Giải mã hiện tượng mơ trước tương lai?

  1. Tâm lý học

Hồi tháng 10 e có đi thi hsg ở trường lê lợi đấy là lần đầu tiên e đến trường ấy. Nhưng e nhớ rằng mình đã mơ y chang viễn cảnh như vậy?

Từ khóa: 

tâm lý học

Hiện tượng này của em có thể được lý giải bằng hiện tượng Tâm lý Deja vu. Khái niệm này người ta hay gọi là ''giấc mơ tiên tri''. 
Giấc mơ được xây dựng dựa trên trải nghiệm của con người trong quá khứ, vậy nên để giải thích hiện tượng này, cần phải dựa trên vấn đề ''trí nhớ''. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đưa ra một số nguyên nhân sau:
TH1: Bạn QUÊN mất ''trải nghiệm'' dẫn đến ''giấc mơ''.
Có thể trong quá khứ, bạn đã từng đi qua trường Lê Lợi rồi nhưng lại ko nhớ. Những ký ức ấy vẫn được lưu trữ trong não bộ của bạn, sau đó tạo nên giấc mơ mấy hôm trước.
TH2: Bộ não tự động xây dựng và kết nối các ký ức, tạo thành Ý TƯỞNG mới
Giấc ngủ làm tăng khả năng kết nối giữa các tế bào thần kinh, thúc đẩy não bộ khám phá và giải quyết vấn đề. Kiểu như, bạn biết về trường Lê Lợi trong quá khứ, vô thức biết đc (nghe, nhìn, đọc,...) những thông tin về nó. Trong giấc mơ, bộ não của bạn, nhờ thông tin kia, đã tưởng tượng ra cảnh bạn đi trên con đường đó. Điều này cũng giống như vd về những ''giấc mơ truyền cảm hứng'': những nhà soạn nhạc, họa sĩ, nhà thơ nằm mơ thấy ý tượng mới,...
TH3: NHẦM lẫn ''trải nghiệm'' thành ''giấc mơ''
Nghĩa là trước đây bạn đã từng đi qua hoặc trường Lê Lợi rồi, nhưng lại lầm tưởng đó là một giấc mơ.
TH4:...
Và khụ khụ, dạo gần đây mình cũng có tìm hiểu xíu xíu về thần học, cho nên ngoại trừ học thuyết vô thần thì đương nhiên, nguyên nhân có thể là cái còn lại, kkk... 
Trả lời
Hiện tượng này của em có thể được lý giải bằng hiện tượng Tâm lý Deja vu. Khái niệm này người ta hay gọi là ''giấc mơ tiên tri''. 
Giấc mơ được xây dựng dựa trên trải nghiệm của con người trong quá khứ, vậy nên để giải thích hiện tượng này, cần phải dựa trên vấn đề ''trí nhớ''. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đưa ra một số nguyên nhân sau:
TH1: Bạn QUÊN mất ''trải nghiệm'' dẫn đến ''giấc mơ''.
Có thể trong quá khứ, bạn đã từng đi qua trường Lê Lợi rồi nhưng lại ko nhớ. Những ký ức ấy vẫn được lưu trữ trong não bộ của bạn, sau đó tạo nên giấc mơ mấy hôm trước.
TH2: Bộ não tự động xây dựng và kết nối các ký ức, tạo thành Ý TƯỞNG mới
Giấc ngủ làm tăng khả năng kết nối giữa các tế bào thần kinh, thúc đẩy não bộ khám phá và giải quyết vấn đề. Kiểu như, bạn biết về trường Lê Lợi trong quá khứ, vô thức biết đc (nghe, nhìn, đọc,...) những thông tin về nó. Trong giấc mơ, bộ não của bạn, nhờ thông tin kia, đã tưởng tượng ra cảnh bạn đi trên con đường đó. Điều này cũng giống như vd về những ''giấc mơ truyền cảm hứng'': những nhà soạn nhạc, họa sĩ, nhà thơ nằm mơ thấy ý tượng mới,...
TH3: NHẦM lẫn ''trải nghiệm'' thành ''giấc mơ''
Nghĩa là trước đây bạn đã từng đi qua hoặc trường Lê Lợi rồi, nhưng lại lầm tưởng đó là một giấc mơ.
TH4:...
Và khụ khụ, dạo gần đây mình cũng có tìm hiểu xíu xíu về thần học, cho nên ngoại trừ học thuyết vô thần thì đương nhiên, nguyên nhân có thể là cái còn lại, kkk... 

