Giải Thích "Luân Hồi - Chuyển Kiếp" Theo Thuyết Vũ Trụ Giả Lập.
Ở phần 1 tôi đã giải thích sơ bộ về hiện tượng Deja vu, để gợi mở về ý tưởng rằng cuộc đời chúng ta đang sống thực chất chỉ là một vòng lặp trong một chiếc siêu máy tính , có thể bạn đã "sống" hàng triệu lần, và ở mỗi kiếp sống mới, các kí ức còn sót lại của cuộc đời trước kia đôi khi vẫn không mất hẳn. Deja Vu chính là sự mơ hồ, ám ảnh về vòng lặp trước của bạn. Thực tế bạn đã trải qua cảnh tượng khi deja vu đó rất nhiều lần, chỉ là bạn không thể nhớ ra vì kí ức của bạn đã bị xóa sạch.
Tuy nhiên một số người vẫn có thể tiên tri được vài giây sau deja vu hoặc vài ngày, thậm chí vài năm...rất có thể họ là trường hợp đặc biệt, khi chương trình của họ chưa được chỉnh sửa hoàn hảo ở vòng lặp mới.
Và khi tìm hiểu về Deja Vu tôi chợt nảy ra một giả thuyết, phải chăng luân hồi chuyển kiếp trong giáo lý đạo phật là có thật?
1/Cuộc đời Tôi và Bạn đã được quyết định ngay từ khi sinh ra.
Đầu tiên chúng ta sẽ nghiên cứu một chút về DNA.
DNA là phân tử mang thông tin di truyền dưới dạng bộ ba mã di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, sinh sản, phát triển v.v) của các sinh vật.
Riêng định nghĩa về DNA đã chứng minh sự sống của bạn đã được "lập trình" rồi phải không nào. DNA tương tự như một đoạn Code trong phần mềm máy tính, nó quyết định toàn bộ cấu trúc sinh học của bạn.
Nghĩa là "phần xác" của tôi và bạn đã được quyết định trước và không thể thay đổi. Thậm chí các nhà khoa học còn xác định được tỉ lệ mắc bệnh và tuổi thọ của bạn qua ADN, tương lai không xa khi loài người giải mã được toàn bộ bí ẩn về đoạn mã di truyền này thì họ chẳng khác nào các nhà tiên tri cả.
Vậy còn Phần hồn ? liệu tính cách của chúng ta có phải cũng được "lập trình" ?
"Nhân tướng học" chính là lời giải thích của khoa học cho câu hỏi này.
Minh họa về nhân tướng đàn ông phú quý, tài năng.
Nhiều người nghĩ nhân tướng học là thần học, nhưng không phải. Nó là bộ môn khoa học dựa theo xác suất ( toán học ) được các thế hệ từ 4000 năm trước đúc kết và truyền lại. Nhân tướng học sẽ phân tích vóc dáng, khuôn mặt, cử chỉ, hành vi...để nhận định về tính cách và thậm chí là số phận của bạn.
Các tính cách gốc này sẽ tạo nên nhóm các hành động tương ứng trong các mối quan hệ xã hội.
Tập hợp các hành động sẽ tạo nên sự phản hồi của xã hội, từ đó hình thành thiên hướng phát triển của mỗi con người, sẽ tạo nên sự thuận lợi, khó khăn tương ứng với tố chất, tính cách gốc. Giàu nghèo - sang - hèn cũng từ đó mà ra.
Ví dụ : một cô gái sinh ra đã có "tướng đẹp" thì tính cách cô ấy sẽ rất tự tin, nhanh nhẹn, từ đó các mối quan hệ xã hội cũng rộng mở, cơ hội việc làm tốt và khả năng giàu sang rất cao vì....có thể lấy được đại gia hoặc được mọi người hỗ trợ hết mình về công việc. Dĩ nhiên vẻ đẹp khuôn mặt không phải tất cả nhân tướng học, mà nó còn bao gồm cả các cấu tạo khác trên cơ thể : như tai, gáy, chỉ tay, gót chân...vì vậy chúng ta thấy nhiều cô gái có khuôn mặt xinh đẹp nhưng lại khổ cực cũng là bình thường.
