Giải thích tại sao quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm của chinh trị?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Quyền lực là khả năng buộc người khác phải hành động theo ý chí của mình. Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành nhà nước. Vì vậy, về bản chất quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị. Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, quốc gia, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị , mà tập trung ở quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là trung tâm chính trị vì: + Khi có giai cấp mới có nhà nước. Giai cấp nào nắm được quyền lực nhà nước thì sẽ nắm quyền lực về chính trị. + Quyền lực nhà nước là một bộ phận của quyền lực chính trị, có đầy đủ các đặc trưng của quyền lực chính trị. + Quyền lực nhà nước được thực hiện bằng hệ thống bộ máy nhà nước: cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, kiểm pháp. + Khả năng sử dụng các công cụ, phương tiện, lực lượng nhà nước để buộc các giai cấp, tầng lớp xã hội khác phục tùng ý chí của giai cấp, tầng lớp thống trị. + Nhà nước ngoài thực hiện chức năng của hệ thống chính trị (công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị, bảo vệ sự thống trị về kinh tế của giai cấp cầm quyền, xác lập hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền, chống kẻ thù trong và ngoài) còn thực hiện nhiều chức năng xã hội khác.
Trả lời
Quyền lực là khả năng buộc người khác phải hành động theo ý chí của mình. Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành nhà nước. Vì vậy, về bản chất quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị. Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, quốc gia, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị , mà tập trung ở quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là trung tâm chính trị vì: + Khi có giai cấp mới có nhà nước. Giai cấp nào nắm được quyền lực nhà nước thì sẽ nắm quyền lực về chính trị. + Quyền lực nhà nước là một bộ phận của quyền lực chính trị, có đầy đủ các đặc trưng của quyền lực chính trị. + Quyền lực nhà nước được thực hiện bằng hệ thống bộ máy nhà nước: cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, kiểm pháp. + Khả năng sử dụng các công cụ, phương tiện, lực lượng nhà nước để buộc các giai cấp, tầng lớp xã hội khác phục tùng ý chí của giai cấp, tầng lớp thống trị. + Nhà nước ngoài thực hiện chức năng của hệ thống chính trị (công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị, bảo vệ sự thống trị về kinh tế của giai cấp cầm quyền, xác lập hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền, chống kẻ thù trong và ngoài) còn thực hiện nhiều chức năng xã hội khác.