Giải thích câu nói: “Văn học là nhân học” ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Gorki, đại văn hào của nước Nga Xô viết đã từng nhận định rằng: “Văn học là nhân học”. Đúng là như vậy, quan niệm ấy đã kéo theo một lịch sử lâu dài nhiều hoạt động và lĩnh vực liên quan. Ngay từ buổi sơ khai, văn học đã không thể tách rời khỏi nhân học. Nó hình thành nên bản chất cốt lõi của văn học ngày nay. Văn học là khoa học về cái đẹp trong cuộc sống, được biểu đạt bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua bình diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, được sắp xếp theo một tổ chức nhất định để đạt đến một giá trị cao đẹp nào đó, là tất cả những thông điệp mà nhà văn gửi gắm đến bạn đọc. Đồng thời ngôn ngữ trong văn học có tính hàm súc, cô đọng, đa nghĩa, biểu cảm. Văn học biểu đạt tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống thường ngày mà con người mắc phải cũng như đưa ra những bài học kinh nghiệm đắt giá,, từ đó độc giả hiểu sâu hơn về các triết lí đó để vận dụng giải quyết những vướng mắc trong cuộc sống gặp phải. Gắn liền với văn học là nhân học, nhân học là một lĩnh vực nhận thức khoa học, trong đó nghiên cứu các vấn đề nền tảng của tồn tại con người trong môi trường tự nhiên và nghệ thuật. Theo nghĩa chung nhất “Nhân học” là khoa học về con người. Thông qua các tác phẩm, văn học phản ánh toàn diện đời sống tinh thần, vật chất và các quy luật vận động của xã hội loài người. Như vậy, “Văn học là nhân học” có thể hiểu văn học đã phản ánh, đề cao tình yêu thương con người trong mỗi tác phẩm văn chương. Văn học lấy con người làm đối tượng phản ánh và hướng đến phục vụ đời sống con người. Nhiệm vụ của văn học không có gì khác ngoài phản ánh chân thực đời sống con người. Góc độ phản ánh phải giàu tính nhân văn, hướng đến giải phóng con người ra khỏi mọi khổ đau hay ràng buộc, những suy tư, chăn trở, âu lo hằng ngày mà con người gặp phải. Ngoài ra, có thể thấy rằng văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người. Văn học nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú, lột tả được tất cả các khía cạnh với một cách tinh tế nhất, đó là sự kết hợp linh hoạt trong việc sử dụng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi nhất của nhà văn gửi gắm đến độc giả. Ở đó, độc giả sẽ phát hiện ra chính mình ở trong tác phẩm văn chương đó và mình nên làm gì để góp phần công sức nhỏ bé của mình trong việc xây dựng đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Với văn học, chất liệu đầu tiên để cấu thành tác phẩm là ngôn từ. Nhưng yếu tố cuối cùng quyết định sự sống còn của tác phẩm lại không phải là ngôn từ. Đó chính là hình tượng nhân vật. Nhân vật văn học không ai khác chính là những con người trong cuộc sống. Trở thành đối tượng phản ánh của văn học, con người hiện ra sinh động, chân thực trong mỗi tác phẩm. Tất cả chứa đựng tính nhân học của văn học. Chẳng hạn như trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, nhân vật anh Tràng được đặt trong một tình huống rằng giữa lúc nạn đói năm 1945 tràn về, tất cả mọi người trong làng đều mong sớm thoát khỏi tình trạng đói khát, lo cơm bữa hàng ngày cho gia đình,…thì nhân vật anh Tràng lại nghĩ đến chuyện lấy vợ, trong lúc khó khăn này. Có thể thấy rằng, nhân vật anh Tràng đại diện cho con người thời bấy giờ rằng giữa lúc hoạn nạn thì con người vẫn luôn hướng đến một nguồn ánh sáng nào đó làm sức mạnh tinh thần, chính tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa con người với con người đã vượt qua mọi rào cản của cuộc sống để họ được làm những điều mình mong muốn, mình khao khát bấy lâu nay. Qua đó cũng thể hiện được niềm tin yêu, sự che chở lẫn nhau giữa con người với con người. Học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người. Đồng thời cũng là để học cách làm người. Đến với văn chương là bước vào thế giới của tình người. Tác phẩm chính là điểm gặp gỡ đầu tiên giữa nhà văn và đọc giả thông qua thế giới nhân vật sinh động, phong phú. Để văn học là nhân học thì cả nhà văn và người đọc đều phải “kết dính”trong tình yêu thương con người vô hạn và vĩnh hằng.
