Giáo sư Nguyễn Lân Dũng bàn về “Tư duy sáng tạo”
TVTL- Cá nhân bạn thường làm gì để cải thiện khả năng sáng tạo? Chia sẻ với TVTL nhé ^^
GDVN- Những người sáng tạo phát huy trí tò mò bằng cách luôn hỏi tại sao? Thế nào? Đối với những người thích sáng tạo, tò mò là một lối sống.
LTS: Tuần này, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tiếp tục gửi đến độc giả bài viết số 139 trong loạt bài Đọc giùm bạn trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Bài viết này, Giáo sư chia sẻ những điều tâm đắc trong cuốn sách “Tư duy sáng tạo trong lập kế hoạch và giải quyết vấn đề”.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
– Trong cuộc sống thường ngày chúng ta cũng có thể thể hiện khả năng sáng tạo, ví dụ như lên kế hoạch cho các bữa tiệc, trang trí nhà cửa, cải thiện cách thức làm việc… Tất cả những việc đó đều là sáng tạo và các hoạt động này là những khởi đầu tốt để phát triển khả năng tư duy sáng tạo.
– Những người sáng tạo được coi là những quả bom phá thế giới quan truyền thống: họ phá bỏ những rào cản trong quá trình tìm kiếm giải pháp.
– Những người sáng tạo không chấp nhận mọi thứ như vốn có mà thay vào đó, họ tìm cách cải thiện tình hình. Sáng tạo là nhìn thấy điều mọi người đều nhìn thấy, nhưng nghĩ điều mà không ai nghĩ thấy. Họ tìm kiếm những chỗ sai hỏng và sửa chúng. Đây thường là những điều nhỏ nhặt mà chúng ta bỏ qua hàng ngày.
– Tôi đi du lịch khá nhiều nơi và suốt nhiều năm qua tôi tự hỏi tại sao các hãng hàng không không sơn một vạch trên sàn phòng nhận đồ và vạch sơn ấy cách băng chuyền một khoảng nhất định, để mọi người chịu đứng yên bên ngoài vạch sơn cho đến khi hành lý của họ trôi ra. Tôi viết thư bỏ vào một hòm thư ở sân bay khi đến nước Anh du lịch. Sau khi rời khỏi London vài tuần, tôi nhận được thư từ người quản lý sân bay hôm nọ. Họ viết rằng sẽ thử ý tưởng của tôi. Thật là vui.
– Monty Roberts sống ở thế kỷ mà người ta chỉ kiểm soát và thuần hóa ngựa bằng roi vọt. Ông đã tìm ra một cách thức khác. Mọi người không tin rằng ông có thể thuần hóa một con ngựa chỉ bằng lòng tin và sự thân thiết giữa chủ với ngựa – cho đến khi chính mắt họ nhìn thấy kết quả.
– Việc tham dự hội thảo in ấn và tìm kiếm một nhà in thật sự phù hợp – có vẻ rất mất thời gian và công sức, nhưng kết quả tôi có được những tờ rơi với chất lượng in đẹp nhất mà giá cả hợp lý nhất.
Cuốn sách “Tư duy sáng tạo trong lập kế hoạch và giải quyết vấn đề”. Ảnh: 1980 Books
– Những người sáng tạo phát huy trí tò mò bằng cách luôn hỏi tại sao? thế nào? Đối với những người thích sáng tạo, tò mò là một lối sống.
– Sự sáng tạo thường xuất phát từ việc kết hợp, xây dựng và phát triển ý tưởng. Các cá nhân và công ty có thể sáng tạo hơn bằng cách nhìn nhận thế giới một cách cởi mở, tiếp thu kinh nghiệm và ý tưởng mới sau đó quyết định những gì đáng để học tập.
– Tiến sĩ Yoshio Nakamata, người có 2300 phát minh (đĩa mềm, đầu đĩa CD, đồng hồ kỹ thuật số…) quan niệm rằng: Hãy liên tục nhồi nhét thông tin vào đầu mình. Hãy cung cấp cho bộ óc của mình thật nhiều nguyên liệu thô để nó có thể sáng tạo ra cái gì đó.
– Cách tốt nhất để có những ý tưởng vĩ đại là có thật nhiều ý tưởng. Có thể nhiều người đã nghĩ ra ý tưởng đó, nhưng chỉ có một người hành động và biến nó thành sản phẩm phục vụ cho cuộc sống mà thôi.
– Những người làm đồng hồ Thụy Sĩ vốn nổi tiếng với khả năng làm ra những chiếc đồng hồ chuẩn xác nhất thế giới. Nhưng họ từ chối ý tưởng làm đồng hồ kỹ thuật số. Người Nhật mong muốn biến nó thành hiện thực và kết quả là hiện nay người Nhật đã thống lĩnh thị trường đồng hồ đeo tay.
