhà thơ của nền dân chủ mới hình thành:
- Esin được coi là “cha đẻ của bi kịch” vì ông được coi là người mở đường cho thể loại này (TK V TCN) và tác phẩm của ông đã đạt đến độ hoàn chỉnh nhất định.
- Các tác phẩm nổi tiếng: Những người thiếu nữ cầu xin, Quân Ba Tư, Promete bị xiềng
- Kịch của Esin có đặc điểm cứng cỏi, trang trọng, sôi động, mạnh mẽ.
2.2. Xô phô clơ - Nhà thơ của thời kì nền dân chủ phồn vinh
- Xô phô clơ có công lao lớn trong việc phát triển bi kịch: sáng tác, tăng thêm diễn viên của đội đồng ca, phát minh bối cảnh sân khấu và loại bỏ loại hình bộ ba vở kịch liên hoàn, cải tiến về nội dung và nghệ thuật.
- Kịch của ông uyển chuyển, mềm mại, nhuần nhị.
- Nếu kịch của Esin là nét phác họa thì kịch của Xô phô clơ thật sự là hình ảnh cuộc sống bi kịch cũ.
- Các tác phẩm nổi tiếng: Ăng ti gôn, Ê đíp làm vua
2.4. Ơ ri pit – Nhà thơ của thời kì nền dân chủ suy tàn:
- Ông là tác giả sáng tạo ra loại bi kịch tâm lí, đồng thời sử dụng hiệu quả trí sáng tạo và nghệ thuật hư cấu, làm mới tác phẩm của mình dẫu cho tác phẩm lặp lại đề tài của các tác giả đi trước.
- Kịch của ông có cái bi và cái hùng hòa quyện vào nhau. Đặc biệt ông sử dụng cả cái hài trong bi kịch của mình.
- Ông được mệnh danh là một nhà triết lí trên sân khấu
- Các tác phẩm nổi tiếng: Mê đê, Những người đàn bà Tơ roa
Tài liệu tham khảo: Giáo trình Văn học phương Tây (Đặng Anh Đào chủ biên), NXB ĐHQGHN
Hữu Kim Nguyệt
I. GIỚI THIỆU VỀ VĂN HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI:
1, Đất nước Hy Lạp cổ đại:
- Nền văn hóa và văn học cổ đại Hy Lạp chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử phát triển của nền văn minh tinh thần phương Tây.
+ Nền văn hóa, văn học đó đã mở đường cho sử học, triết học, thần thoại, anh hùng ca, kịch, thơ, điêu khắc, âm nhạc...phát triển.
+ Là kho điển tích, là nguồn cung cấp đề tài không bao giờ cạn.
- Theo Các mác: “Không có cơ sở văn minh Hy Lạp cổ đại, không có đế quốc La Mã thì không có châu âu ngày nay”
- Văn học nghệ thuật Hy Lạp cổ đại sở dĩ phát triển rực rỡ là nhờ được xây dựng trên một nền văn minh hình thành sớm – một trong những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại.
- Nền văn minh Cret-Mixen xuất phát từ đảo Cret của Hy Lạp đã có từ 2500-1700 năm TCN. Đến 1000 năm TCN, nền văn minh Hy Lạp sau này đã được kế thừa và phát triển nền văn minh Cret-Mixen lên một trình độ mới rực rỡ, huy hoàng chưa từng thấy.
- Nhà nước Hy Lạp cổ đại chia thành 5 giai cấp, nổi bật là quý tộc và nô lệ, sự phân hóa giàu nghèo, giữa giai cấp thống trị và bị trị đã làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh. Văn học nghệ thuật đã phát triển trong bối cảnh lịch sử đó, trong xã hội chiếm hữu nô lệ, và vĩnh viễn không thể trở lại được nữa.
2. Văn học Hy Lạp cổ đại:
2.1. Thần thoại:
- Thần thoại Hy Lạp được đánh giá là một trong những thần thoại hay nhất thế giới. - Thần thoại Hy Lạp được sáng tác bởi chính nhân dân, ra đời từ trước khi có chữ viết.
- Nhân dân Hy Lạp đã sáng tác thần thoại để gửi gắm vào đó nhận thức về thế giới, kinh nghiệm sống, ước mơ khát vọng của mình trong hoàn cảnh xã hội thị tộc. Ngăn gọn hơn, theo Mác, thần thoại Hy lạp là “dùng tưởng tượng để giải thích tự nhiên và chinh phục tự nhiên.”