Ngày nay nhân tướng học được áp dụng rất nhiều trong tuyển dụng nhân sự, giúp các công ty tuyển chọn được những nhân viên tốt nhất.
Vậy rõ ràng ADN quy định thể trạng và nhân tướng học tiên đoán tính cách từ thể trạng đó, tính cách của bạn lại ảnh hưởng đến hành vi xã hội và cuộc sống. Suy ra cuộc đời chúng ta đã được quyết định rất nhiều ngay từ khi sinh ra, điều này không thể chối cãi.
Một đoạn code không thể tự viết ra chính nó , ADN là một đoạn code sinh học ...vậy chắc chắn phải có "người lập trình" nên mọi thứ. Vì vậy giả thuyết vũ trụ giả lập nói rằng chúng ta chỉ là một trí tuệ nhân tạo trong chiếc siêu máy tính hoàn toàn có thể xảy ra.
2/Các ví dụ về Luân Hồi - Chuyển Kiếp theo góc nhìn của khoa học.
Chắc chắn mọi người ai cũng đều chơi game, và bạn có tò mò các nhà lập trình họ cài đặt nhân vật ảo như nào không ? và họ tạo ra cả trăm nghìn nhân vật ảo ( NPC ) để tương tác với chúng ta ( nhân vật chính ) ra sao ?
Chắc chắn không có ai có đủ thời gian ngồi viết code từng nhân vật một cả, mà họ sẽ Copy - Chỉnh sửa - Paste để tạo ra các nhân vật mới từ một mã nguồn duy nhất (trừ những NPC đặc biệt ).
Và vì Copy nhiều như vậy thì không thể không phát sinh lỗi , Điển hình là ADN chúng ta, với tuổi thọ trung bình của một con người, ADN sẽ sao chép khoảng 10.000.000.000.000.000 lần ( 10 triệu tỷ lần ) với độ chính xác cực kì kinh ngạc, tuy nhiên lỗi vẫn xảy ra và một số bệnh tật chính là biểu hiện của quá trình sao chép lỗi.
Vậy nếu chúng ta là một chương trình máy tính thì chúng ta có lỗi không ?
Như tôi phân tích ở bài trước, Deja Vu chính là một lỗi trong bộ nhớ, khiến dữ liệu về kiếp sống trước chưa bị xóa hết hòa quyện với dữ liệu về cuộc sống hiện tại. Chính vì thế Deja Vu chỉ thường xảy ra ở khoảng 15- 25 tuổi , đơn giản là sau tuổi 25 các dữ liệu ở cuộc sống hiện tại quá nhiều, nó sẽ chèn và xóa hết sạch dữ liệu cũ kia.
Vậy còn bằng chứng khoa học nào về lỗi của chương trình lập trình nên chúng ta không?
Hãy tìm hiểu về những người trở thành thiên tài sau chấn thương não:
Reuben Nsemoh 16 tuổi, một thủ môn bóng đá cho câu lạc bộ của quận Gwinnett, Georgia, Mỹ.
Bất ngờ tỉnh lại sau cơn hôn mê, cậu bé bỗng thông thạo tiếng Tây Ban Nha trong khi trước đây chưa từng học hoặc sử dụng ngôn ngữ này.
Theo Daily Mail, trong một trận đấu bóng, Reuben Nsemoh gặp phải chấn thương nghiêm trọng ở đầu trong một trận bóng đá, có thể đe dọa đến tính mạng, khiến cậu bé rơi vào tình trạng hôn mê sâu.
Tỉnh dậy sau 3 ngày, Reuben Nsemoh không thể nói tiếng Anh nhưng bất ngờ thông thạo tiếng Tây Ban Nha, thứ ngôn ngữ cậu chưa từng học trước đó.
Hội chứng này có tên gọi : Xenoglossy
Jason Padgett (sinh năm 1970)
Khoảng năm 2002, có 2 gã đàn ông đã đánh Jason Padgett ngay bên ngoài một quán karaoke bar, sau đó để mặc nạn nhân nằm sóng soài với những chấn động nghiêm trọng và chứng rối loạn trầm cảm hậu chấn thương.