– Sự rõ ràng, minh bạch là chìa khóa để hiểu được hoàn cảnh hiện tại và từ đó đưa ra giải pháp hiệu quả nhất. Bạn chỉ cần viết tất cả những suy nghĩ của mình ra giấy. Sau đó, quay lại và đánh dấu những yếu tố bạn cho là có ảnh hưởng lớn nhất cũng như những phần có vấn đề nhất mà bạn muốn giải quyết trước tiên. Quyết định lựa chọn một phần có vấn đề và tiếp tục quá trình.
– Hãy tập hợp các ý tưởng và giải pháp càng nhiều càng tốt, kể cả chúng có vẻ bất bình thường hoặc không khả thi. Thường thì các ý tưởng kỳ cục sẽ làm nảy sinh những giải pháp thực sự sáng tạo. Sau khi động não, nếu có thể hãy dành cho mình một ngày để suy nghĩ thật thấu đáo trước khi tiếp tục công việc. Ngay cả khi làm như vậy mà vẫn không thấy có ý tưởng nào lóe lên, chúng ta vẫn có thể thoải mái để thực hiện bước tiếp theo với một bộ não sáng suốt hơn.
– Sau khi đã chọn ra một vài ý tưởng để thực hiện, hãy phác thảo các bước tiến hành. Nếu đó là một dự án lớn, hãy bắt đầu bằng việc lập kế hoạch tổng thể sau đó chia nó ra thành các bước nhỏ để dễ thực hiện hơn.
– Ở trên cùng Bảng theo dõi hãy ghi mục tiêu hoặc vấn đề của bạn. Đưa ra các nội dung chính và viết theo hàng ngang dưới mục tiêu/vấn đề của bạn, nó giống như những đề mục lớn.
Tiếp theo hãy phân tích các vấn đề và ý tưởng chi tiết liên quan đến các đề mục, viết lên các tờ giấy note và dán dưới các đề mục thích hợp. Bạn có thể thay thế các tờ note để tìm ra quy trình tốt nhất.
– Sau một thời gian thực hiện sẽ đánh giá mức độ hiệu quả của kế hoạch xem phần nào đã làm tốt, phần nào cần điều chỉnh. Nên trao đổi với những người có liên quan. Nếu thấy kết quả không khá bạn có quyền thay đổi kế hoạch.
– Hàng ngày cần ghi chép: biên bản họp, ý chính trong bài giảng của giáo viên, danh sách các việc cần làm… Sẽ giúp bạn theo dõi tiến bộ công việc và giúp đạt kết quả cao trong các dự án.
– Các lưu ý để nâng cao hiệu quả việc tiếp nhận thông tin:
* Lắng nghe một cách chủ động
* Lưu giữ vào một quyển sổ lớn.
* Biết bỏ cách vài dòng khi chuyển từ ý này sang ý khác, để có chỗ bổ sung.
* Đừng ghi mọi thứ giáo viên nói, chỉ ghi những ý quan trọng
* Luôn động não chứ đừng ghi chép như 1 cái máy.
*Bỏ lỡ thông tin nào để cách ra vài dòng để bổ sung sau
* Chia sẻ những ghi chép với bạn để thấy làm việc nhóm có lợi hơn
– Lập bản đồ tư duy (Mind Mapping)
* Đặt chủ để ở giữa trang giấy- Vẽ đường nối đậm đến các đề tài phụ hay các ý chính, viết tên các nhánh chính và từ khóa đại diện cho mỗi nhánh (nên dùng các màu khác nhau)- Vẽ thêm. Ghi tên vào các nhánh phụ các nhánh vào những chỗ thích hợp. Chỉ dùng các từ ngắn gọn, đủ ý nghĩa. Có thể dùng hình ảnh để dễ nhớ hơn. Vẽ thêm các đường nối để thấy sự liên kết
* Bản đồ tư duy giúp phác thảo toàn bộ ý tưởng lên giấy và xếp theo một trật tự, có thể đưa ra nhiều ý tưởng mới từ việc tiếp thu ý kiến của mọi người, giúp bạn quản lý dự án tốt hơn.
* Bản đồ tư duy giúp bạn chia nhỏ dự án thành các phần hoặc các dự án thứ cấp, do đó sẽ dễ theo dõi và quản lý. Bạn có thể tính toán các bước thực hiện hay ủy quyền các dự án thứ cấp cho người khác thực hiện.
* Ở góc trên bản đồ bạn ghi các chữ W tiếng Anh, có nghĩa là: Ai, Cái gì, Khi nào, Ở đâu, Tại sao, Như thế nào, Ngân sách. Suy nghĩ về những câu hỏi này sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát, xuyên suốt toàn dự án.