- Thần thoại Hy Lạp chia làm 3 loại:
+ Thần thoại về các gia hệ thần (Sự tích gia đình và thế hệ thần linh để giải thích thế giới khách quan)
+ Thần thoại về các thành bang (Xuất phát từ yêu cầu dựng nước và giữ nước, giải thích nguồn gốc, phong tục tập quán thành bang, ca ngợi những anh hùng ưu tú đã toàn tâm toàn ý phục vụ lợi ích thành bang)
+ Thần thoại về các anh hùng (làm nổi bật những chiến công phi thường của con người trong lĩnh vực sản xuất và chiến đấu)
- Về nghệ thuật:
+ Giá trị hiện thực:
+ Yếu tố lãng mạn:
+ Chất thơ và trí tưởng tượng:
2.2. Trường ca: Iliat và Odixe là hai trường ca nổi tiếng bậc nhất thế giới của tác giả Home.
2.3. Thơ: Thơ trữ tình phát triển với những tên tuổi lừng lẫy của Tiecte, Mi nec mơ, Xi mo ni tơ, Panhda, Xapho,...
2.4. Bi kịch, hài kịch:
- Bi kịch là sự kết hợp giữa anh hùng ca và thơ trữ tình, bắt nguồn từ lễ tế thần Dionixus, ra đời trong môi trường văn hóa nghệ thuật rực rỡ. (sẽ nói rõ ở phần sau)
- Hài kịch cổ đại Hy Lạp cũng rất phát triển, nó cũng bắt nguồn từ lễ tế thần Dionixus và chịu ảnh hưởng của hề kịch Pe lo po ne zơ.
2.5. Văn hùng biện: Hùng biện là truyền thống của người cổ Hy Lạp, đặc biệt cần thiết đối với các chính trị gia. Trong số các tác giả văn hùng biện thì Đê mô xten là người nổi tiếng nhất, tác phẩm của ông chỉ còn khoảng 60 bài nhưng đó là những áng văn tuyệt vời đầy sục sôi.
2.6. Ngụ ngôn: Tác giả Ezop với 350 truyện ngụ ngôn đặc sắc, nổi tiếng đến mức người ta cho dựng tượng của ông tại Aten.
II. BI KỊCH HY LẠP CỔ ĐẠI
1, Sự ra đời của bi kịch Hy Lạp:
- Bi kịch Hy Lạp là “một vẻ đẹp của bi kịch cổ đại”
– Arixtot, là một thành tựu quan trọng bậc nhất trong nền văn học Hy Lạp cổ đại.
- Bi kịch Hy Lạp ra đời trong bối cảnh:
+ Thế kỉ VI đến thế kỉ IV TCN, thời kì tan rã của chế độ công xã thị tộc, bước đầu xác lập chế độ quốc gia thành bang của xã hội chiếm hữu nô lệ.
+ Trong xã hội có những mâu thuẫn gay gắt giữa chủ nô và nô lệ, giữa tư tưởng bảo thủ lạc hậu và tư tưởng tự do dân chủ.
+ Đó là thời kì nền văn hóa Aten phát triển về mọi mặt, nhất là kiến trúc.
- Bi kịch có nguồn gốc từ lễ tế thần Dionisux-thần rượu nho, dựa trên những hình thức biểu diễn của ca khúc của lễ tế thần này.
- Ở buổi đầu của bi kịch, vai trò của đội đồng ca rất quan trọng – đại diện cho trí tuệ, tình cảm, tiếng nói quần chúng.
2. Ba tác giả bi kịch nổi tiếng nhất:
2.1. Esin - Nhà thơ của nền dân chủ mới hình thành:
- Esin được coi là “cha đẻ của bi kịch” vì ông được coi là người mở đường cho thể loại này (TK V TCN) và tác phẩm của ông đã đạt đến độ hoàn chỉnh nhất định.
- Các tác phẩm nổi tiếng: Những người thiếu nữ cầu xin, Quân Ba Tư, Promete bị xiềng
- Kịch của Esin có đặc điểm cứng cỏi, trang trọng, sôi động, mạnh mẽ.
2.2. Xô phô clơ - Nhà thơ của thời kì nền dân chủ phồn vinh
- Xô phô clơ có công lao lớn trong việc phát triển bi kịch: sáng tác, tăng thêm diễn viên của đội đồng ca, phát minh bối cảnh sân khấu và loại bỏ loại hình bộ ba vở kịch liên hoàn, cải tiến về nội dung và nghệ thuật.
- Kịch của ông uyển chuyển, mềm mại, nhuần nhị.
- Nếu kịch của Esin là nét phác họa thì kịch của Xô phô clơ thật sự là hình ảnh cuộc sống bi kịch cũ.
- Các tác phẩm nổi tiếng: Ăng ti gôn, Ê đíp làm vua
2.4. Ơ ri pit – Nhà thơ của thời kì nền dân chủ suy tàn:
- Ông là tác giả sáng tạo ra loại bi kịch tâm lí, đồng thời sử dụng hiệu quả trí sáng tạo và nghệ thuật hư cấu, làm mới tác phẩm của mình dẫu cho tác phẩm lặp lại đề tài của các tác giả đi trước.
- Kịch của ông có cái bi và cái hùng hòa quyện vào nhau. Đặc biệt ông sử dụng cả cái hài trong bi kịch của mình.
- Ông được mệnh danh là một nhà triết lí trên sân khấu
- Các tác phẩm nổi tiếng: Mê đê, Những người đàn bà Tơ roa
Tài liệu tham khảo: Giáo trình Văn học phương Tây (Đặng Anh Đào chủ biên), NXB ĐHQGHN