Nhưng vụ tai nạn này cũng khiến cho Padgett đột nhiên trở thành một thiên tài toán học, nhìn thế giới thông qua các ống kính về hình học.
Cuộc đời mới đã gây ấn tượng mạnh cho Padgett vì trước đó ông không giỏi toán cũng như không thích học môn này, giờ đã tự mình sáng tạo ra các phân dạng hình học rất chính xác, nghĩa là bộ não của ông đã làm việc như trực giác giúp cho Jason xây dựng được những công thức toán học tinh vi và “dịch” chúng ra dưới dạng các hình ảnh để nhìn mọi nơi.
Nhà toán học Padget sau này còn nghiên cứu chuyên sâu về toán học và lý thuyết số học, và dĩ nhiên là cả excel. Jason cũng viết một cuốn sách kể lại những trải nghiệm kỳ lạ mà ông đã trải qua gọi là “Struck by Genius” (“Cú đánh làm nên thiên tài”) xuất bản năm 2014
Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp khác mình không thể liệt kê hết, mình chỉ nêu ra những trường hợp điển hình và nổi tiếng được thế giới công nhận và xác thực.
Vậy nếu đột nhiên bạn có những năng lực mới mà bạn chưa từng học trước đó thì định luật bảo toàn của vũ trụ sẽ bị phá vỡ ngay lập tức. Kiến thức không thể tự nhiên sinh ra và "chạy vào não" bạn được, nó phải được bạn tiếp thu trong cuộc sống thông qua học hành và rèn luyện.
Chính vì vậy "chắc chắn" những trường hợp kì lạ trên họ đã từng học và thành thạo những kiến thức, ngôn ngữ đó...chỉ là không ở trong kiếp sống hiện tại mà thôi. Và chấn thương não chính là một lỗi khiến chương trình lập trình của họ "restore" ( khôi phục ) lại dữ liệu cũ. Tương tự như việc bạn sử dụng các phần mềm cứu dữ liệu khi trót xóa nó khỏi thùng rác máy tính.
3/ Giải thích về Luân Hồi theo thuyết vũ trụ giả lập.
Nếu chương trình của chúng ta là một trí tuệ nhân tạo trong một chiếc siêu máy tính , nó sẽ có thể tự học và ghi nhớ về cuộc sống hiện tại, sau khi kết thúc vòng đời, chương trình đó sẽ được "người lập trình" tái sử dụng bằng cách reset dữ liệu từ đầu và xóa bộ nhớ.
Tuy nhiên trong khoa học máy tính, dữ liệu trên ổ cứng nếu chưa bị xóa sạch sẽ thì vẫn có thể khôi phục lại, chứng tỏ nó không mất hẳn mà chỉ bị ẩn dấu đi. Và Deja Vu hay trí nhớ "tiền kiếp" chính là những lỗi phát sinh khiến chúng ta nhận ra được bản chất thực sự của mình.
Thật trùng hợp là các tôn giáo cũng công nhận điều này nhưng chỉ lý giải nó theo một cách huyền ảo hơn mà thôi.
Vậy chúng ta có thể tự "giải thoát" khỏi chương trình giả lập hay không? Chúng ta có thể biết được ai là người "lập trình" hay không ? Câu hỏi đó mình sẽ dành cho các bạn tự trả lời.
Nếu thích ý tưởng này, hãy tìm kiếm bộ phim "The Thirteenth Floor" - Tầng thứ 13 để trải nghiệm cách thoát khỏi giả lập nhé.
Phần 3 mình sẽ phân tích một số nghiên cứu của các nhà Khoa học đang đi tìm lời giải cho câu hỏi trên.
Nguồn : Trường Vũ.
TrầnThị NhưÝ
THANH THÙY
💟💟💟💟💟💟💟💟💟💟💟💟💟 🔥 TÂM LINH 🌏 VŨ TRỤ HUYỀN BÍ 🔥 Đường Dẫn 👇 👉 https://youtu.be/-7GmCEjHWuw 👉 https://youtu.be/-7GmCEjHWuw🟥