Giáo dục ngôn ngữ là gì? Sự khác biệt giữa giáo dục ngôn ngữ với dạy và học ngôn ngữ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Giáo dục ngôn ngữ là tổ hợp thứ hai trong nội dung của ngôn ngữ học ứng dụng và theo truyền thống cũng là hợp phần có cương vị rất quan trọng. Giáo dục ngôn ngữ là địa hạt mà trong đó ngôn ngữ được coi là công cụ nhận thức và tác động. Ngôn ngữ là công cụ làm cho con người tăng thêm hiểu biết, mở rộng tri thức và tầm nhìn, vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Nhờ hiểu biết thông qua ngôn ngữ con người tiếp nhận thông tin và tự nguyện thay đổi theo hướng có lợi. Để làm được điều đó, chúng ta luôn xác định ngôn ngữ là thứ của cải, làm cho ngôn ngữ phát triển ngày càng rộng khắp, quảng bá ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng được coi là công cụ của giáo dục bởi nhờ giao tiếp ngôn ngữ người ta nâng cao hiểu biết, sâu sắc hơn trong suy nghĩ và hiệu quả hơn trong hành động. Ngôn ngữ là công cụ tác động rất sắc bén trên rất nhiều kênh thông tin khiến con người thay đổi hành vi theo hướng phát triển bền vững. Ngôn ngữ giáo dục có 2 cách hiểu. Theo nghĩa hẹp chỉ là dạy và học ngôn ngữ. Theo nghĩa rộng thì đó là 1 địa hạt thuộc ngôn ngữ học ứng dụng trong đó ngôn ngữ được sử dụng như công cụ nâng cao hiểu biết, tác động can thiệp làm thay đổi các hành vi ngôn ngữ, hướng việc sử dụng ngôn ngữ đến chuẩn mực. Hai cách hiểu này có cả điểm giống và khác. Dạy và học ngôn ngữ với giáo dục ngôn ngữ đều là hoạt động, quá trình truyền đạt kiến thức, tri thức về ngôn ngữ từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đối với riêng giáo dục ngôn ngữ, các phương thức tác động và can thiệp trong giáo dục ngôn ngữ phải tiệm tiến, không thể nhanh, đốt cháy giai đoạn. Bên cạnh đó, giáo dục ngôn ngữ là tạo hành vi tự nguyện chứ không áp đặt cho người sử dụng ngôn ngữ, không như việc dạy và học ngôn ngữ.
Trả lời
Giáo dục ngôn ngữ là tổ hợp thứ hai trong nội dung của ngôn ngữ học ứng dụng và theo truyền thống cũng là hợp phần có cương vị rất quan trọng. Giáo dục ngôn ngữ là địa hạt mà trong đó ngôn ngữ được coi là công cụ nhận thức và tác động. Ngôn ngữ là công cụ làm cho con người tăng thêm hiểu biết, mở rộng tri thức và tầm nhìn, vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Nhờ hiểu biết thông qua ngôn ngữ con người tiếp nhận thông tin và tự nguyện thay đổi theo hướng có lợi. Để làm được điều đó, chúng ta luôn xác định ngôn ngữ là thứ của cải, làm cho ngôn ngữ phát triển ngày càng rộng khắp, quảng bá ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng được coi là công cụ của giáo dục bởi nhờ giao tiếp ngôn ngữ người ta nâng cao hiểu biết, sâu sắc hơn trong suy nghĩ và hiệu quả hơn trong hành động. Ngôn ngữ là công cụ tác động rất sắc bén trên rất nhiều kênh thông tin khiến con người thay đổi hành vi theo hướng phát triển bền vững. Ngôn ngữ giáo dục có 2 cách hiểu. Theo nghĩa hẹp chỉ là dạy và học ngôn ngữ. Theo nghĩa rộng thì đó là 1 địa hạt thuộc ngôn ngữ học ứng dụng trong đó ngôn ngữ được sử dụng như công cụ nâng cao hiểu biết, tác động can thiệp làm thay đổi các hành vi ngôn ngữ, hướng việc sử dụng ngôn ngữ đến chuẩn mực. Hai cách hiểu này có cả điểm giống và khác. Dạy và học ngôn ngữ với giáo dục ngôn ngữ đều là hoạt động, quá trình truyền đạt kiến thức, tri thức về ngôn ngữ từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đối với riêng giáo dục ngôn ngữ, các phương thức tác động và can thiệp trong giáo dục ngôn ngữ phải tiệm tiến, không thể nhanh, đốt cháy giai đoạn. Bên cạnh đó, giáo dục ngôn ngữ là tạo hành vi tự nguyện chứ không áp đặt cho người sử dụng ngôn ngữ, không như việc dạy và học ngôn ngữ.