Giao tiếp PHI NGÔN NGỮ. Công cụ dẫn đến thành công trong công việc
Điều đặc biệt có lẽ ít ai biết: khi chúng ta giao tiếp với một ai đó, chỉ có 7% thông điệp được thể hiện qua từ ngữ, còn lại phụ thuộc vào giọng điệu, biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể!
Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?
Trong quá trình tương tác với những người khác, bạn luôn liên tục đưa ra và nhận lại các tín hiệu không thông qua lời nói.
Tất cả các ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, tư thế, giọng nói, ánh mắt của bạn đều đang gửi đi những thông điệp mạnh mẽ mà có thể chính bạn cũng không nhận ra. Đó chính là giao tiếp phi ngôn ngữ.
Tương tự như sức nặng của lời nói, giao tiếp phi ngôn ngữ có thể khiến đối phương cảm thấy thoải mái, vui vẻ, có niềm tin; hoặc bị xúc phạm, gây nhầm lẫn và tổn thương khi tương tác với bạn.
Đặc biệt hơn, những “tín hiệu” này có thể sẽ không dừng lại kể cả khi bạn ngừng nói. Thậm chí, trong một số trường hợp, những gì phát ra thông qua giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của cùng một người có thể hoàn toàn khác nhau.
Vì vậy, khi muốn phát hiện một người nào đó đang nói dối, người ta thường nhìn vào những phản ứng tự nhiên từ cơ thể, thay vì những lời nói:
1/Điều chỉnh kỹ năng phù hợp với ngữ cảnh
Những cử chỉ trong kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, đều phải được điều chỉnh sao cho linh hoạt với từng hoàn cảnh. Bạn hãy luôn thật tỉnh táo, làm chủ và kiểm soát mọi hành vi, biểu hiện của mình. Đầu tiên cần phải đánh giá tình huống rồi sau đó mới đưa ra những hành vi bổ trợ cho lời nói bản thân.
2/Tư thế khi ngồi hoặc đứng
Bạn có thể không quá để ý tới chuyện đi, đứng, nằm, ngồi của mình vì chúng diễn ra rất thường xuyên trong một ngày. Tuy nhiên, tư thế đứng, ngồi đóng lại vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách và tâm trạng của con người.
Một tấm lưng thẳng và bờ vai mạnh mẽ giúp một người thể hiện được sự tự tin của họ. Ngược lại, mọi người sẽ đánh giá bạn tự ti, nhút nhát, chậm chạp với dáng đi nặng nề, lưng khom về phía trước.
Khi trò chuyện với đồng nghiệp, tư thế của bạn chính là một trong những phương thức giao tiếp phi ngôn ngữ rõ ràng nhất.
Hãy nhớ luôn thẳng lưng, đôi khi nghiêng nhẹ người về phía trước để thể hiện sự quan tâm, hứng thú với cuộc trò chuyện. Tuyệt đối đừng khoanh tay hay ngả người hẳn vào ghế vì điều đó cho thấy bạn đang chán nản, buồn ngủ và không tôn trọng họ đấy!
3/Sử dụng tín hiệu phi ngôn ngữ
Những tín hiệu phi ngôn ngữ sẽ giúp làm rõ hơn thái độ của lời nói. Khi buồn bã có nghĩa là lúc chúng ta đang cảm thấy tức giận, chán nản. Lúc này tín hiệu phi ngôn ngữ sẽ giúp diễn đạt rõ những từ ngữ bạn đang sử dụng, hiểu được bản chất thực sự trong hoàn cảnh lúc đó là gì.
Đôi khi bạn không cần phải nói nhiều lời, chỉ cần một vài cử chỉ như dấu hiệu ngón tay, cái gật đầu để nói “Công việc tốt”, “Đúng vậy”…
4/Ánh mắt
Đôi mắt luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Cách bạn nhìn ai đó có thể truyền đạt nhiều điều, bao gồm sự quan tâm, tình cảm, sự thù địch hoặc sự hấp dẫn. Nó cũng giúp duy trì luồng trò chuyện và đánh giá phản hồi của đối phương.
Trong cuộc trò chuyện, hãy luôn nhìn thẳng vào người đối diện, nhưng cũng không nên nhìn chằm chằm quá lâu vì sẽ tạo cảm giác săm soi, khiến họ không thoải mái.
Bên cạnh đó, giao tiếp bằng mắt bình thường, ổn định thường được coi là dấu hiệu cho thấy một người đang nói sự thật và đáng tin cậy. Mặt khác, đảo mắt liên tục và không tập trung ánh nhìn vào đối phương có thể cho thấy ai đó đang không trung thực.