Trả lời
Gorki, đại văn hào của nước Nga Xô viết đã từng nhận định rằng: “Văn học là nhân học”. Đúng là như vậy, quan niệm ấy đã kéo theo một lịch sử lâu dài nhiều hoạt động và lĩnh vực liên quan. Ngay từ buổi sơ khai, văn học đã không thể tách rời khỏi nhân học. Nó hình thành nên bản chất cốt lõi của văn học ngày nay. Văn học là khoa học về cái đẹp trong cuộc sống, được biểu đạt bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua bình diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, được sắp xếp theo một tổ chức nhất định để đạt đến một giá trị cao đẹp nào đó, là tất cả những thông điệp mà nhà văn gửi gắm đến bạn đọc. Đồng thời ngôn ngữ trong văn học có tính hàm súc, cô đọng, đa nghĩa, biểu cảm. Văn học biểu đạt tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống thường ngày mà con người mắc phải cũng như đưa ra những bài học kinh nghiệm đắt giá,, từ đó độc giả hiểu sâu hơn về các triết lí đó để vận dụng giải quyết những vướng mắc trong cuộc sống gặp phải. Gắn liền với văn học là nhân học, nhân học là một lĩnh vực nhận thức khoa học, trong đó nghiên cứu các vấn đề nền tảng của tồn tại con người trong môi trường tự nhiên và nghệ thuật. Theo nghĩa chung nhất “Nhân học” là khoa học về con người. Thông qua các tác phẩm, văn học phản ánh toàn diện đời sống tinh thần, vật chất và các quy luật vận động của xã hội loài người. Như vậy, “Văn học là nhân học” có thể hiểu văn học đã phản ánh, đề cao tình yêu thương con người trong mỗi tác phẩm văn chương. Văn học lấy con người làm đối tượng phản ánh và hướng đến phục vụ đời sống con người. Nhiệm vụ của văn học không có gì khác ngoài phản ánh chân thực đời sống con người. Góc độ phản ánh phải giàu tính nhân văn, hướng đến giải phóng con người ra khỏi mọi khổ đau hay ràng buộc, những suy tư, chăn trở, âu lo hằng ngày mà con người gặp phải. Ngoài ra, có thể thấy rằng văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người. Văn học nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú, lột tả được tất cả các khía cạnh với một cách tinh tế nhất, đó là sự kết hợp linh hoạt trong việc sử dụng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi nhất của nhà văn gửi gắm đến độc giả. Ở đó, độc giả sẽ phát hiện ra chính mình ở trong tác phẩm văn chương đó và mình nên làm gì để góp phần công sức nhỏ bé của mình trong việc xây dựng đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Với văn học, chất liệu đầu tiên để cấu thành tác phẩm là ngôn từ. Nhưng yếu tố cuối cùng quyết định sự sống còn của tác phẩm lại không phải là ngôn từ. Đó chính là hình tượng nhân vật. Nhân vật văn học không ai khác chính là những con người trong cuộc sống. Trở thành đối tượng phản ánh của văn học, con người hiện ra sinh động, chân thực trong mỗi tác phẩm. Tất cả chứa đựng tính nhân học của văn học. Chẳng hạn như trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, nhân vật anh Tràng được đặt trong một tình huống rằng giữa lúc nạn đói năm 1945 tràn về, tất cả mọi người trong làng đều mong sớm thoát khỏi tình trạng đói khát, lo cơm bữa hàng ngày cho gia đình,…thì nhân vật anh Tràng lại nghĩ đến chuyện lấy vợ, trong lúc khó khăn này. Có thể thấy rằng, nhân vật anh Tràng đại diện cho con người thời bấy giờ rằng giữa lúc hoạn nạn thì con người vẫn luôn hướng đến một nguồn ánh sáng nào đó làm sức mạnh tinh thần, chính tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa con người với con người đã vượt qua mọi rào cản của cuộc sống để họ được làm những điều mình mong muốn, mình khao khát bấy lâu nay. Qua đó cũng thể hiện được niềm tin yêu, sự che chở lẫn nhau giữa con người với con người. Học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người. Đồng thời cũng là để học cách làm người. Đến với văn chương là bước vào thế giới của tình người. Tác phẩm chính là điểm gặp gỡ đầu tiên giữa nhà văn và đọc giả thông qua thế giới nhân vật sinh động, phong phú. Để văn học là nhân học thì cả nhà văn và người đọc đều phải “kết dính”trong tình yêu thương con người vô hạn và vĩnh hằng.