Giới thiệu về Gyeongsang bắc?
kiến thức chung
* Địa lí tự nhiên :
Nằm ở phía đông của nam Triều Tiên, có đường biển trải dài, đây cũng là nơi gần với hòn đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc – Dokdo/Takeshima. Là tỉnh có diện tích tương đối lớn ( 19.029km2 ( chiếm 19,1% diện tích cả nước), đường bờ biển dài 335km.
Đây cũng là nơi có nhiều dãy núi chạy qua : dãy Taebaek( Thái Bạch) bắt nguồn từ bình nguyên Pujou song song với bờ biển phía đông như một cái xương sống cho toàn bán đảo. Trên dãy núi này có nhiều điểm và phong cảnh độc đáo như ngọn núi Kimgang ( Kim Cương) cao trên 1658m và Soak cao trên 1706m. Taebaek có một số dãy núi nhỏ phân nhánh sang phía tây mà dãy lớn nhất trong số này là Sobaek nằm về phía Tây Nam với đỉnh Chiri cao 1950m
Cũng chính vì đặc điểm trên mà Gyeongsang bắc có ít đồng bằng, phần lớn có đặc điểm nhỏ hẹp. Địa hình tương đối hiểm trở, đất đai chủ yếu là đá sỏi. Do vậy mà nông nghiệp hạn chế.
Đặc điểm địa hình đã quy định tính chất của khí hậu khu vực này là khá khắc nghiệt. Sự tác động của các dạy núi chạy quanh là cho thời tiết mùa hè và mùa đông phía tây tương đối khắc nghiệt. Tuy nhiên, nhờ có đường bờ biển trải dài mà phần lãnh thổ phía đông khá dễ chịu. Nhiệt độ trung bình toàn vùng rơi vào khoảng 14,3 °C với lượng mưa khoảng 1150mm/năm.
* Địa lí dân cư:
Hiện nay dân số Gyeongsang bắc khoảng 2.701.445 người( 10/2014) với mật độ dân số: 142 người/ km2
Phân chia hành chính bao gồm 10 thành phố (Pohang, Gumi, Gyeongsan, Gyeongju, Andong, Gimcheon, Yeongju, Sangju, Yeongcheon, Mungyeong) , 13 quận( Chilgok, Uiseong, Uljin, Yecheon, Cheongdo, Seongju, Yeongdeok, Goryeong, Bonghwa, Cheongsong, Gunwi, Yeongyang, Ulleung)
* Các đặc điểm nổi bật về văn hóa – xã hội.
Như đã giới thiệu, Gyeongsang bắc là lãnh thổ của vương quốc Silla trước đây, chính vì vậy mà nơi đây vẫn còn lưu giữ được rất nhiều những di tích lịch sử cũng như những phong tục truyền thống vô cùng độc đáo.
Khi nói đến Gyeongsang bắc, không thể không nhắc đến cố đô Gyeongju cổ kính. Đây được ví như một “bảo tàng không có tường bao” (Museum Without Walls) vì các di tích cổ xưa nằm rải rác khắp vùng. Tiêu biểu là hai di tích đền Bulguksa và động Seokguram, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của Thế giới vào năm 1995. Đây là hai di sản được ca tụng là tinh hoa Phật giáo ở Hàn Quốc.
* Đền Bulguksa:
Được xây dựng năm 528 và hoàn thành năm 774, ngôi đền mô tả thế giới lý tưởng của đức Phật, thể hiện văn hóa Phật giáo phong phú – trụ cột về mặt tôn giáo và tâm linh triều đại Silla. Ngôi đền là sự kết hợp khéo léo của nghệ thuật thế kỉ VIII, nơi tập trung nhiều báu vật quốc gia, trong đó nổi tiếng nhất là chùa Dabotap và chùa Seokgatap ở trước đại sảnh.
* Động Seokguram:
Trông giống như một hang đá tự nhiên, được xây dựng theo hình mái vòm và chỉ sử dụng các khối đá vuông vức, loại đá có tên gọi là granit. Các bức tường xung quanh được phủ bằng đất, mặt hướng ra biển Đông và cách mặt nước biển khoảng 720m. Bên trong hang động là Bonjonbulsang – tượng Đức Phật đang ngồi, được tạo nên bởi đá hoa cương cới chiều cao 3,5m, đây là một tác phẩm được ca tụng như tinh hoa Phật giáo thời Silla thống nhất. Seokguram được xây cách đây 1200 năm, như một biểu tưởng về sự kết hợp tri thức thời kì Silla thống nhất từ kiến trúc, khoa học, hình học cho đến kiến trúc. Các yếu tố đều được kết hợp với nhau một cách trang nhã, hài hòa.Đã từng có giai đoạn nơi đây bị tàn phá do chiến tranh với quân Nhật, cho đến những năm đầu thế kỉ XVIIII mới hoàn toàn được sửa chữa. Phần lớn những hang phật ở đây đều bắt nguồn từ Ấn Độ. Sự có mặt của các đông Phật chứng tỏ Silla đảm đương vai trò bến cuối của con đường tơ lụa.
Bên cạnh hai di tích tiểu biểu trên có thể kể đến một vài địa điểm nổi tiếng khác, ví dụ như đến Bunhwangsa, đến Girimsa,làng Hahoe ở thành phố Andong hay vườn quốc gia Gyeongju và làng Yangdong được ví như một bức tranh thủy mặc thời Joseon.
Ngoài việc được biết đến như một “di tích lịch sử khổng lồ” thì Gyeongsang bắc cũng là nơi có nhiều lễ hội độc đáo, vừa hiện đại vừa truyền thống. Trong đó, phải kể đến lễ hội múa mặt nạ ở Andong.
Thường diễn ra vào mùa thu bên dòng sông Nakdong, là lễ hội lớn không chỉ đối với người dân Hàn Quốc mà còn thu hút rất nhiều khác nước ngoài. Điểm khác biệt của múa mặt nạ ở Andong so với các vùng khác đó là mặt nạ được coi như những báu vật, được cất giữ từ đời này sang đời khác bởi người ta cho rằng mặt nạ mang lại những phép màu. Đeo những chiếc mặt nạ nhảy múa có thể xua đuổi cái xấu, linh hồn, đem đến những điều may mắn. Có 11 loại mặt nạ truyền thống ở Andong: Yangban: quý tộc, Sonbi: học giả, Chung: nhà sư, Paekchong (người bán thịt) là những mặt nạ có thể cử động được khớp hàm, để thể hiện cảm xúc. Ngoài ra còn có Kakshi: cô dâu, Pune: thiếu nữ thích tán tỉnh, Halmi: bà lão, Choreangi: người láu táu, Imae: kẻ ngốc và hai mặt nạ sư tử.
Ngoài ra còn có các lễ hội đấu bò Cheongdo, lễ hội nhân sâm Yeongju ... Hầu hết các hoạt động sinh hoạt văn hóa đều gắn liền với truyền thống sản xuất nông nghiệp, thờ cúng tổ tiên.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Võ Thảo Nguyên