Giới thiệu về Rối loạn tâm lý

  1. Tâm lý học

Khi bàn đến chuyện định hình những mối quan hệ cá nhân, chúng ta nên cẩn trọng trước những vấn đề sức khỏe tâm lý. Sức khỏe tâm lý của chúng ta cũng như của những người ta yêu thương có vai trò then chốt trong những mối tương tác thành công. Theo số liệu của Viện Sức Khỏe Tâm thần quốc gia, cứ bốn người Mỹ thì một người được chẩn đoán có nguy cơ mắc phải ít nhất một chứng rối loạn tâm lý.

Việc xác định rối loạn tâm lý là gì không hề dễ dàng. Sách DSM-IV lý giải: “Khái niệm của rối loạn tâm lý (cũng như nhiều khái niệm trong y học và khoa học) còn khiếm khuyết một định nghĩa hoạt động thống nhất quán triệt trong mọi trường hợp.”

Những nhà tâm lý học định nghĩa một chứng rối loạn tâm lý trên phương diện rộng như là sự rối loạn chức năng tâm lý của một cá nhân liên quan đến sự suy sụp và thương tổn, và cũng là một phản ứng khó lường xét theo khía cạnh văn hóa.

Khi cân nhắc liệu điều chúng ta đang thấy có phải là một triệu chứng của rối loạn hay không, hãy xem xét ba yếu tố sau: Nó có phải là một sự rối loạn về chức năng tâm lý hay không? Nó có giày vò cảm xúc ai đó hoặc gây trở ngại cho họ và những người khác? Nó có phải là một phản ứng bất thường hay lệch lạc?

Sự rối loạn chức năng tâm lý được nhắc tới như một đình chỉ những hoạt động có chủ đích về nhận thức, cảm xúc hoặc hành vi. Diễn viên hài Maria Bamford mắc chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), và việc này này được bộc lộ qua chứng rối loạn chức năng nhận thức. Bất kỳ rối loạn nào cũng có thể được biểu lộ bằng vô vàn cách phụ thuộc vào mỗi người. Bamford bị ám ảnh với những suy nghĩ muốn chặt đứt ai đó ra từng mảnh rồi quan hệ với những bộ phận trên người họ. Cô ấy không hề muốn mang trong mình những suy nghĩ ấy. Chúng nó đến một cách vô chủ và choáng đi tất cả, và không hề dựa trên sự thật nào. Những suy nghĩ ấy khiến Bamford suy sụp.

https://cdn.noron.vn/2018/06/30/52d77815ab477ae326626b89c162848f.jpg

Trong một vài rối loạn, sự suy sụp có thể là hệ quả trực tiếp của việc rối loạn chức năng cảm xúc như là chứng rối loạn lo âu toàn thể. Nhiều rối loạn khác – rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách, rối loạn cảm xúc – luôn gắn liền với những chấn thương xúc cảm bên cạnh những triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, một vài người mang biểu hiện của rối loạn lại không hề bị suy sụp vì nó. Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực thường tận hưởng các pha hưng cảm, kể cả khi chúng gây tổn thương lên cuộc đời họ và làm những người xung quanh đau buồn. Sự suy sụp xuất phát từ một bệnh tâm lý – tâm thần có thể được xem như là một trong những sản phẩm thứ yếu của những vấn đề do bệnh gây nên. Trong bộ phim tài liệu Frontline, bạn có thể nhìn những cảnh đời đắm cơn bế tắc, bởi vì họ không hề có cách nào để xoay xở vượt qua những căn bệnh tâm thần – tâm lý.

Những chỉ tiêu đánh giá cuối cùng thường khó để nhận biết, bởi vì “bình thường” là một khái niệm khó có thể phân tách ra. Nhiều người có những đặc tính lập dị và khác thường nhưng những thứ đó không hề làm hại đến ai. Chúng ta không nên tự cho rằng một người hành xử kỳ lạ mặc nhiên việc những hành động của họ của họ là nguy hiểm. Có một cách để xác định một hành vi được coi là bất thường là liệu nó có phải là một việc bình thường được đẩy lên tới tột đỉnh. Một người mắc chứng cuồng sách có thể sưu tầm sách vở, một hành động vô cùng bình thường, nhưng họ đã đi xa tới mức đập tan nát những phần còn lại của cuộc đời mình.

Một điều quan trọng cần lưu ý rằng một trong những điều kiện này không hề đủ để cấu thành nên rối loạn tâm lý. Một gã say xỉn có thể gặp phải những rối loạn chức năng tâm lý mà không hề bị rối loạn tâm lý. Hầu hết mọi người khỏe mạnh đều suy sụp trước sự qua đời của người thân yêu hay một cuộc chia ly. Bjork có thể khoác lên mình những bộ đồ kỳ quái và hoàn toàn sở hữu một tinh thần tráng kiện.

https://cdn.noron.vn/2022/10/13/psychoanalysis-1665646590.jpg

Nguồn: 

What is a Psychological Disorder? | Psychology Today

www.psychologytoday.com

Người dịch: Phạm Ngọc Đăng (Program Content Builder - PSY) 

Từ khóa: 

tâm lý học