Giới thiệu bản thân ngày đầu đi làm sao cho ấn tượng?
Ngày đầu đi làm, thay vì giới thiệu khô khan như tên, tuổi, quê quán thì giới thiệu như nào cho thật ấn tượng các bạn nhỉ^^
gioi_thieu_ban_than
,kỹ năng mềm
Không giới thiệu là ấn tượng khó phai luôn
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Thị Thu Hương
Phan Quân
Ngày đầu đi làm của tôi rén lắm bạn ạ. Chỉ dám giới thiệu tên, tuổi, trường đang học với vị trí công việc mình đang làm. Hết.
Mà kể ra công ty mình toàn người trẻ, lúc đấy mà giới thiệu về tình trạng mối quan hệ của bản thân khéo cũng pha được tiếng cười, không khí cho đỡ căng thẳng quá.😅
Poli Sali
1. Chuẩn bị sẵn nội dung cần nói
Ngoại trừ những bạn có khiếu ăn nói và hoạt ngôn thì tốt nhất bạn nên lên sẵn nội dung cần nói. Vì nếu không thì bạn sẽ dễ sa lầy vào các lỗi “nói dông, nói dài, nói dở”. Và tất nhiên với một màn “chào sân” thảm bại như thế sẽ khiến bạn bị xuống tinh thần, cũng như đồng nghiệp ít chú ý đến bạn.
Do đó, bạn hãy viết ra giấy nội dung chi tiết cần nói trước. Sau đó, tập dợt trước gương và chỉnh sửa nếu cần. Sẽ không mất quá nhiều thời gian nhưng điều này sẽ khiến bạn đỡ bị “khớp”, không nói lan man và chẳng có chủ đề cụ thể.
2. Đến sớm để quan sát và chuẩn bị
Sẽ thế nào nếu ngày đầu tiên đi làm và bạn đến trễ? Chắc chắn đây sẽ là ấn tượng vô cùng xấu với tập thể. Thêm nữa, khi bạn đến trong tình trạng vội vàng thì sẽ dễ “quên bài”, cũng như không có thời gian để chăm chút lại ngoại hình tươm tất.
Gợi ý rằng thời gian đến tốt nhất là ít nhất 15 phút. Khi đến cơ quan, bạn cũng nên quan sát để chọn vị trí đứng chờ phù hợp (tránh đứng chắn ngay lối đi hoặc ngồi ngay chỗ của đồng nghiệp). Có câu “ăn trông nồi ngồi trông hướng” nên bạn đừng để bản thân bị đánh giá là thiếu tinh tế trong ứng xử.
3. Vận dụng ngôn ngữ hình thể
Nhiều người dù nói ngắn gọn nhưng lại có sức hút mạnh mẽ. Thật ra những điều nói ra cũng không phải “đao to búa lớn”, nhưng họ biết cách vận dụng ngôn ngữ cơ thể. Thật vậy, nếu bạn biết sử dụng tinh tế hình thể thì người nghe sẽ chăm chú và ấn tượng hơn.
Luôn mỉm cười, tay buông thả tự nhiên, người đứng thẳng là một số gợi ý giúp bạn đạt được sự tự tin. Hạn chế khoanh tay trước ngực hoặc đầu cúi gằm xuống đất vì chỉ khiến đồng nghiệp buồn chán vì thái độ thiếu tự tin của bạn.
4. Hạn chế ngôn từ tiêu cực
Hãy khiến cho đồng nghiệp nhớ về bạn theo một cách tích cực nhất. Muốn vậy, bạn cần tránh xa các từ như “không chắc, không thành, ít may mắn” mà hãy dùng các từ như “cố gắng, chăm chỉ, hy vọng”. Ví dụ như thay vì nói “Tôi nghĩ bản thân không chắc sẽ giúp ích như thế nào”, thì hãy nói rằng “Tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc và đóng góp sức mình vào sự lớn mạnh của công ty.” Chắc chắn khi dùng các từ ngữ mang tính tích cực sẽ khiến hình ảnh của bạn trở nên tốt đẹp và nhận được sự tín nhiệm cao hơn từ đồng nghiệp.
5. Luôn nhớ nói xin chào và cảm ơn
Bạn hãy luôn nhớ bắt đầu bằng “xin chào” và kết thúc bằng “cám ơn”. Đây luôn là yếu tố cơ bản để mở màn và khép lại một cuộc hội thoại, cũng như thể hiện sự tôn trọng cao nhất cho người nghe. Đừng khiến mọi người hụt hẫng vì lời giới thiệu quá hay nhưng lại vấp lỗi giao tiếp cơ bản này.
6. Sự tự tin luôn là điều quan trọng nhất
Cuối cùng, sự tự tin mới là điều bạn cần đặc biệt lưu ý. Dù rằng bạn sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ bởi môi trường mới, đồng nghiệp mới nhưng hãy cứ thư giãn. Hít vài hơi thật sâu và cố gắng tưởng tượng rằng đây là ngôi nhà mới của bạn và mọi người đều là thành viên trong gia đình. Khi tự tin thì mọi điều bạn nói sẽ chân thành, lôi cuốn và sẽ tạo ấn tượng với người nghe tốt hơn.
