Giáo dục trẻ em như thế nào là đúng?

  1. Giáo dục

  2. Văn hóa

  3. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

giáo dục

,

văn hóa

,

kỹ năng mềm

nếu sau này mình có con, mình cũng sẽ dạy nó theo cách bố đã dạy mình.
"bố không cần con phải học quá giỏi, không cần làm ông này bà kia, làm sao cho thành người là được và bố tôn trọng mọi ý kiến của con":3

Trả lời

nếu sau này mình có con, mình cũng sẽ dạy nó theo cách bố đã dạy mình.
"bố không cần con phải học quá giỏi, không cần làm ông này bà kia, làm sao cho thành người là được và bố tôn trọng mọi ý kiến của con":3

Nếu đúng, thì phải bắt nguồn từ đặc tính riêng của đứa trẻ và hoạt động giáo dục ấy cần gắn với bối cảnh sống cụ thể, khả thi với người có trách nhiệm nuôi dạy trẻ.

Vậy nên mình nghĩ không có câu trả lời chung cho câu hỏi này.

Để giáo dục một đứa trẻ phát triển toàn diện cần:

  • Thể lực có vai trò quan trọng để hình thành nên sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp các em có sức khỏe tốt phục vụ quá trình học tập và tiếp nhận tri thức. Những bài tập thể dục trong khoảng thời gian nhất định sẽ là tiền đề để trẻ có thể bền bỉ trong mọi hoạt động của tương lai. Ngoài việc đáp ứng dinh dưỡng tại nhà, bố mẹ dành thời gian vui chơi, vận động cùng con, tại trường lớp, thầy cô xây dựng giờ học thể chất kết hợp vui chơi giúp các con vừa nâng cao sức khỏe gắn kết tình cảm với bạn bè tốt hơn.
  • Về tinh thần: Sự sẻ chia giữa ba mẹ và con cái sẽ là sợi dây hạnh phúc có ý nghĩa tức cực trong mọi hoạt động, giúp hình thành nên nhân cách, cảm xúc của bé về sau. Ngoài ra, tinh thần thoải mái sẽ mang đến nhiều hứng khởi trong quá trình tiếp nhận tri thức góp phần vào sự sáng tạo tri thức trong tương lai.
  • Về trí tuệ: Trí tuệ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, trang bị kiến thức có ý nghĩa quan trọng cho giai đoạn phát triển tương lai của trẻ. Bằng các phương pháp khác nhau, các hoạt động tự quan sát, khám phá và nhận thức tại gia đình, nhà trường sẽ tạo tiền đề cho việc tiếp nhận và tích lũy trí tuệ chủ động. Vì vậy, phụ huynh và các thầy cô hãy tạo điều kiện để trẻ tiếp cận kiến thức được tự nhiên và đầy đủ nhất.
  • Về đạo đức: Đạo đức là một phần nhân cách của mỗi con người, được đánh giá qua nhiều mặt khác nhau. Một người trưởng thành muốn được đánh giá đạo đức đúng chuẩn với xã hội cần có quá trình rèn giũa, hun đúc từ thuở ấu thơ.

Dù chưa làm phụ huynh nhưng làm một chị lớn thì mình nghĩ chúng ta cần dạy các em nhỏ biết cách bày tỏ quan điểm của bản thân. Đối với mình, em mình không cần trở thành một người quá giỏi giang, chỉ cần sống làm một người tử tế