Giáo dục trẻ em, cần cân nhắc như thế nào giữa việc dạy một đứa trẻ "ngoan" hay "tự do"?

  1. Giáo dục

Hầu hết các bậc cha mẹ và nhà giáo đều mong muốn những đứa con của mình biết vâng lời và ngoan ngoãn. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại áp chế những quy chuẩn và định kiến xã hội lên đứa trẻ, làm kìm hãm tính tự do và cá nhân của chúng.

Một mặt khác, ta có thể cho rằng một đứa trẻ quá tự do với tính cá nhân cao sẽ dễ dàng chọn con đường không đứng đắn, trở nên ích kỉ và có hại cho một xã hội có tính cộng đồng cao.

Các bạn nghĩ như thế nào về việc này?

Từ khóa: 

trẻ em

,

giáo dục

,

giáo dục

Mình thích câu hỏi này, bởi mình cũng là người đang nghiên cứu về phương pháp đào tạo cho trẻ nhỏ để có thể đồng hành cùng các bé nhà mình.

Mình luôn tâm niệm hai câu sau:

1. Tự do lựa chọn luôn đi kèm với trách nhiệm lựa chọn.

Nếu trẻ chọn ăn món ăn nào, hãy yêu cầu nó phải ăn hết.

Nếu trẻ chọn tập môn thể thao nào, yêu cầu trẻ phải tập đủ thành thạo mới được chuyển sang trò khác.

Không được chọn xong bỏ đó. Chọn xong chọn lại cái khác ngay. Đó là thiếu trách nhiệm với lựa chọn của mình.

Cần phải rèn luyện cho con tính chịu trách nhiệm.

2. Yêu thương tạo động lực nhưng khổ luyện mới thành tài.

Bố mẹ hiện đại thường rất yêu và chiều con. Chúng ta có điều kiện hơn các phụ huynh ngày xưa rất nhiều. Gần như con "muốn gì" là "được nấy" khi các bạn còn nhỏ. Điều đó cũng không xấu. Nhưng điểm "dở" đó là bố mẹ cũng chiều cả tính lười biếng, sợ khó sợ khổ của con. Đồng hành để cổ vũ con tiến lên, chứ không phải đồng hành để làm hộ con.

Cần phải rèn luyện cho con tính kiên trì, nỗ lực.

Trả lời

Mình thích câu hỏi này, bởi mình cũng là người đang nghiên cứu về phương pháp đào tạo cho trẻ nhỏ để có thể đồng hành cùng các bé nhà mình.

Mình luôn tâm niệm hai câu sau:

1. Tự do lựa chọn luôn đi kèm với trách nhiệm lựa chọn.

Nếu trẻ chọn ăn món ăn nào, hãy yêu cầu nó phải ăn hết.

Nếu trẻ chọn tập môn thể thao nào, yêu cầu trẻ phải tập đủ thành thạo mới được chuyển sang trò khác.

Không được chọn xong bỏ đó. Chọn xong chọn lại cái khác ngay. Đó là thiếu trách nhiệm với lựa chọn của mình.

Cần phải rèn luyện cho con tính chịu trách nhiệm.

2. Yêu thương tạo động lực nhưng khổ luyện mới thành tài.

Bố mẹ hiện đại thường rất yêu và chiều con. Chúng ta có điều kiện hơn các phụ huynh ngày xưa rất nhiều. Gần như con "muốn gì" là "được nấy" khi các bạn còn nhỏ. Điều đó cũng không xấu. Nhưng điểm "dở" đó là bố mẹ cũng chiều cả tính lười biếng, sợ khó sợ khổ của con. Đồng hành để cổ vũ con tiến lên, chứ không phải đồng hành để làm hộ con.

Cần phải rèn luyện cho con tính kiên trì, nỗ lực.

Hi tôi thấy cần phải dạy người lớn trước đã