Trân Trân
Sao bạn không thử mua một ít bánh kẹo, trà hay hoa quả gì đó để mời mọi người cũng như bày tỏ lòng thành của mình với các bậc tiền bối trong công ty. Còn việc muốn giới thiệu cho ấn tượng thì mình nghĩ trước hết để gây được sự chú ý cần ăn nói lưu loát một chút. Muốn như thế bạn nên viết ra một bài giới thiệu ngắn về bản thân mình như tên bạn là gì, bạn sinh năm bao nhiêu, đã hoặc đang theo học ở đâu. Bạn cũng nên bày tỏ mong muốn của mình khi được làm việc chung với mọi người, thể hiện thái độ cầu tiến. Điều quan trọng là trong quá trình giới thiệu cần lưu ý giữ thái độ niềm nở, căng tràn sức sống, thi thoảng hãy cười lên một cái và hãy nhớ là thật thoải mái và bình tĩnh. Cũng tránh sử dụng những từ ngữ tiêu cực khi giới thiệu về bản thân mình. Không nên khoác lác mà hãy thật chân thành.
Bạn cũng có thể tham khảo đường link trên này để tạo ấn tượng tốt trong ngày quan trọng này nhé! Chúc bạn thật nhiều may mắn trong công việc.
HelloMoto
Lena Et Films
Gây ấn tượng để làm gì đã? Nếu bạn đã có ngày đầu tiên đi làm thì hẳn là bạn đã gây được ấn tượng nào đó với sếp/người phỏng vấn bạn để họ nhận bạn vào công ty/team của họ. Còn với đồng nghiệp thì ngày đầu tiên bạn đến, họ cũng không cần quá nhiều ấn tượng về bạn hay nghĩ về bạn nhiều hơn tên, tuổi, quê quán, hay trường học của bạn đâu, cùng lắm là thêm tình trạng độc thân. Nếu muốn gây ấn tượng thì hãy gây ấn tượng trong công việc ấy. Mình thấy đi làm thì không cần quá hình thức mấy thứ râu ria trừ khi đó là tính chất công việc của bạn đòi hỏi phải thế.
Người ẩn danh
Solitary
Nguyễn Kim Ngân
Ông bà ta có câu “Đầu xuôi thì đuôi lọt”, vận vào trong công việc thì sự khởi đầu thuận lợi luôn cho ta một cảm giác an tâm và mọi chuyện sẽ tiến triển theo hướng tích cực hơn. Đối với người đi làm, dù là lá ít năm kinh nghiệm hay đã già dặn trong nghề thì buổi đầu đi làm, gây ấn tượng tốt với mọi người nơi làm việc vẫn luôn là quan trọng.
Mình đã từng làm cho 1 công ty trước khi đến với công ty hiện tại và mình đã chuẩn bị rất kỹ càng cho ngày đầu đi làm, trong đó có phần giới thiệu về bản thân. Cũng nhờ màn giới thiệu có sự chuẩn bị chu đáo ấy mà mình gây được ít nhiều ấn tượng tốt với mọi người. Và thật may mắn khi mọi người trong công ty hầu hết đều tôn trọng và yêu quý mình. Vậy nên mình rất sẵn sàng chia sẻ với các bạn những tips mà mình đã áp dụng để giới thiệu bản thân thật tốt ngày đầu đi làm.
1. Chuẩn bị chu đáo nội dung cần nói.
Để tránh bị bí từ, bí nội dung do căng thẳng, tránh bối rối, ấp úng khi nói thì sự chuẩn bị này là vô cùng cần thiết. Một bản giới thiệu ngắn gọn được chuẩn bị trước luôn khiến bạn trở nên tự tin hơn và hiệu quả hơn.
Vậy nội dung của bản giới thiệu gồm những gì? Không cần quá dài dòng, lan man, bay bổng, bạn chỉ cần có giới thiệu về:
2. Luyện tập
Nếu như bạn cảm thấy vẫn còn lo sợ, hồi hộp thì hãy luyện tập thật nhiều trước khi nói. Bạn hoàn toàn có thể luyện tập trước gương, nói chuyện một mình hay nói cho gia đình, bạn thân nghe để họ cho mình những góp ý chân thành và tập làm quen khi giới thiệu dưới nhiều ánh nhìn của người khác.
Mình hay bị hồi hộp nên đây là cách mà gần như lúc nào mình cũng sử dụng khi thuyết trình hay làm quen với bạn mới, môi trường mới.
3. Thái độ khi nói
Thái độ của bạn khi giới thiệu cần thể hiện sự tích cực, niềm nở, thân thiện, nhã nhặn, lịch sự. Tránh hấp tấp hay phấn khích thái quá và có phần hơi giả tạo, nói oang oang lên thì hãy từ tốn thôi nhé ^^
Thái độ của bạn ra sao, có tốt hay không, nếu tốt thì sẽ khiến mọi người xung quanh cảm thấy dễ làm quen hơn với bạn. Luôn nhớ nói lời chào và cảm ơn khi chào hỏi ngày đầu tiên đi làm với mọi người. Vì đây là phép lịch sự cơ bản khi giao tiếp. Và ngược lại, ngay từ khâu thái độ của bạn đã không tốt thì dù bạn có giỏi đến đâu thì cũng gây được ấn tượng tốt với họ.
4. Tránh sử dụng những từ ngữ tiêu cực
Chắc hẳn không ít thì nhiều, ngày đầu tiên đi làm, ta luôn cảm thấy có chút gì đó lo lắng, hồi hộp. Những lúc như vậy, ta rất dễ bị cảm xúc chi phối. Điều đó khiến ta trở nên căng thẳng và không kiểm soát tốt lời nói của bản thân.
Như ở trên mình đã nhắc đến, “đầu xuôi đuôi lọt”, vậy nên ngay buổi làm đầu, khi nói chuyện với mọi người, bạn cần luôn giữ cho bản thân mình thái độ
Với một màn giới thiệu bản thân khéo léo, thông minh, ấn tượng sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt đồng nghiệp và cấp trên là một người tích cực, năng động, hòa đồng, hoạt bát. Mong là chia sẻ của mình sẽ giúp cho mọi người tích góp được chút kinh nghiệm gì đó nhé^^