Đây là một hiện tượng cực kì phổ biến mà nó xảy ra ở hầu hết mọi người. Trong đó có 97% được cho là đã trải qua trải nghiệm này ít nhất một lần, 2/3 số còn lại trải qua một cách đều đặn. 

https://cdn.noron.vn/2022/11/23/ee796f40386261e1d76f5a01f13d4774--tans-1669177253.jpg

Thuật ngữ déjà vu là thuật ngữ thường được sử dụng nhất để chỉ những loại trải nghiệm này, nhưng thực tế, bản thân bạn còn gặp nhiều hiện tượng hơn nữa, nhưng lại chỉ biết gọi chung nó là deja vu, nhưng không phải. Một số loại khác bạn có thể gặp:

  • Déjà entendu: đã nghe
  • Déjà éprouvé: đã có kinh nghiệm 
  • Déjà fait: đã xong
  • Déjà pensé: đã nghĩ rồi
  • Déjà raconté: đã được kể lại
  • Déjà senti:đã có cảm xúc hoặc đã ngửi thấy
  • Déjà su: đã biết (sự hiểu biết về)
  • Déjà trouvé: đã tìm thấy
  • Déjà vécu: đã trải qua
  • Déjà voulu: đã muốn

Cũng có trường hợp ngược lại: jamais vu - xảy ra khi ai đó đã ở trong tình huống gần như chính xác như vậy nhưng không nhận ra điều này.

https://cdn.noron.vn/2022/11/23/9813234315700022-1669177461.png

Nguyên nhân nó xuất phát từ sự căng thẳng và mệt mỏi, ảnh hưởng tới trí nhớ ngắn hạn và dài hạn của chúng ta.

Một nguyên nhân kỳ lạ của déjà vu là việc sử dụng thuốc cảm cúm amantadine và Proin (phenylpropanolmine). 
Một nghiên cứu tình huống
viết về một người đàn ông đã sử dụng kết hợp các loại thuốc này để điều trị nhiễm trùng cúm và bắt đầu trải qua nhiều đợt déjà vu mỗi giờ—điều này sẽ dừng lại khi anh ta ngừng các loại thuốc này.
https://cdn.noron.vn/2022/11/23/zzepslk-1669177386.jpg
Deja vu không phải muốn là được, mà nhiều khi nó còn chọn đối tượng, 

những người trải nghiệm nó nhiều lần có chung một số đặc điểm, theo nghiên cứu:9

  • Thu nhập cao
  • giáo dục tốt
  • khách du lịch thường xuyên
  • Những người nhớ những giấc mơ của họ
  • Những người tự do chính trị 
  • Độ tuổi 15-25

Hiện tượng Deja vu thì không có tác động tiêu cực gì với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn gặp nó thường xuyên (vài lần/tuần) hoặc hơn thì nên đi gặp bác sĩ để khám bệnh động kinh hoặc bất kì hiện tượng thần kinh nào khác.

Bạn có thể đọc bài chi tiết hơn ở đây.

Chuẩn luôn, tôi cũng gặp mấy lần rồi mà chỉ khi gặp sự kiện đấy rồi mình mới nhớ rằng là mình đã từng mơ, chứ không kiểu nhớ từ lúc mơ xong đến khi gặp hiện tượng đâu @@ Ảo thật sự. 

có 1 giải nobel về vấn đề này rồi đây, giải về đồng hồ sinh học giải thích về vấn đề này này

Ban đầu thì cứ nghĩ rằng bản thân mình có khả năng tiên tri, đến khi cả ra thì ai cũng từng gặp 🙂 Có mỗi bố mẹ, bảo với bố mẹ thì bố mẹ ậm ừ, cười trừ cho qua, bố mẹ cũng không nói vớ vẩn hay xạo gì. Chắc là bố mẹ cũng gặp rồi. Bạn gặp nhiều lần chưa? Hay mới chỉ một lần đó? 

https://cdn.noron.vn/2022/11/23/9813234315700039-1669177922.jpg
Cảm giác đã từng nhìn thấy hoặc trải qua điều gì đó rồi và nó đang lặp lại hay còn gọi là cảm giác đã nhìn thấy được tương lai nó chính là một hiện tượng tâm lý được gọi là Deja Vu.
https://cdn.noron.vn/2019/11/11/744fad8f6a20b0074d805ebf4c24a5bc.jpg
Deja Vu có nghĩa là nghe, "đã nhìn thấy"; hay còn gọi là ký ức ảo hoặc promnesia (chứng rối loạn trí nhớ), là ảo giác, cảm thấy quen thuộc (như đã từng thấy, từng trải qua trong trí nhớ) trong một môi trường, khung cảnh mới, chưa từng biết trước đó hoặc không nhớ rõ lúc nào.
Đây có thể là những trải nghiệm của một cảm giác chắc chắn rằng đã từng chứng kiến hay đã sống qua một hoàn cảnh đã xảy ra trước đây (một người cảm thấy sự kiện đang xảy ra này đã từng xảy ra trong quá khứ không lâu), mặc dù không thể biết chắc chắn các trường hợp linh cảm ấy đã xảy ra lúc nào. 
Déjà vu thường là một cảm giác rất quen thuộc, rất "kỳ quái", "lạ" và đầy "huyền bí" và xảy ra thường xuyên nhất trong các giấc mơ, cả trong hiện thực chắc chắn rằng hình ảnh này "đã xảy ra" trong quá khứ.
Đây là một vấn đề rất nan giải cho các nhà khoa học để thử nghiệm trong phòng thí nghiệm nên Deja Vu là một chủ đề nóng bỏng cho các nhà tâm linh học hiện nay.