Giáo viên tìm cách đì học sinh, em phải làm sao?

  1. Giáo dục

Giáo viên cố làm ra nhiều thủ đoạn để học sinh đi học thêm. Bản thân em đang bị đì và ghim trầm trọng phải làm sao? Em lại đặc biệt rất chú trọng điểm số nữa...?

Từ khóa: 

căng thẳng tâm lí

,

stress học tập

,

tâm sự học đường

,

giáo dục

Hi, mình cũng từng bị đì nên mình xin phép chia sẻ quan điểm của mình với bạn nha!

Mình chưa rõ lắm về trường hợp của bạn ở chỗ "đì" và "ghim". Mình hiểu những từ đó nhưng còn sự kiện cụ thể (hành động, lời nói,...) của bạn như thế nào thì mình không biết rõ ấy.

Mình thường thấy có hai hướng : Phát triển bản thân và đòi lại công bằng. Thú thật, mình khi còn lớp 7 đã lựa chọn phát triển bản thân, còn khi lớn hơn (hiện tại ý), mình sẽ chọn đòi lại công bằng. 

Vậy nếu là phát triển bản thân, sẽ phát triển như thế nào? 

  1. Điểm số chỉ là thước đo đánh giá năng lực học sinh qua một bài kiểm tra trong một thời gian nhất định, không nói lên toàn bộ năng lực và tiềm năng của học sinh. Vì thế, mình sẽ lựa chọn tin tưởng vào chính mình, sẽ ra sức học tập và nâng cao bản thân. Với mình, bản thân hôm nay hơn hôm qua một chút ít cũng là sự phát triển rồi đó!
  2. Mình biết chú trọng điểm số không phải là sai lầm, nhưng hãy nhìn vào hướng tích cực, nhìn vào tương lai, xem quá khứ là trải nghiệm và bài học ấy. Nếu bạn cho rằng hiện tại bài kiểm tra gần đây chỉ có 6 điểm mà tương lai không được 8, 9 điểm thì như thế sẽ là trở ngại lớn đó! Nhìn vào tương lai, là còn nhìn vào tiềm năng của bản thân đó nha! (Mình hay nghĩ rằng, những khoảng trống để đến được con điểm cao là những khoảng mà mình cần phát triển, hay sửa sai ấy mà.)
  3. Hãy cố gắng vượt qua những tiêu cực đến từ bên ngoài và bên trong nhé. Mình sẽ chỉ nói đến phần bên ngoài được hiểu ở đây là : lời lẽ, cử chỉ của giáo viên gây ảnh hưởng đến bạn. Nếu cần thiết, bạn thử tâm sự với bạn bè xung quanh (mà bạn tin tưởng ấy) và có thể là gia đình nữa (người thấu hiểu bạn). 

Đó là những điều mình sẽ làm nếu mình lựa chọn phát triển bản thân! Hãy phát triển bản thân mình thật tốt nhé.

Vậy nếu là đòi lại công bằng, sẽ cần làm gì nhỉ? 

  1. Cần có bằng chứng : Việc chứng minh vi phạm này rất tốn nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu, mày mò. Thứ nhất là biết được hành vi ấy có sai căn cứ trên một cơ sở nào không. Thứ hai là rút ra được tác động của hành vi ấy đối với bản thân bạn. Thứ ba là thu thập được những bằng chứng cụ thể (hình ảnh, video, ghi âm,...). Đảm bảo những điều cơ bản trên ấy thì việc đòi lại công bằng mới khả quan được. 
  2. Nếu bạn thực sự cần đòi lại công bằng và tin rằng hành vi ấy của giáo viên là sai, mình nghĩ bạn nên chia sẻ với ba mẹ để hiểu quan điểm của ba mẹ trước, sau đó có thể là hội phụ huynh, các giáo viên khác (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm),... 