* Bản đồ tư duy có các ứng dụng sau đây: Học tập – Tóm tắt tổng quan – Tập hợp – Ghi nhớ – Sắp xếp – Trình bày – Giao tiếp – Lập kế hoạch – Quản lý dự án – Hội thảo – Giảng dạy – Tư duy – Xem xét.
– Phương pháp Mindscapes: Đây là phương pháp được phát triển dựa trên Bản đồ tư duy. Các bước thực hiện Mindscapes là:
* Chấp nhận phá vỡ các nguyên tắc để khuyến khích khả năng sáng tạo
*Nó là bản đồ tư duy thể hiện theo phong cách tự do, miễn sao hiệu quả
*Nội dung thể hiện là từ ghép, cụm từ, danh ngôn, tranh ảnh cắt từ tạp chí
*Thử nghiệm những mẫu khác nhau, phát triển phong cách riêng của bạn
– Phương pháp ghi chú TM là biến thể của phương pháp ghi chú Cornell:
*Ghi chép thu nhận (Note-Taking) là viết ra các thông tin muốn ghi nhớ
*Ghi chép cảm nhận (Note-Making) là viết ra các ý tưởng và cảm nhận về thông tin đó.
– Bằng cách viết ra các ý kiến và ấn tượng của bản thân về những gì được trình bày bạn sẽ sử dụng được cả tư duy nhận thức và tư duy tiềm thức.
– Chia giấy làm 2 phần: Bên trái (3/4) để ghi những gì đang được trình bày. Bên phải (1/4) viết ấn tượng về thông tin.
* Ghi các ký hiệu giúp tái hiện suy nghĩ của bạn về bài phát biểu: !-quan trọng; Hai mũi tên hướng vào nhau: liên quan giữa các phần; Mặt cười: tích cực; Mặt méo: tiêu cực; 3X= lặp lại 3 lần…
– Phương pháp ghi chú Cornell: Chia giấy làm 3 phần:
* Phần câu hỏi, từ khóa (1/4): ghi từ khóa, câu hỏi quan trọng, trả lời Ai? Cái gì? Khi nào?
*Phần ghi chép (3/4): Nội dung chính bài giảng, buổi họp. Trả lời các câu hỏi ghi bên trái.
* Phần tổng kết (phần nhỏ dưới trang giấy): Tóm tắt nội dung, rút ra kết luận.
– Không có kỹ năng tư duy sáng tạo sẽ không có bước tiến mới, các đột phá, những cuộc dấn thân. Giúp bạn khẳng định khả năng và vị thế của mình, chinh phục thử thách. Tạo nên sự hứng khởi. Mang lại sự hứng thú trong học tập, trong công việc. Là nhân tố quan trọng cho thành công trong kỷ nguyên tri thức.
– Cách khơi dậy khả năng sáng tạo: Có 6 bài tập giúp bạn:
* Đọc nhiều nội dung với nhiều chủ đề khác nhau.
* Viết chi tiết mọi thứ ra giấy, gắn lên tường
* Rủ bạn thảo luận một vấn đề nào đó và cùng tìm ra giải pháp
* Tạo nhiều mối quan hệ, hoan nghênh mọi ý tưởng, hành động mới.
* Tuân thủ theo thời gian biểu nghiêm ngặt cho mỗi ngày.
* Những người sáng tạo đều dậy sớm và đi ngủ sớm
– Chìa khóa để thành công, để trở nên sáng tạo:
*Hãy động não và nghĩ làm thế nào để giải quyết công việc nhanh nhất, đạt kết quả cao nhất.
* Hãy nhớ: Thất bại là mẹ thành công
* Tự tạo thói quen trách nhiệm, trung thực, thẳng thắn trong giao tiếp
* Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và tạo thêm năng lượng cho ngày mới.
* Hãy nhớ bạn sinh ra là để tận hưởng cuộc sống, giữ tâm trạng thoải mái
* Mỗi thời điểm, mỗi nhiệm vụ đều đáng được lưu tâm.
* Luôn bình tĩnh sáng suốt để nghĩ ra các cách để giải quyết khó khăn
* Dám thay đổi kế hoạch, hành động để đạt được mục tiêu mong muốn.
* Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng, tự chủ được tư duy sáng tạo nhưng không xa rời thực tế.
* Dám dấn thân và không sợ rủi ro, tin tưởng vào ý tưởng và khả năng của bản thân.
* Hãy là người năng động sáng tạo, xắn tay vào giải quyết mọi vấn đề
* Đừng để quá tải về lượng thông tin và công việc, tự đặt thời gian hoàn thành công việc.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng
Nguồn:
khả năng sáng tạo
,sách
,gs nguyễn lân dũng
,thư viện tự lập
,sách
Rất nhiều tips thú vị.. mình sẽ thử áp dụng ^^
Hoa Hàn Anh
Rất nhiều tips thú vị.. mình sẽ thử áp dụng ^^