5/Biểu cảm khuôn mặt [cảm xúc] & Hành động gật và lắc đầu [Giải mã thông điệp]
Biểu cảm khuôn mặt chiếm một tỷ lệ rất lớn trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Vẻ mặt của một người thường là thứ đầu tiên chúng ta nhìn thấy, thậm chí trước khi chúng ta nghe họ nói gì.
Mặc dù giao tiếp phi ngôn ngữ có thể khác nhau đáng kể giữa các nền văn hóa, nhưng các biểu hiện trên khuôn mặt thể hiện hạnh phúc, buồn bã, tức giận và sợ hãi, v.v là tương tự nhau trên khắp thế giới.
Đừng quên quan sát cả biểu cảm của những người xung quanh. Dù không nói ra, nhưng hành động cau mày, nghiến răng, mím môi sẽ cho biết khi nào một người đang khó chịu hay không vừa ý.
Chỉ khi nào nắm bắt được cảm xúc của người đối diện, bạn mới có có thể điều chỉnh thái độ mình sao cho phù hợp.
6/Kiểm soát sự đụng chạm
7/Giọng nói
Yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ thông qua giọng nói bao gồm tốc độ nói, âm sắc, độ lớn, độ luyến láy và cao độ. Những yếu tố này có tác động rất mạnh mẽ đối với ý nghĩa của câu từ mà bạn nói ra.
Trong buổi thuyết trình, cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của mọi người chính là sử dụng kỹ năng nói. Âm lượng luôn phải rõ ràng, dễ nghe, phát âm cần tròn vành rõ chữ.
Bạn sẽ không thu hút được sự chú ý nếu từ đầu tới cuối chỉ duy trì giọng điệu đều đều như trả bài. Hãy luyện tập nói một cách sôi nổi, điều chỉnh giọng lên xuống hợp lý, đừng quên thêm thắt vào đó sự nhấn nhá để tăng tính thuyết phục cho phần trình bày.
Yếu tố này đặc biệt quan trọng nếu công việc của bạn liên quan nhiều đến việc phải trao đổi qua điện thoại. Sử dụng giọng nói là kỹ năng cần được đầu tư và luyện tập mỗi ngày.
8/Khoảng cách giao tiếp
"Hãy biết giữ khoảng cách trong giao tiếp phi ngôn ngữ"
9/Bàn tay
Giao tiếp phi ngôn ngữ thông qua bàn tay không chỉ là phương thức của riêng những người khiếm thính. Bàn tay của bạn có thể diễn tả rất nhiều các ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ như bắt tay, vẫy tay, sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng hay ký hiệu, v.v.
Bắt tay là một nghi thức xã giao quen thuộc, nhưng không phải ai cũng biết thực hiện đủ tinh tế.
Bạn đừng bắt tay quá hời hợt, nhưng cũng không được siết quá chặt hoặc giữ quá lâu vì sẽ gây khó chịu cho người đối diện. Hãy bắt tay dứt khoát trong vòng 3-5 giây để tạo cảm giác tin tưởng và tôn trọng.
Ngoài ra, cử chỉ tay cũng nói lên nhiều điều về con người bạn. Lúc nói chuyện, việc mân mê quần áo hay vật dụng thể hiện sự bồn chồn, lo lắng, hoặc sự thờ ơ với câu chuyện của đối phương. Thêm vào đó, việc đụng chạm quá đà vào người đối diện cũng có thể mang lại những bất tiện cho họ.
Một điều cần lưu ý nữa khi sử dụng bàn tay để thể hiện ngôn ngữ cơ thể đó là đừng hươ tay quá nhiều vào không trung. Điều này phần nào thể hiện sự không nghiêm túc, gây rối mắt cho đối phương và còn dễ xảy ra những đụng chạm khác.
10/Thường xuyên luyện tập
Để có thể sử dụng linh hoạt giữa cử chỉ và lời nói. Bạn cần phải chăm chỉ luyện tập đối thoại thường xuyên. Hằng ngày trong những cuộc giao tiếp, bạn hãy cố gắng kết hợp kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ để dần quen và tự kiểm soát được tình huống ngẫu nhiên. Chỉ khi bạn nắm bắt cử chỉ cơ thể của người đối diện, thì bạn mới hiểu được nhu cầu của họ là gì.
Lời kết
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn và tạo thêm nhiều ấn tượng tốt với những người xung quanh. Đừng biến mình trở thành một người khéo ăn nói, nhưng lại vụng về trong việc thể hiện bản thân qua cử chỉ, ánh mắt hay giọng nói nhé!