Giải pháp nào để Việt Nam không trở thành “thùng rác của thế giới”?
Cuộc khủng hoảng rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa, đang lan rộng khắp toàn cầu sau khi Trung Quốc ngưng nhập khẩu rác nhựa để tái chế vào cuối năm ngoái.
Việc Trung Quốc cấm cửa “rác ngoại” có nghĩa là các nước giàu sẽ phải tìm “bến đỗ” cho hơn 111 triệu tấn rác nhựa của họ vào năm 2030 do lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Amy Brooks cho rằng giờ đây, rác nhựa ở các nước giàu chỉ có thể đưa ra bãi rác hoặc đốt tiêu hủy. Tuy nhiên, cả hai phương án đều sẽ thải khí và các chất độc hại ra môi trường, gây ra các vấn đề sức khỏe cho người dân.
Việc Trung Quốc cấm nhập khẩu rác nhựa cũng đồng nghĩa rằng Đông Nam Á nói chung hay Việt Nam nói riêng đang đứng trước nguy cơ thế chỗ và trở thành thùng rác của thế giới
Đọc xong thông tin trên, mình thật sự lo ngại nếu bản thân người Việt, đặc biệt là giới trẻ, không có thái độ đúng hơn về việc hạn chế các sản phẩm nhanh bằng nhựa như túi nilon hay vỏ chai nhựa. Bản thân mình luôn hạn chế sử dụng bao nilon mỗi khi đi shopping bằng cách bỏ trực tiếp thứ mình mới mua vào balo và từ chối lấy bao nilon từ chủ cửa hàng. Bên cạnh đó mình còn chuyển hết đồ trữ thức ăn trong nhà là mấy hộp bằng thuỷ tinh của LocknLock cho đẹp mà tiện lau rửa bền bỉ nữa
Còn bạn, bạn đang làm gì để hạn chế lượng rác thải nhựa ra môi trường?
kiến thức chung
Cá nhân mình thấy cái đầu tiên phải làm là phân loại rác thải, hầu hết các loại rác thải sinh hoạt đều có thể tái chế hoặc xử lý một cách hiệu quả ko gây ảnh hưởng lớn tới môi trường nếu được phân loại tốt ngay từ ban đầu. Còn nếu trộn vào thành 1 đống hổ lốn thì chịu chỉ có mang đốt hoặc mang chôn. Tuy nhiên, điều này yêu cầu người dân phải có ý thức tự phân loại rác thải, và cứ cái gì đòi hỏi ý thức của người dân thì với đất nước chúng ta trở thành 1 việc rất khó.
Vấn đề lớn hơn là việc nhập khẩu rác từ nước ngoài về, việc nhập rác về mang lại lợi ích cực lớn, giá thành rẻ hơn nhiều so với việc sử dụng nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, đống rác này thường có mức độ ô nhiễm cao gấp hàng chục, hàng trăm lần mức cho phép, khi tái chế gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng với môi trường, chưa kể tới trong này còn lẫn rất nhiều rác thải công nghiệp cực kỳ độc hại. Tuy nhiên, vấn đề là pháp luật của chúng ta ko đủ nghiêm, hình phạt cho vụ nhập rác thải này là khá thấp, quy định cũng mập mờ ko rõ ràng. Các container chứa rác thường được ngụy trang bằng các mặt hàng hợp pháp, khi bị phát hiện, chủ container thường ko tới nhận. Theo quy trình thì những container này sẽ phải trả về nơi xuất hàng, tuy nhiên, các công ty đăng ký xuất khẩu thường cũng là công ty ma ko có đầu mối để đẩy ngược về, công ty vận tải cũng chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển. Thế nên cuối cùng chúng ta cũng lại phải chịu trách nhiệm tiêu hủy - và việc này tốn rất nhiêu kinh phí và tất nhiên cũng ảnh hưởng ko ít tới môi trường. Để hạn chế vấn đề này, cái đầu tiên vẫn cứ là ý thức của các doanh nghiệp, và tất nhiên, nó cũng là bất khả thi, những người nhập rác về chỉ cần quan tâm họ kiếm được tiền, thật nhiều tiền, còn môi trường ô nhiễm, ai chết vì nhiễm độc thì kệ. Thứ hai là pháp luật phải nghiêm, tăng mức hình phạt lên thật cao.
Ghost Wolf
Cá nhân mình thấy cái đầu tiên phải làm là phân loại rác thải, hầu hết các loại rác thải sinh hoạt đều có thể tái chế hoặc xử lý một cách hiệu quả ko gây ảnh hưởng lớn tới môi trường nếu được phân loại tốt ngay từ ban đầu. Còn nếu trộn vào thành 1 đống hổ lốn thì chịu chỉ có mang đốt hoặc mang chôn. Tuy nhiên, điều này yêu cầu người dân phải có ý thức tự phân loại rác thải, và cứ cái gì đòi hỏi ý thức của người dân thì với đất nước chúng ta trở thành 1 việc rất khó.
Vấn đề lớn hơn là việc nhập khẩu rác từ nước ngoài về, việc nhập rác về mang lại lợi ích cực lớn, giá thành rẻ hơn nhiều so với việc sử dụng nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, đống rác này thường có mức độ ô nhiễm cao gấp hàng chục, hàng trăm lần mức cho phép, khi tái chế gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng với môi trường, chưa kể tới trong này còn lẫn rất nhiều rác thải công nghiệp cực kỳ độc hại. Tuy nhiên, vấn đề là pháp luật của chúng ta ko đủ nghiêm, hình phạt cho vụ nhập rác thải này là khá thấp, quy định cũng mập mờ ko rõ ràng. Các container chứa rác thường được ngụy trang bằng các mặt hàng hợp pháp, khi bị phát hiện, chủ container thường ko tới nhận. Theo quy trình thì những container này sẽ phải trả về nơi xuất hàng, tuy nhiên, các công ty đăng ký xuất khẩu thường cũng là công ty ma ko có đầu mối để đẩy ngược về, công ty vận tải cũng chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển. Thế nên cuối cùng chúng ta cũng lại phải chịu trách nhiệm tiêu hủy - và việc này tốn rất nhiêu kinh phí và tất nhiên cũng ảnh hưởng ko ít tới môi trường. Để hạn chế vấn đề này, cái đầu tiên vẫn cứ là ý thức của các doanh nghiệp, và tất nhiên, nó cũng là bất khả thi, những người nhập rác về chỉ cần quan tâm họ kiếm được tiền, thật nhiều tiền, còn môi trường ô nhiễm, ai chết vì nhiễm độc thì kệ. Thứ hai là pháp luật phải nghiêm, tăng mức hình phạt lên thật cao.
Adidas Phat
Nói ko phải ác mồm miệng chứ phạt không nặng dân không sợ.
Xả rác bị bắt đc đem tử hình thử xem dám xả nữa không =))