Tâm sự một chút nha, một giáo viên bộ môn năm lớp 7 của mình đã có hành vi "đì" học sinh. Bằng chứng rõ ràng nhất : Liên tiếp bị đại diện phụ huynh các lớp đề nghị đổi giáo viên, làm lộ đề kiểm tra ở lớp học thêm, ra đề thi làm hơn nửa lớp khống chế (các bạn đạt điểm trên trung bình đều đi học thêm), ra đề vượt quá nội dung chương trình THCS, xưng hô không chuẩn mực "mày - tao"... Tất cả những điều như thế gây bức xúc vô cùng với nhiều bạn của mình. Nhưng lời khuyên của ba mẹ mình thật sự đúng đắn dẫu lúc ấy mình nghĩ khá là "vô tâm" : cứ tiếp tục cố gắng thôi con, kệ cô đi. Và mình đã đạt được nhiều điều hơn sau này, hơn là tốn thời gian vào việc chứng minh cô sai. Vì cả lớp biết, cả trường biết, ngay cả đứa con của cô cũng biết : Cô hành xử không đúng như cách cô tự cho rằng mình đúng. 

Mình mong rằng quan điểm của mình trên đây sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại này, và bạn có thể đạt được những kết quả trong học tập. 

Trả lời

Hi, mình cũng từng bị đì nên mình xin phép chia sẻ quan điểm của mình với bạn nha!

Mình chưa rõ lắm về trường hợp của bạn ở chỗ "đì" và "ghim". Mình hiểu những từ đó nhưng còn sự kiện cụ thể (hành động, lời nói,...) của bạn như thế nào thì mình không biết rõ ấy.

Mình thường thấy có hai hướng : Phát triển bản thân và đòi lại công bằng. Thú thật, mình khi còn lớp 7 đã lựa chọn phát triển bản thân, còn khi lớn hơn (hiện tại ý), mình sẽ chọn đòi lại công bằng. 

Vậy nếu là phát triển bản thân, sẽ phát triển như thế nào? 

  1. Điểm số chỉ là thước đo đánh giá năng lực học sinh qua một bài kiểm tra trong một thời gian nhất định, không nói lên toàn bộ năng lực và tiềm năng của học sinh. Vì thế, mình sẽ lựa chọn tin tưởng vào chính mình, sẽ ra sức học tập và nâng cao bản thân. Với mình, bản thân hôm nay hơn hôm qua một chút ít cũng là sự phát triển rồi đó!
  2. Mình biết chú trọng điểm số không phải là sai lầm, nhưng hãy nhìn vào hướng tích cực, nhìn vào tương lai, xem quá khứ là trải nghiệm và bài học ấy. Nếu bạn cho rằng hiện tại bài kiểm tra gần đây chỉ có 6 điểm mà tương lai không được 8, 9 điểm thì như thế sẽ là trở ngại lớn đó! Nhìn vào tương lai, là còn nhìn vào tiềm năng của bản thân đó nha! (Mình hay nghĩ rằng, những khoảng trống để đến được con điểm cao là những khoảng mà mình cần phát triển, hay sửa sai ấy mà.)
  3. Hãy cố gắng vượt qua những tiêu cực đến từ bên ngoài và bên trong nhé. Mình sẽ chỉ nói đến phần bên ngoài được hiểu ở đây là : lời lẽ, cử chỉ của giáo viên gây ảnh hưởng đến bạn. Nếu cần thiết, bạn thử tâm sự với bạn bè xung quanh (mà bạn tin tưởng ấy) và có thể là gia đình nữa (người thấu hiểu bạn). 

Đó là những điều mình sẽ làm nếu mình lựa chọn phát triển bản thân! Hãy phát triển bản thân mình thật tốt nhé.

Vậy nếu là đòi lại công bằng, sẽ cần làm gì nhỉ? 

  1. Cần có bằng chứng : Việc chứng minh vi phạm này rất tốn nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu, mày mò. Thứ nhất là biết được hành vi ấy có sai căn cứ trên một cơ sở nào không. Thứ hai là rút ra được tác động của hành vi ấy đối với bản thân bạn. Thứ ba là thu thập được những bằng chứng cụ thể (hình ảnh, video, ghi âm,...). Đảm bảo những điều cơ bản trên ấy thì việc đòi lại công bằng mới khả quan được. 
  2. Nếu bạn thực sự cần đòi lại công bằng và tin rằng hành vi ấy của giáo viên là sai, mình nghĩ bạn nên chia sẻ với ba mẹ để hiểu quan điểm của ba mẹ trước, sau đó có thể là hội phụ huynh, các giáo viên khác (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm),... 

