Giải thích vì sao thực hiện sự “ thống trị đối với xã hội các giai cấp cần phải nắm lấy bộ máy nhà nước”?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Thống trị là sự quy định, chi phối, kiểm soát để thực hiện được sự thống trị cần có yếu tố quan trọng là quyền lực. Ở đây để thống trị xã hội cần có quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh của một hay một liên minh giai cấp để đoạt được mục đích thống trị xã hội. Bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị là quyền lực nhà nước, đây là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành nhà nước. Có thể nói rằng nhà nước là yếu tố chi phối tới sự thống trị đối với xã hội. Sự thống trị đó được thể hiện qua những đặc trưng dưới đây của nhà nước: Thứ nhất, nhà nước ra đời nhằm mục đích điều phối mối quan hệ giữa các giai cấp và phân chia các nguồn lực trong xã hội. Giai cấp nắm quyền lực nhà nước sẽ thiết lập sự thống trị trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhà nước trở thành công cụ bảo vệ lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng của giai cấp thống trị. Nhà nước thực hiện cưỡng chế đối với toàn xã hội bằng các công cụ, phương tiện trấn áp như quân đội, cảnh sát, nhà tù. Thứ hai, nhà nước thiết lập các cơ quan, các bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước để quản lý, điều tiết, cưỡng chế xã hội theo những mục đích chính trị đã định trước. Ví dụ: bộ máy nhà nước nước CHXHCN Việt Nam gồm ba cơ quan là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Với cơ quan lập pháp, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những chính sách đối nội, đối ngoại, kinh tế, xã hội… Cơ quan hành pháp, Chính phủ thống nhất việc quản lý thực hiện các chính sách kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh… Cơ quan tư pháp bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan điều tra có nhiệm vụ xử lý những tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật,đảm bảo thực hiện pháp luật nghiêm minh. Qua đây có thể thấy rằng nhà nước giữ quyền kiểm soát mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội. Vì vậy muốn thực hiện sự thống trị đối với xã hội, các giai cấp cần nắm lấy bộ máy nhà nước.
Trả lời
Thống trị là sự quy định, chi phối, kiểm soát để thực hiện được sự thống trị cần có yếu tố quan trọng là quyền lực. Ở đây để thống trị xã hội cần có quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh của một hay một liên minh giai cấp để đoạt được mục đích thống trị xã hội. Bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị là quyền lực nhà nước, đây là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành nhà nước. Có thể nói rằng nhà nước là yếu tố chi phối tới sự thống trị đối với xã hội. Sự thống trị đó được thể hiện qua những đặc trưng dưới đây của nhà nước: Thứ nhất, nhà nước ra đời nhằm mục đích điều phối mối quan hệ giữa các giai cấp và phân chia các nguồn lực trong xã hội. Giai cấp nắm quyền lực nhà nước sẽ thiết lập sự thống trị trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhà nước trở thành công cụ bảo vệ lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng của giai cấp thống trị. Nhà nước thực hiện cưỡng chế đối với toàn xã hội bằng các công cụ, phương tiện trấn áp như quân đội, cảnh sát, nhà tù. Thứ hai, nhà nước thiết lập các cơ quan, các bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước để quản lý, điều tiết, cưỡng chế xã hội theo những mục đích chính trị đã định trước. Ví dụ: bộ máy nhà nước nước CHXHCN Việt Nam gồm ba cơ quan là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Với cơ quan lập pháp, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những chính sách đối nội, đối ngoại, kinh tế, xã hội… Cơ quan hành pháp, Chính phủ thống nhất việc quản lý thực hiện các chính sách kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh… Cơ quan tư pháp bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan điều tra có nhiệm vụ xử lý những tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật,đảm bảo thực hiện pháp luật nghiêm minh. Qua đây có thể thấy rằng nhà nước giữ quyền kiểm soát mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội. Vì vậy muốn thực hiện sự thống trị đối với xã hội, các giai cấp cần nắm lấy bộ máy nhà nước.