Tâm sự một chút nha, một giáo viên bộ môn năm lớp 7 của mình đã có hành vi "đì" học sinh. Bằng chứng rõ ràng nhất : Liên tiếp bị đại diện phụ huynh các lớp đề nghị đổi giáo viên, làm lộ đề kiểm tra ở lớp học thêm, ra đề thi làm hơn nửa lớp khống chế (các bạn đạt điểm trên trung bình đều đi học thêm), ra đề vượt quá nội dung chương trình THCS, xưng hô không chuẩn mực "mày - tao"... Tất cả những điều như thế gây bức xúc vô cùng với nhiều bạn của mình. Nhưng lời khuyên của ba mẹ mình thật sự đúng đắn dẫu lúc ấy mình nghĩ khá là "vô tâm" : cứ tiếp tục cố gắng thôi con, kệ cô đi. Và mình đã đạt được nhiều điều hơn sau này, hơn là tốn thời gian vào việc chứng minh cô sai. Vì cả lớp biết, cả trường biết, ngay cả đứa con của cô cũng biết : Cô hành xử không đúng như cách cô tự cho rằng mình đúng. 

Mình mong rằng quan điểm của mình trên đây sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại này, và bạn có thể đạt được những kết quả trong học tập. 

Thì em cố gắng làm sao không học thêm mà vẫn giỏi môn đó! Một môn học đâu chỉ có một ông thầy! Còn nhiều cách nhận kiến thức trên mạng lắm mà! Chừng nào em làm đúng hết 10 câu mà giáo viên chấm em đúng 9 câu, lúc đó em có quyền khiếu nại! Hehe!

Đầu tiên bạn thu thập chứng cớ (hình ảnh, ghi âm, video,...), Chứng minh được là cô giáo đó cố tình đì bạn. Sau đó bạn tố cáo lên cấp trên của cô giáo đó, để họ xử lý chấn chỉnh, hoặc là thay giáo viên mới. Nếu cấp trên không chịu xử lý, bạn có thể tu g bằng chứng đó lên mạng cho nhiều người biết đến, làm vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín của trường bạn đang học, nên bắt buộc họ phải xử lý, và giải thích rõ ràng trước cộng đồng.

Chào em, em có thể miêu tả lại đầy đủ những dấu hiệu cụ thể về việc em "bị đì hay bị ghim" được không? Vì nếu chúng ta coi trọng điểm số nhưng lại chưa đạt được điểm số như ý, thì có thể bản thân sẽ vội vàng đi tìm nguyên nhân từ bên ngoài mà quên mất rằng có thể nguyên nhân đến từ bên trong em ạ.

Với những trường hợp thế này chỉ còn cách cố gắng học để chứng minh thôi bạn ơi. Kết quả của bạn là phản đòn hay nhất cho những giáo viên như vậy rồi. Nhưng một khi việc đì học sinh ngày một nghiêm trọng hơn thì bạn cần nói với bố mẹ và liên hệ với cán bộ nhà trường để giải quyết nhé. Gì thì gì chứ việc này mà không xử lý thì còn nhiều đời học sinh phải khổ nữa :D 

https://cdn.noron.vn/2023/01/10/1fc69a394a3aa966dc55cdfec4ca578f-1673339068.jpg

Mình cũng từng bị cô giáo không thích lắm trong lớp học vì hình như thời đấy mình điệu hơn các bạn đồng trang lứa, nhưng việc của mình là vẫn tiếp tục học thôi! Học thật giỏi và làm bài kiểm tra cao thật cao, cố gắng phát biểu bài nhiều để cộng điểm. Học thật tốt môn đó, làm thật tốt trách nhiệm của mình rồi, nỗ lực hết mình thôi. Đừng quá để tâm việc này làm ảnh hưởng tới việc học, nếu không thay đổi được thiện cảm của cô thì cứ làm thật tốt việc của mình. Vậy thôi!!!!